Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 9 Tiết: 33, 36 Hai cây phong

A. Mục tiêu bài học - Giúp HS:

- Cảm nhận được vẻ đẹp thân thuộc và cao quí của hai cây phong trong con mắt và tâm hồn tác giả.

- Tấm lòng gắn bó tha thiết của tác giả với cảnh vật và con người nơi quê hương yêu dấu.

- Vai trò nổi bật của các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm thành vẻ đẹp và sức truyền cảm riêng của văn bản tự sự này.

B. Chuẩn bị: - GV nghiên cứu soạn bài + Chân dung Ai-ma-tốp.

 - HS chuẩn bị bài theo HD SGK.

C. Lên lớp:

 1. Ổn định: .

 2. Kiểm tra: ? Qua truyện “Chiếc lá cuối cùng”, em hiểu ntn về tình huống đảo ngược 2 lần? Giả sử, Tg chỉ s/dụng một lần đảo ngược tình huống thì sẽ có kết quả ra sao theo dự đoán của em?

 3.Bài mới: Đối với mỗi người Việt Nam, ký ức tuổi thơ thường gắn liền với những cây đa, bến nước, sân đình. Còn đối với nhân vật họa sỹ trong chuyện "Hai cây phong" của Ai- ma- tốp là nỗi nhớ tới làng quê. Mỗi lần về thăm quê, ông không thể không đến thăm hai cây phong trên đỉnh đồi. Vì sao vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu VB:

“Hai cây phong" để trả lời câu hỏi trên.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 9 Tiết: 33, 36 Hai cây phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Tiết: 33 – 36 Ngày soạn:…………… Tiết 33, 34 Ngày dạy:................ Văn bản hai cây phong (Trích: Người thầy đầu tiên) Ai- ma-tôp A. Mục tiêu bài học - Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp thân thuộc và cao quí của hai cây phong trong con mắt và tâm hồn tác giả. - Tấm lòng gắn bó tha thiết của tác giả với cảnh vật và con người nơi quê hương yêu dấu. - Vai trò nổi bật của các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm thành vẻ đẹp và sức truyền cảm riêng của văn bản tự sự này. B. Chuẩn bị: - GV nghiên cứu soạn bài + Chân dung Ai-ma-tốp. - HS chuẩn bị bài theo HD SGK. C. Lên lớp: 1. ổn định: ……………………………………………………………………. 2. Kiểm tra: ? Qua truyện “Chiếc lá cuối cùng”, em hiểu ntn về tình huống đảo ngược 2 lần? Giả sử, Tg chỉ s/dụng một lần đảo ngược tình huống thì sẽ có kết quả ra sao theo dự đoán của em? 3.Bài mới: Đối với mỗi người Việt Nam, ký ức tuổi thơ thường gắn liền với những cây đa, bến nước, sân đình. Còn đối với nhân vật họa sỹ trong chuyện "Hai cây phong" của Ai- ma- tốp là nỗi nhớ tới làng quê. Mỗi lần về thăm quê, ông không thể không đến thăm hai cây phong trên đỉnh đồi. Vì sao vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu VB: “Hai cây phong" để trả lời câu hỏi trên. ? Đọc chú thích * và nêu những nét cơ bản về TG? ? Nêu những hiểu biết của em về văn bản? ? Nêu cách đọc VB? + GV hướng dẫn đọc: Giọng chậm rãi, hơi buồn, gợi nhớ nhung và suy nghĩ của người kể chuyện. Có chút thay đổi giữa những đoạn người kể xưng tôi hay chúng tôi. ? ND chính của VB là gì? ? Tìm bố cục VB? NXét về bố cục? ? Cách kể như vậy có tác dụng gì? - Mở rộng cảm xúc vừa riêng, vừa chung. Tình yêu thiên nhiên và làng quê là tình yêu sâu sắc và rộng lớn của cả một thế hệ. - Làm cho người đọc cảm thấy sự việc xảy ra như có thật. ? Vb xuất hiện những hình ảnh nào? - 2 hình ảnh: Thiên nhiên - con người (NV Tôi, hai cây phong) ? Phương thức biểu đạt chủ yếu của VB là gì? + HS theo dõi đoạn văn giới thiệu hai cây phong. ? Tg giới thiệu hai cây phong bằng những chi tiết nào? ? TG s/dụng BP NT gì? ý nghĩa? ? Hai cây phong được miêu tả ntn? ? Cách miêu tả hai cây phong ở đoạn văn này có gì đặc biệt? ? TG sử dụng biện pháp NT gì? Tác dụng? - Nhân cách hóa cao độ, hình ảnh sống động. ? Tình cảm, cảm xúc của Nv Tôi khi miêu tả? - Cảm xúc tự nhiên, dung dị, tuôn chảy theo dòng hồi tưởng của NV Tôi. ? Tsao khi TG trưởng thành đã hiểu được điều bí ẩn của hai cây phong - đó là chân lí giản đơn mà không làm họa sĩ vỡ mộng xưa? ? Điều cuối cùng mà thuở thiếu thời TG chưa hề nghĩ đến là gì? Điều đó có tác dụng gì trong mạch diễn biến của câu chuyện? - Tình cảm của nhân vật Tôi đối với hai cây phong bắt nguồn từ những điều này trở nên gắn bó. * Củng cố: GV kháI quát ND tiết 1. * Dặn dò HS: - Làm BT1- SBT/44,45. - Cbị tiếp tiết 2. Tiết: 34 Ngày dạy:……….. * ổn định tổ chức:……………………………… * Kiểm tra bài cũ: ? Hình ảnh hai cây phong hiện lên trong kí ức họa sĩ ntn? * Bài mới: + Hs đọc phần 2. ? Đoạn văn kể về kí ức tuổi thơ được TG kể bằng cách xưng ngôi ntn? (chúng tôi) ? Phần chúng tôi kể được chia làm mấy đoạn? - 2 đoạn: + Bọn trẻ chơI đùa phá tổ chim. + P/cảnh làng quê dưới con mắt tôi. ? Tg vừa nhớ và kể một cách rất cụ thể cảm xúc của lũ trẻ về 2 cây phong ntn? ? Qua các chi tiết trên, em hiểu gì về tình cảm của bọn trẻ đối với hai cây phong? ?Từ trên cao ngất, phép thần thông mở ra trước mắt lũ trẻ điều gì? Tại sao chúng say sưa ngây ngất? Cảm giác ấy được diễn tả ntn? + Chúng quên luôn việc phá tổ chim bởi không gian choáng ngợp. + Chuồng ngựa nông trang như nhỏ lại. + Thảo nguyên hoang vu mất hút trong sương mù. + Dòng sông lấp lánh như sợi chỉ bạc. + Chúng say sưa ngây ngất vì ở trên cao mới cảm nhận được sự mênh mông, không cùng đầy bí ẩn và quyến rũ của đất đai, bầu trời và cảnh vật quê hương. ? Các chi tiết ấy có ý nghĩa gì đối với cuộc đời bọn trẻ? ? Có một điều về hai cây phong mà tuổi thơ TG chưa hề nghĩ đến là gì? - Ai là người đã trồng hai cây phong. ? TG nghĩ gì về người trồng cây? + GV bình giảng, giới thiệu thêm về tháy Đuy-sen. Là người thày đầu tien có công XD ngôi trường đầu tiên, xóa mù chữ cho lũ trẻ con làng Kukurêu trong những năm 20 sau CM tháng 10 Nga. Chính thầy đã đem 2 cây phong non về đây trồng cùng với cô học trò nhỏ nghèo khổ An-tư-nai. Thầy nói với cô (… SGK) Hai cây phong là nhân chứng xúc động cho tình cảm thày trò. Thầy Đ… trồng 2 cây phong để gửi gắm ước mơ, hi vọng những đứa bé nghèo khổ, thông minh như A… sau này sẽ lớn lên, sẽ trưởng thành, sẽ thành người có ích. Đó là tấm lòng và phẩm chất của một ngươiù cộng sản chân chính. ? Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật củaVB? I.Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: (1928) - Là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, thuộc Liên- xô cũ. - Là một nhà văn viết bằng cả 2 thứ tiếng: tiếng Nga và tiếng dân tộc. 1. Văn bản: - Trích phần đầu truyện: "Người thầy đầu tiên". - ND: Tình cảm của NV Tôi đối với hai cây phong. - Hai mạch kể lồng ghép, gắn với hai đại từ xưng hô: Tôi và chúng tôi. - PTBĐ: Tự sự, miêu tả và biểu cảm. II. Tìm hiểu nội dung VB: 1. Hai cây phong và ký ức họa sĩ: - Giữa ngọn đồi, có hai cây phong lớn, hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi. NT so sánh: + Giá trị tín hiệu của hai cây phong (dẫn đường về làng). + KĐ vai trò không thể thiếu của chúng đối với những người đI xa về làng, đặc biệt là đối với họa sĩ. + Thể hiện niềm tự hào của nhân dân làng KuKurêu. - Nghiêng ngả thân cây, lay động cành lá, như sóng, như tiếng thì thầm. Hai cây phong có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng. - Kỉ niệm, những kí ức vẫn ám ảnh tâm trí họa sĩ, đặc biệt những lần ngắm hai cây phong. Sức mạnh, sự ám ảnh lâu bền, dai dẳng của những kỉ niệm thời thơ ấu. - Hình ảnh hai cây phong gắn liền với tình yêu người thầy giáo - người đã trồng hai cây phong với mơ ước và hi vọng về sự trưởng thành của trr em làng Kukurêu. 2. Hai cây phong và kí ức tuổi thơ: - Hai cây phong đung đưa mời chào những người bạn nhỏ. - Bóng râm mát rượi, tiếng lá xào xạc, dịu hiền. - Bọn trẻ chơi đùa không biết chán dưới gốc cây. 2 cây phong như những người bạn lớn vô cùng thân thiết bao dung và độ lượng, gắn bó với lũ trẻ trong làng. -Từ trên cành cao ngất, tầm mắt lũ trẻ được mở rộng, gặp một thế giới vừa quen, vừa lạ, đầy bí ẩn và quyến rũ một thế giới đẹp vô ngần. Hai cây phong như là bệ phóng cho những ước mơ, khát vọng của bọn trẻ. Đó cũng là mơ ước, hi vọng của người trồng cây - thầy giáo Đuy-sen. III/. Tổng kết: - ND: SGK. - NT: Sự lồng ghép 2 ngôi kể: tôi- chúng tôi, 2 điểm nhìn nghệ thuật. Sự kết hợp miêu tả, tự sự, biểu cảm, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa… 4. Củng cố: GV khái quát ND bài học. 5. Dặn dò HS: - Học bài, làm BT 1,2 SBT/43,44. - Chuẩn bị: Viết bài TLV số 2. D. Rút kinh nghiệm. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Tiết 35, 36 Ngày dạy:…………... tập làm văn Bài viết số 2 A. Mục tiêu bài học: - Học sinh vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. - Rèn kỹ năng diễn đạt, trình bày, sử dụng đan xen các yếu tự sự, miêu tả và biểu cảm. B. Chuẩn bị: - GV nghiên cứu, thống nhất đề bài, đáp án, biểu điểm. - HS chuẩn bị bài viết theo Hd của GV. C. Lên lớp: 1. ổn định: 2. Kiểm tra: 3. Bài viết số 2: + GV ghi đề bài lên bảng. Đề bài: Hãy đóng vai là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, em hãy kể lại cuộc trò chuyện giữa hai người. + Gọi HS đọc lại đề bài. + Cho HS XĐ yêu cầu của đề bài và lập dàn ý. + GV nêu yêu cầu giờ làm bài: Tự giác, nghiêm túc, nắm vững yêu cầu của đề bài. * Yêu cầu: - Thể loại: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. - Nội dung: Kể lại cuộc trò chuyện giữa lão Hạc và ông giáo về việc lão Hạc bán chó. - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất (người kẻ xưng tôi hoặc em). - Hình thức: + Bố cục 3 phần rõ ràng, mạch lạc. + Chữ viết sạch, đẹp, sử dụng từ ngữ, câu văn, phân đoạn chuẩn xác… * Biểu chấm + Dàn ý: - Đúng thể loại tự sự có đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm một cách phù hợp làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn. (1đ) - Hình thức trình bày: (1đ). - Nội dung: (8đ) a. Mở bài: (1đ) - Giới thiệu tình huống tạo nên câu chuyện: Vì sao được nghe câu chuyện giữa hai người? Thời gian? địa điểm? b. Thân bài: (6đ) - Kể chi tiết về cuộc trò chuyện. - Có những lời thoại của từng nhân vật. - Đan xen yếu tố miêu tả và biểu cảm: + Miêu tả: Khung cảnh, thời gian xảy ra sự việc; nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói… của mỗi NV. + Biểu cảm: Cảm xúc, suy nghĩ, tam trạng… của mỗi NV hoặc của người kể chuyện. + Tự sự: Những sự việc trong câu chuyện của các NV; có mở đầu, diễn biến, kết thúc… c. Kết bài: (1đ) Cảm nghĩ, nhận xét, đánh giả của em về sự việc hay về mỗi NV… (GV tùy từng bài làm cụ thể của HS mà điều chỉnh các thang điểm cho phù hợp) 4. Củng cố: GV thu bài chấm , nhận xét giờ kiểm tra. 5. Dặn dò HS: Chuẩn bị: Nói quá. D. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docVan 8 tuan 9(1).doc