Mối quan hệ thầy - trò đã có sự thay đổi. Học trò hôm nay được tiếp xúc với nhiều luồng thông tin hơn. Họ không dễ gì chấp nhận “vai trò tối thượng” của giáo viên (GV) ngay cả khi ở trên lớp. Một bài hát có lời: “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền” - HS, thậm chí người lớn cũng thuộc. Nhưng có lẽ thực tế đã khác. Nếu như trước đây, khi ở trường, GV đóng vai trò người cha, người mẹ của HS thì bây giờ chuyện đó dường như hoàn toàn xa lạ. Ngay cả với phụ huynh cũng ít thấy “trăm sự nhờ thầy” như trước đây. GV trong con mắt HS đã có sự thay đổi, trong khi đó, nơi này nơi kia vẫn còn GV đối xử với HS theo kiểu thầy đồ như vài chục năm về trước.
Áp lực dạy và học hiện nay quá lớn. Hiện nay, hầu như trường nào cũng có lớp chọn, cho dù nhà trường không chính thức thừa nhận. Phụ huynh nào cũng muốn con vào lớp chọn, dẫn đến lớp chọn quá đông. Lớp quá tải, chương trình học nặng nề, SGK nội dung dàn trải, thời gian lại ít, GV muốn giữ danh hiệu dạy giỏi. nên phải ép, phải đe nẹt, thậm chí dùng cả biện pháp phi sư phạm như mắng nhiếc, chê bai, cốc, véo tai, quật. để bắt HS thực hiện các yêu cầu của mình.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội: Bạo lực học đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bạo lực học đường: Vì đâu nên nỗi?
“Ai thấy không kìm chế được thì ra khỏi ngành sớm đi. Đừng để đến lúc xảy ra chuyện lại nói tôi không kìm được”, cách đây hơn một năm, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã tỏ thái độ bất bình về bạo lực học đường.
Bạo lực học đường chỉ là hiện tượng cá biệt. Song trên thực tế, nơi này nơi kia, nó đã và đang diễn ra. Cách đây mấy hôm, một thầy giáo đã dùng thước đánh ba học sinh (HS) lớp 8 (Trường THCS Xuân Diệu, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) gãy cánh tay, thủng lòng bàn tay... Thầy giáo này đã bị đình chỉ công tác.
Nguyên nhân nào dẫn tới việc ứng xử thô bạo không hề giảm cho dù người đứng đầu ngành Giáo dục đã có chỉ đạo?
1. Mối quan hệ thầy - trò đã có sự thay đổi. Học trò hôm nay được tiếp xúc với nhiều luồng thông tin hơn. Họ không dễ gì chấp nhận “vai trò tối thượng” của giáo viên (GV) ngay cả khi ở trên lớp. Một bài hát có lời: “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền” - HS, thậm chí người lớn cũng thuộc. Nhưng có lẽ thực tế đã khác. Nếu như trước đây, khi ở trường, GV đóng vai trò người cha, người mẹ của HS thì bây giờ chuyện đó dường như hoàn toàn xa lạ. Ngay cả với phụ huynh cũng ít thấy “trăm sự nhờ thầy” như trước đây. GV trong con mắt HS đã có sự thay đổi, trong khi đó, nơi này nơi kia vẫn còn GV đối xử với HS theo kiểu thầy đồ như vài chục năm về trước.
Bài viết tranh luận của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn.
2. Áp lực dạy và học hiện nay quá lớn. Hiện nay, hầu như trường nào cũng có lớp chọn, cho dù nhà trường không chính thức thừa nhận. Phụ huynh nào cũng muốn con vào lớp chọn, dẫn đến lớp chọn quá đông. Lớp quá tải, chương trình học nặng nề, SGK nội dung dàn trải, thời gian lại ít, GV muốn giữ danh hiệu dạy giỏi... nên phải ép, phải đe nẹt, thậm chí dùng cả biện pháp phi sư phạm như mắng nhiếc, chê bai, cốc, véo tai, quật... để bắt HS thực hiện các yêu cầu của mình.
3. Dường như người ta đánh giá chưa đúng nghề dạy học. Việc dành nhiều ưu đãi cho sinh viên sư phạm, xét ở một góc độ nào đó, là tích cực. Tuy nhiên, đi kèm với các ưu đãi đó, cũng cần phải tuyển chọn kỹ hơn HS thi vào sư phạm. Cách đây vài năm, một vị GS chua chát nói: “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”. Hình như thi vào trường sư phạm quá dễ chăng? Trên thực tế, đã có sinh viên sư phạm không thực sự yêu thích nghề dạy học mà chỉ coi đó là lối thoát cho mưu sinh. Nghề dạy học có đặc thù riêng. Đối tượng, “sản phẩm” của nghề dạy học không phải gỗ đá mà là con người bằng xương bằng thịt. Nó biết yêu, ghét và phản ứng khi không bằng lòng hoặc chưa thoả mãn. Khi người thầy không tâm huyết với nghề thì thật khó tìm được những biện pháp ứng xử đúng đắn khi nảy sinh các vấn đề phức tạp trong hoạt động dạy học.
4. Quản lý và sử dụng nhân sự chưa hợp lý, chưa khoa học. Nếu quản lý không khoa học thì biên chế là chỗ ẩn náu an toàn nhất cho những người thiếu năng lực; biên chế là cách thủ tiêu hữu hiệu nhất động lực phấn đấu của mỗi người. Bởi ở nhiều ngành nghề - trong đó có GD - khi đã vào biên chế, người giỏi và người chưa giỏi được đãi ngộ như nhau.
Với GD, vào được biên chế đã khó, ra khỏi biên chế còn khó hơn nhiều. Và thế là có người cứ ung dung dạy thật dở, nhưng lương thì nhận đủ và “đến hẹn lại lên”, 3 năm lên một bậc. Không phải ai cũng hình thành sở thích và tình yêu nghề ngay từ sớm. Nhiều người đi dạy vài ba năm mới biết mình không hợp với nghề làm thầy. Khi không còn tìm thấy niềm vui, niềm đam mê trong nghề dạy học nữa thì làm sao người thầy có thể giữ gìn trọn vẹn được chữ “Thầy”.
Bàn thêm về bạo lực học đường
Mỗi nhà giáo cần luôn rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức của mình, và các nhà trường, cơ quan chịu trách nhiệm đào tạo, quản lý nhà giáo phải có những cơ chế, giải pháp để bồi dưỡng, bảo vệ nhân cách nhà giáo.
Bài “Bạo lực học đường: Vì đâu nên nỗi?” trên Diễn đàn Dân trí ngày 26/5/2008 đã đề cập một vấn đề nổi cộm của các trường phổ thông hiện nay. Tác giả đã nêu ra 4 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường, song từ góc nhìn của một giáo viên (GV), chúng tôi vẫn thấy chưa thỏa mãn và mạn phép được trao đổi thêm.
Bài viết tranh luận của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn.
Cái mà ngày nay gọi là “Bạo lực học đường” không phải là một hiện tượng mới xuất hiện mà đã “song hành” cùng giáo dục từ khi nó ra đời nhưng được chú ý nhiều thời gian gần đây. Bạo lực học đường thể hiện trong hai mối quan hệ chủ yếu: giữa GV với học sinh (HS) và giữa HS với nhau. Bạo lực trong mối quan hệ GV-HS cũng được thể hiện ở hai dạng: GV dùng bạo lực với HS và HS hành hung GV. Một số hành vi của GV trước đây được coi là bình thường thì nay cũng được xếp vào dạng “bạo lực”. Tuy nhiên, tác giả bài viết chỉ đề cập khía cạnh GV dùng bạo lực đối với HS, vì vậy không tránh khỏi phiến diện.
Trước hết cần xác định về tính chất tự chịu trách nhiệm của nhà giáo. Mỗi nhà giáo là một nhân cách độc lập, phải tự kiểm soát và chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Luật Giáo dục 2005 qui định rõ: Nhà giáo không được “xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học” (khoản 1-Điều 75). Bản chất của nghề giáo là nhân đạo, nguyên lí cơ bản của nghề dạy học là vì người học. Đó là những đạo lý cơ bản nhất mà bất cứ nhà giáo nào cũng phải biết và đã biết. Nhân cách, đạo đức của nhà giáo là một “phương tiện” giáo dục đặc biệt, không thể thiếu. Vì vậy, mỗi nhà giáo cần luôn rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức của mình, và các nhà trường, cơ quan chịu trách nhiệm đào tạo, quản lý nhà giáo phải có những cơ chế, giải pháp để bồi dưỡng, bảo vệ nhân cách nhà giáo.
Bởi vì nhân cách nhà giáo không phải là một hiện tượng nhất thành bất biến mà luôn luôn vận động, biến đổi, chịu ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố thuộc môi trường xã hội, công tác, nếu không được bồi dưỡng, bảo vệ tích cực có thể bị tha hoá. Đây là một thực tế, nhiều GV sống ở môi trường có hiện tượng nghiện hút, cờ bạcvà đã sa vào các tệ nạn này. Có thể xem hiện tượng GV hành xử bạo lực với HS là một sự tha hóa của nhân cách nhà giáo. Hiện tượng đó là hậu quả của nhiều nguyên nhân.
1. Tác giả bài viết đề cập đến sự thay đổi của mối quan hệ thầy-trò: từ mối quan hệ một chiều sang tương tác, dân chủ, người thầy không còn là trung tâm của hoạt động giáo dục mà học trò mới là trung tâm. Tác giả cho rằng sở dĩ có hiện tượng bạo lực là do nhiều GV không biết đến sự thay đổi ấy, vẫn hành xử theo kiểu thầy đồ ngày xưa. Nói như vậy cũng đúng, song chỉ đúng một phần rất nhỏ và như vậy là lỗi hoàn toàn thuộc về người thầy. Xin thưa với tác giả rằng, những GV vẫn đối xử với HS “theo kiểu thầy đồ như mấy chục năm về trước” chỉ là hiện tượng hết sức cá biệt, mà nếu “bạo lực” xuất phát từ quan niệm ấy cũng không hoàn toàn là xấu. Các thầy đồ ngày xưa coi việc đánh đòn là một biện pháp giáo dục, đánh trò để răn đe, bắt buộc trò phải chăm chỉ, nỗ lực, vào khuôn phép, và đã không ít học trò nên người được từ những trận roi của thầy.
Nếu tác giả là một người sâu sát với thực tiễn giáo dục sẽ thấy học trò bây giờ đã khác xưa nhiều lắm! Có nhiều em rất hư, đến mức nhiều người mới biết sẽ bị sốc. Nguyên nhân của hiện tượng này chúng tôi sẽ trao đổi trong một dịp khác. Đúng là mối quan hệ thầy trò “đã khác xưa”: học trò ngang nhiên coi thường thầy, ngỗ ngược, vô lễ, thậm chí đánh giết thầy ngay tại bục giảng! Phổ biến nhất là hiện tượng lười học, vi phạm kỉ cương nề nếp, “dân chủ quá trớn”, nói năng, cư xử thiếu văn hoá Đây là một yếu tố khiến nhiều GV không kiềm chế được do cảm thấy bị xúc phạm nên đã có những hành vi bạo lực. Đành rằng làm như vậy là không đúng, song giả sử HS chăm ngoan thì không một GV nào lại sử dụng bạo lực.
2. Yếu tố thứ hai là cơ chế quản lý, môi trường giáo dục. Đúng là thu nhập của GV còn thấp, đời sống còn khó khăn song vấn đề cơ bản là ở chỗ môi trường của không ít cơ sở giáo dục chưa thực sự thấm nhuần tính nhân văn mà bệnh thành tích, chỉ tiêu thi đua là những ví dụ. Chính sách giáo dục của Đảng và nhà nước là nhân đạo, song mức độ “hiện thực hóa” ở các cơ sở lại rất khác nhau, tùy thuộc vào cái tài, đặc biệt là cái Tâm của nhà quản lý. Một khi nguyên lý “Tất cả vì HS thân yêu” đang là khẩu hiệu, một khi các biểu hiện thiếu nhân văn không được răn đe, xử lý kịp thời, thậm chí còn được “bật đèn xanh”, một khi tính kỷ cương của tổ chức, tính gương mẫu của người đứng đầu chưa được phát huy thì nguy cơ bạo lực học đường vẫn còn tiềm tàng.
Đáng buồn nhất là đang có một cuộc “khủng hoảng” về tính nhân văn trong các trường hiện nay mà báo chí đã phản ánh nhiều, đó là môi trường dung dưỡng cho các mầm mống bạo lực của GV và cả HS. Thậm chí một số Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng vẫn dùng bạo lực với HS thì đúng là “hết thuốc chữa”. Tính chất vụ lợi, xu hướng thương mại hóa đang là những nguy cơ “giết chết” chủ nghĩa nhân văn trong giáo dục. Vì vậy, hiệu trưởng các trường, người đứng đầu các cơ sở giáo dục và các tổ chức đoàn thể phải liên đới chịu trách nhiệm trước hiện tượng GV dùng bạo lực đối với HS.
Hiện nay, việc thi vào trường sư phạm khá dễ dàng, có rất nhiều cơ sở đào tạo GV như tác giả bài viết đề cập. Nếu như các cơ sở giáo dục chạy theo lợi nhuận, không chú trọng công tác tuyển lựa, thiếu chặt chẽ trong đào tạo thì sẽ cho ra lò những GV tương lai yếu kém cả về đạo đức lẫn trình độ chuyên môn. Vì vậy, nên chăng các cơ sở đào tạo GV cần có những bài thi trắc nghiệm về tâm lý, xét hồ sơ, thi vấn đáp, ứng xử tình huống để loại bỏ những người không thích hợp. Hiện nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp chưa thực sự được các trường sư phạm chú trọng.
3. Đúng là tình yêu nghề của sinh viên sư phạm rất quan trọng, song tình yêu ấy cần được nuôi dưỡng, phát triển bằng các cơ chế, chính sách hợp lý, trong một môi trường mô phạm, đầy tính nhân văn, nếu không nó cũng rất dễ bị thui chột đi. Thậm chí nếu chúng ta có cơ chế, môi trường tốt thì sẽ khiến cho những người ban đầu chỉ coi nghề sư phạm là một lối thoát cho mưu sinh có tình yêu nghề thực sự. Các hiện tượng tiêu cực như tham nhũng, thiếu công bằng, thiếu dân chủ trong giáo dục khiến những GV tâm huyết buông xuôi, chán nản dẫn đến những lời nói, hành vi thiếu kiềm chế. Vì vậy, không nên yêu cầu hay kêu gọi tâm huyết của nhà giáo một cách chung chung mà phải có những cơ chế, chính sách, giải pháp để khuyến khích, bảo vệ và nuôi dưỡng tâm huyết ấy.
Nói cho cùng, việc chống lại bạo lực học đường là hướng tới mục đích giáo dục đạo đức, xây dựng nhân cách cho thế hệ công dân tương lai. Đây là một nhiệm vụ hệ trọng, khó khăn, đòi hỏi sự ra quân, phối hợp đồng bộ của toàn xã hội. Nếu không, những nỗ lực của nhà giáo dù lớn đến mấy cũng là đơn độc và rất dễ thất bại.
Trần Quang Đại
Trường THPT Trần Phú, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
LTS Dân trí - Chúng ta tán thành cách nhìn nhận vấn đề “Bạo lực học đường” với con mắt khách quan và toàn diện của tác giả viết bài trên đây.
Muốn giải quyết bạo lực trong nhà trường mà chỉ xoáy sâu vào vai trò của GV thì chưa đủ vì đấy là cách nhìn siêu hình, không tìm hiểu vấn đề và tìm cách giải quyết xuất phát từ các mối quan hệ phổ biến và thuộc về bản chất của sự việc.
Theo quan điểm đúng đắn, muốn giải quyết từ gốc vấn đề bạo lực trong nhà trường phải giải quyết tốt hai vấn đề cốt lõi: đó là Cơ chế và Môi trường. Chúng ta đã có Luật giáo dục nhưng chưa được cụ thể hóa đầy đủ thành những văn bản pháp quy dưới luật về mối quan hệ thầy - trò; quan hệ giữa lãnh đạo với GV; quan hệ giữa nhà trường và các đoàn thể; quan hệ giữa nhà trường và gia đình HS; quan hệ HS với HS, v.vTrên cơ sở đó, đưa luật pháp vào đời sống, xây dựng môi trường sư phạm chuẩn mực và mang tính nhân văn.
Nói đến cơ chế, còn muốn nói đến việc xây dựng và thực hiện chính sách thỏa đáng đối với người thầy để luôn khuyến khích người thầy toàn tâm toàn ý vì sự nghiệp trồng người. Nói đến việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, không có nghĩa đóng khung trong bốn bức tường của nhà trường, mà còn là môi trường lành mạnh nói chung của xã hội. Phải chăng đấy là những vấn đề cốt lõi nhất khi bàn tới việc giải quyết từ gốc tình trạng bạo lực trong nhà trường.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_nghi_luan_xa_hoi_bao_luc_hoc_duong.doc