I. Thuật ngữ là gì?
Bài tập 1
- Cách giải thích thứ nhất: chỉ dừng lại ở những đặc tính bên ngoài của vật (Dạng lỏng hay rắn? Màu sắc, mùi vị như thế nào? Có ở đâu hay từ đâu mà có?). Đó là cách giải thích hình thành trên cơ sở kinh nghiệm, có tính chất cảm tính.
- Cách giải thích thứ hai: thể hiện được đặc tính bên trong của sự vật (Được cấu tạo từ những yếu tố nào? Quan hệ giữa những yếu tố đó như thế nào?).
- Những đặc tính này không thể nhận biết được qua kinh nghệm và cảm tính mà phải qua nghiên cứu bằng lí thuyết và phương pháp khoa học, qua việc tác động vào sự vật để sự vật bộc lộ những đặc tính của nó.
Do đó, nếu không có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực có liên quan (cụ thể trong trường hợp này là hoá học) thì người tiếp nhận không thể hiểu được cách giải thích này.
*Cách giải thích thứ nhất là cách giải thích nghĩa của từ ngữ thông thường, còn cách giải thích thứ hai là cách giải thích nghĩa của thuật ngữ.
-Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ
4 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 34: Thuật ngữ - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày dạy :
TIẾT 34 : THUẬT NGỮ
I. Mục tiêu cần đạt : Qua bài học HS có được:
1. Kiến thức:
- Khái niệm thuật ngữ
- Những đặc điểm của thuật ngữ.
2. Kỹ năng: Tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ ngữ
- Sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc –hiểu tạo lập văn bản khoa học, công nghệ.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ ngữ thích hợp
4. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ, năng lực thuyết trình, năng lực đọc – hiểu văn bản.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên :
- Soạn giáo án.
- Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu
-Chuẩn bị ảnh chân dung tác giả và tranh ảnh minh hoạ cho bài học
2. Học sinh :
- Soạn bài .
- Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm .
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức (1 phút) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ : Lồng ghép trong bài mới
3. Bài mới (44’)
Giới thiệu bài (1 phút):
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’)
1 nhóm lên diễn tiểu phẩm, có sử dụng thuật ngữ trong lời thoại
-> GV dẫn vào bài: Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về thuật ngữ và 1 số đặc điểm cơ bản của nó.
Hs theo dõi
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (15’)
Hoạt động 1 Tìm hiểu khái niệm thuật ngữ
I. Thuật ngữ là gì?
- Cho HS phân biệt hai cách giải thích nghĩa của nước và từ muối?
( Bảng phụ hoặc máy chiếu )
- HS trả lời
Bài tập 1
- Cách giải thích thứ nhất: chỉ dừng lại ở những đặc tính bên ngoài của vật (Dạng lỏng hay rắn? Màu sắc, mùi vị như thế nào? Có ở đâu hay từ đâu mà có?). Đó là cách giải thích hình thành trên cơ sở kinh nghiệm, có tính chất cảm tính.
- Cách giải thích thứ hai: thể hiện được đặc tính bên trong của sự vật (Được cấu tạo từ những yếu tố nào? Quan hệ giữa những yếu tố đó như thế nào?).
- Hãy cho biết cách giải thích nào không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức về hoá học?
-HS trả lời
- Những đặc tính này không thể nhận biết được qua kinh nghệm và cảm tính mà phải qua nghiên cứu bằng lí thuyết và phương pháp khoa học, qua việc tác động vào sự vật để sự vật bộc lộ những đặc tính của nó.
Do đó, nếu không có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực có liên quan (cụ thể trong trường hợp này là hoá học) thì người tiếp nhận không thể hiểu được cách giải thích này.
*Cách giải thích thứ nhất là cách giải thích nghĩa của từ ngữ thông thường, còn cách giải thích thứ hai là cách giải thích nghĩa của thuật ngữ.
-Thuật ngữ là gì? Cho VD?
-HS trả lời
-Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ
-Gọi HS đọc ghi nhớ
-HS đọc
* Ghi nhớ: SGK
-Cho HS làm bài tập 2 tr 88
-HS làm miệng
Bài 2:
- Bộ môn mà những thuật ngữ này được sử dụng: thạch nhũ trong địa lí, ba-dơ (Bazơ; tiếng Anh: base) trong hoá học, ẩn dụ trong ngữ văn, phân số thập phân trong hoá học.
-Những thuật ngữ này chủ yếu được dùng trong loại văn bản về khoa học, công nghệ
->Như vậy, thuật ngữ đôi khi được dùng trong những loại văn bản khác. Chẳng hạn, một bản tin, một phóng sự hay một bài bình luận trên báo chí cũng có thể sử dụng thuật ngữ khi đề cập đến những khái niệm có liên quan.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
II. Đặc điểm của thuật ngữ
-HS thử tìm xem các thuật ngữ trong mục I.2 (SGK) có nghĩa nào khác không? Liên hệ với những từ ngữ không phải thuật ngữ để tìm sự khác biệt?
-HS làm việc độc lập
Bài 3:
-Không
+ Các từ ngữ không phải thuật ngữ thường có nhiều nghĩa.
-HS phân biệt sắc thái của từ muối trong một văn bản khoa học và từ muối trong một câu ca dao?( Bảng phu hoặc máy chiếu )
-HS trả lời
-Từ muối thứ nhất là một thuật ngữ, không có tính biểu cảm, không gợi lên những ý nghĩa bóng bẩy, muối là muối chứ không phải là một cái gì khác.
+Còn từ muối thứ hai là một từ thông thường, gừng cay muối mặn chỉ tình cảm sâu đậm của con người.
-Nêu đặc điểm của thuật ngữ?
-HS trả lời
*Về nguyên tắc, trong 1 lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị 1 khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng 1 thuật ngữ
+Thuật ngữ không có tính biểu cảm
-Gọi HS đọc lại ghi nhớ SGK tr 88, 89
-HS đọc
*Ghi nhớ : SGK tr 88, 89
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (20’)
III. Luyện tập
- Bài 1: HS nhận biết được thuật ngữ . Cho HS thảo luận 2 bàn 1, sau đó gọi HS làm miệng
-HS thảo luận nhóm nhỏ 2HS
Bài tập 1.
- Lực (Vật lí); Xâm thực (Địa lí); Hiện tượng (Hoá học);Trường từ vựng (Ngữ văn); Di chỉ (Lịch sử); Thụ phấn (Sinh học); Lưu lượng (Địa lí); Trọng lực (Vật lí); Khí áp (Địa lí), Đơn chất (Hoá học), Thị tộc phụ hệ (Lịch sử); Đường trung trực (Toán học).
-Bài 2: HS làm miệng để hiểu rõ hơn về thuật ngữ
-HS làm miệng
Bài tập 2. Điểm tựa là một thuật ngữ vật lí, có nghĩa là điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản.
-Nhưng trong đoạn trích này nó không được dùng như một thuật ngữ. Điểm tựa chỉ nơi làm chỗ dựa chính (ví như điểm tựa của đòn bẩy).
Bài 3: Giúp HS phân biệt được cách sử dụng từ trong trường hợp là thuật ngữ và từ thông thường. Cho HS trao đổi nhóm nhỏ
-HS thảo luận nhóm nhỏ
Bài tập 3. Trong trường hợp (a), từ hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ
-Trong trường hợp (b), từ hỗn hợp được dùng như một từ thông thường.
-Đặt câu với từ hỗn hợp dùng theo nghĩa thông thường. ( có thể dùng những câu có những kết hợp như: thức ăn hỗn hợp, đội quân hỗn hợp,)
Bài 5: Cho HS ôn về hiện tượng đồng âm. Cho HS thảo luận lớp.
-HS thảo luận lớp
Bài tập 5. Hiện tượng đồng âm giữa thuật ngữ thị trường của kinh tế học và thuật ngữ thị trường của quang học không vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ - một khái niệm, vì hai thuật ngữ này được dùng trong hai lĩnh vực khoa học riêng biệt, chứ không phải cùng một lĩnh vực.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (2’)
Phân biệt thuật ngữ theo cách hiểu thông thường của người Việt. Cho HS thảo luận lớp
-HS thảo luận lớp
Bài tập 4: Định nghĩa từ cá của sinh học: động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang.
+Theo cách hiểu thông thường của người Việt (thể hiện cách gọi cá voi, cá heo và có thể kể thêm cá sấu), cá không nhất thiết phải thở bằng mang.
Đánh giá, rút kinh nghiệm :
......................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_34_thuat_ngu_nam_hoc_2020_2021.docx