Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 23 - Bài 22 - Tiết 114,115: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý

A. Mục tiêu cần đạt :

 Giúp học sinh biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.

B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hệ thống câu hỏi; dàn ý.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

C.Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn của HS.

 III. Bài mới:

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5454 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 23 - Bài 22 - Tiết 114,115: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Bài 22 Tiết 114,115 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ. š & b A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hệ thống câu hỏi; dàn ý. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn của HS. III. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và học sinh Nội dung ghi A. Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu các dạng đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. - GV gọi HS đọc 10 đề bài SGK/ 51,52 và trả lời câu hỏi. - Các đề bài trên có điểm gì giống và khác nhau? - Hãy tự nghĩ ra một vài đề bài tương tự? B. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. - GV ghi đề bài lên bảng. * Đề: Suy nghĩ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” - GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tìm ý. - Đề bài thuộc loại đề gì? - Đề yêu cầu gì về nội dung? - Cần tìm tư liệu như thế nào? - GV gợi ý tìm ý bằng cách trả lời câu hỏi. - Giải thích nghĩa đen của câu tục ngữ? - Giải thích nghĩa bóng của câu tục ngữ? - Nội dung câu tục ngữ thể hiện bài học đạo lý gì? - Ngày nay đạo lý ấy có ý nghĩa như thế nào? - GV hướng dẫn HS lập dàn bài. * GV hướng dẫn HS tham khảo dàn bài SGK/52,53. - GV hướng dẫn HS viết bài. - GV hướng dẫn HS tham khảo 2 mở bài: Đi từ chung đến riêng, đi từ thực tế đến đạo lý SGK/53. - GV hướng dẫn HS mở bài bằng cách dẫn một câu danh ngôn. - GV hướng dẫn HS làm phần thân bài. - Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ? - Nêu nhận định, đánh giá? - GV hướng dẫn HS tham khảo 2 kết bài: Đi từ nhận thức tới hành động, có tính chất tổng kết SGK/54. - GV hướng dẫn HS kết bài đi từ sách vở sang đời sống thực tế - GV hướng dẫn HS đọc lại bài viết và sửa chữa. * HS tham khảo phần này ở SGK/54. - GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK/54. I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý: 1. So sánh: a. Điểm giống: Các đề đều yêu cầu nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. b. Khác nhau: -Dạng đề kèm mệnh lệnh: 1,3,10. -Dạng đề không kèm mệnh lệnh: 2,4,5,6,7, 8, 9. 2. Đề bài tương tự: a. Đề kèm mệnh lệnh: - Bàn về chữ hiếu. - Suy nghĩ về câu: “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”. - Bàn về vấn đề: Tôn sư trọng đạo. b. Đề không kèm mệnh lệnh: - Nước chảy đá mòn. - Lòng nhân ái. - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. - Cây xanh thì lá cũng xanh Cha mẹ hiền lành để đức cho con. II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý: 1. Tìm hiểu đề, tìm ý: a. Tìm hiểu đề: - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. - Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ “Uống nước nhứ nguồn”: phân tích cách hiểu, cảm nhận và bài học đạo lý rút ra từ câu tục ngữ có sức thuyết phục. - Tư liệu: Tri thức từ *Vốn sống trực tiếp: tuổi đời, nghề nghiệp, hoàn cảnh, kinh nghiệm …… * Vốn sống gián tiếp: hiểu biết về tục ngữ Việt Nam, về phong tục, tập quán, văn hóa dân tộc. b. Tìm ý: - Nghĩa đen: * Nước là sự vật tự nhiên, thể lỏng, mền, mát, cơ động, linh hoạt trong mọi địa hình; có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống ( Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày ……) * Nguồn là nơi bắt đầu của một dòng nước chảy. - Nghĩa bóng: * Nước: những thành quả mà con người được hưởng thụ bao gồm: các giá trị vật chất ( cơm ăn, áo mặc …); các giá trị tinh thần ( văn nghệ, lễ, tết, tham quan …) * Nguồn: Tổ tiên, tiền nhân, tiền bối, những người có tên và không tên đã có công tạo dựng đất nước, làng xã, dòng họ bằng mồ hôi lao động và xương máu chiến đấu. - Bài học đạo lý: Những người hôm nay được hưởng thành quả (vật chất và tinh thần) phải biết ơn những người đã làm ra nó trong lịch sử lâu dài của dân tộc và nhân loại. Nhớ nguồn là long tâm và trách nhiệm của mỗi người: * Nhớ nguồn là phải biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ, phát huy những thành quả đã có. * Nhớ nguồn là đồng thời với hưởng thụ phải có trách nhiệm nỗ lực tiếp tục sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần. -Ý nghĩa: Là một trong những nhân tố tạo nên sức mạnh tinh thần của dân tộc. Là một trong những nguyên tắc đối nhân xử thế mang vẻ đẹp văn hóa của dân tộc. 2. Lập dàn bài: a. Mở bài: - Giới thiệu câu tục ngữ. - Nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ. b. Thân bài: b1. Giải thích câu tục ngữ: - Nghĩa đen. - Nghĩa bóng. b2.Nhận định đánh giá: - Câu tục ngữ nêu đạo lý làm người. - Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân xử thế. - Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc. c. Kết bài: Câu tục ngữ thể hiện một trong những vẻ đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam. 3. Viết bài: a. Mở bài: - Đi từ chung đến riêng. SGK/53 - Đi từ thực tế đến cuộc sống. SGK/53. - Dẫn một câu danh ngôn: Có một câu danh ngôn nổi tiếng: “ Kẻ nào bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào hắn bằng đại bác!”. Thật vậy, nếu nước có nguồn, cây có gốc thì con người có tổ có tiên và lịch sử. Không có ai tự nhiên sinh ra ở trên đời này và tự mình làm ra mọi thứ để sống. Tất cả những thành quả về vật chất và tinh thần mà chúng ta được thừa hưởng hôm nay đều do mồ hôi lao động và máu xương chiến đấu của cha ông ta tạo dựng. Vì thế, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” quả là có một ý nghĩa đạo lý rất sâu sắc. b. Thân bài: b1. Giải thích nội dung câu tục ngữ: - Nghĩa đen: * Nước là sự vật tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống. * Nguồn là nơi nước bắt đầu chảy. * Uống nước là tận dụng môi trường tự nhiên để tồn tại và phát triển. - Nghĩa bóng: * Nước: thành quả vật chất và tinh thần mang tính lịch sử của cộng đồng dân tộc. * Uống nước: hưởng thụ các thành quả của dân tộc. * Nguồn: những người đi trước đã có công sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc. * Nhớ nguồn: lòng biết ơn cha ông, tổ tiên, các vị tiền bối của dân tộc. b2. Nhận định, đánh giá: - Đối với đa số những người được giáo dục chu đáo, có hiểu biết sâu sắc và có lòng tự trọng thì luôn luôn có ý thức trân trọng , giữ gìn, phát huy những thành quả đã có của cha ông. Đối với một số kẻ kém hiểu biết thì dễ nảy sinh tư tưởng sùng ngoại, thái độ coi thường, chê bai những thành quả của dân tộc. - Ngày nay, khi được thừa hưởng những thành quả tốt đẹp của dân tộc, mỗi chúng ta không chỉ khắc sâu lòng biết ơn tổ tiên, mà còn phải có trách nhiệm nỗ lực học tập và lao động tốt hơn nữa để đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào kho tàng di sản của dân tộc. c. Kết bài: - Kết bài đi từ nhận thức tới hành động. SGK/54 - Kết bài có tính chất tổng kết. SGK/54. - Kết bài đi từ sách vở sang đời sống thực tế: Hiểu được ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ, chúng ta hãy tự xem xét và điều chỉnh suy nghĩ, hành động của mình. Nghĩa là , mỗi chúng ta không chỉ có quyền được hưởng thụ mà còn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của dân tộc. 4. Đọc lại bài viết và sửa chữa: - Đọc lại bài viết để kiểm tra lỗi về bố cục, liên kết, lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ ngữ, lỗi chính tả, lỗi viết câu, lỗi thể hiện ý chưa hoàn chỉnh, chưa đầy đủ. - Sửa chữa lại các lỗi mắc phải. Ghi nhớ: * Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý, ngoài các yêu cầu chung đối với mọi bài văn, chú ý cần vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp. * Dàn bài chung: -Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lý cần bàn luận. -Thân bài: + Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lý. + Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lý đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung. - Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động. * Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra được ý kiến của người viết. C. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. Lập dàn bài cho đề bài 7 SGK/52: Tinh thần tự học I. Mở bài: Trong thực tế, tất cả những ai cắp sách đến trường thì đều được học một chương trình như nhau, những thầy cô giáo như nhau; nhưng trình độ của mỗi người thường rất khác nhau bởi kết quả học tập của mỗi cá nhân còn phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp và hiệu quả tự học của họ. Nói cách khác, tự học là một trong những nhân tố quyết định kết quả học tập của mỗi người. II. Thân bài: 1. Giải thích: a. Học là gì? Học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng của một chủ thể học tập nào đó. Hoạt động học có thể diễn ra dưới hai hình thức: - Học dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo; hoạt động này diễn ra trong những không gian cụ thể , thời gian cụ thể, những điều kiện và những qui tắc cụ thể … Ví dụ: Phòng học lớp 9A hay lớp 9B; thời gian là một tiết hay hai tiết. ð Học có giới hạn thời gian. - Tự học dựa trên cơ sở của những kiến thức và kỹ năng đã được học ở nhà trường để tiếp tục tích lũy tri thức và rèn luyện kỹ năng. ð Hình thức học này không có giới hạn về thời gian. b. Tinh thần tự học là gì? - Là có ý thức tự học, ý thức ấy dần dần trở thành một nhu cầu thường trực đối với chủ thể học tập. - Là có ý chí vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để tự học một cách có hiệu quả. - Là có phương pháp tự học phù hợp với trình độ của bản thân, hoàn cảnh sống cụ thể, các điều kiện vật chất cụ thể. - Là luôn khiêm tốn học hỏi ở bạn bè và những người khác. 2. Dẫn chứng: - Các tấm gương trong sách báo. - Các tấm gương ở bạn bè xung quanh mình. III. Kết bài: Khẳng định vai trò của tự học và tinh thần tự học trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người. IV. Củng cố: Đọc lại ghi nhớ SGK/54. V.Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 1. Học thuộc ghi nhớ. 2. Chuẩn bị bài Mùa xuân nho nhỏ. - Đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, tìm hiểu từ khó,thể thơ,bố cục, chủ đề. - Tìm hiểu mạch cảm xúc của bài thơ? Gợi ý câu 1 SGK/57. - Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước được miêu tả như thế nào qua hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong hai khổ thơ đầu? Cảm xúc của tác giả trước vè đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước như thế nào? - Phân tích đoạn thơ từ: “Ta làm con chim hót …… Dù là khi tóc bạc”. Nêu cảm nghĩ về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người? - Cách ngắt nhịp, gieo vần, điệp ngữ trong bài thơ? - Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ? - Xem phần luyện tập. VI. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY114,115.DOC