Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 34: Trau dồi vốn từ - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Thủy

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ

-Gọi HS đọc ý kiến của PVĐ HS đọc

 Bài 1:

-Qua ý kiến đó, em hiểu Cố Thủ tướng- nhà văn hoá Phạm Văn Đồng muốn nói điều gì? -HS trả lời a) Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt.

b) Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình mà trước hết là trau dồi vốn từ.

- Gọi HS đọc các câu ở BT 2 tr 100. HS xác định lỗi trong những câu đã cho?

 -HS đọc

-HS xác định lỗi

 Bài 2

-Trong ba câu này, người viết đều mắc lỗi dùng từ.

+Trong câu (a), dùng thừa từ đẹp vì thắng cảnh có nghĩa là “cảnh đẹp’’.

+Trong câu (b), dùng sai từ dự đoán có nghĩa là “đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai’’. Vì thế ở đây chỉ có thể dùng những từ như phỏng đoán, ước đoán, ước tính,

+Trong câu (c), dùng sai từ đẩy mạnh, vì đẩy mạnh có nghĩa là “thúc đẩy cho phát triển nhanh lên’’. Nói về quy mô thì có thể là mở rộng hay thu hẹp, chứ không thể nhanh hay chậm được.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 34: Trau dồi vốn từ - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy : TIẾT 34 : TRAU DỒI VỐN TỪ I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Những định hướng chính để trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ. Ngoài ra muốn trau dồi vốn từ còn phải biết cách làm vốn từ. 2. Kỹ năng: - Giải nghĩa và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp ngữ cảnh. 3. Thái độ: - Có ý thức rèn luyện để trau dồi vốn từ 4. Năng lực: - Năng lực chung:tư duy, hợp tác, làm việc nhóm - Năng lực riêng: giao tiếp bằng ngôn ngữ, tạo lập văn bản, vận dụng II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : - Soạn giáo án. - Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu 2. Học sinh : - Soạn bài - Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm . III. Tiến trình dạy - học 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: lồng ghép trong tiết dạy 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) GV đặt tình huống: Muốn bày tỏ một ý kiến, nguyện vọng hay suy nghĩcủa mình, em phải làm thế nào? GV dẫn dắt: Từ là chất liệu để tạo nên câu. Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình, người nói phải biết rõ những từ mà mình dùng và có vốn từ phong phú. Do đó trau dồi vốn từ là 1 việc rất quan trọng để phát triển kỹ năng diễn đạt. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết trau dồi vốn từ Trả lời Lắng nghe B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20 phút) Hoạt động 1: Hướng dẫn HS rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ -Gọi HS đọc ý kiến của PVĐ HS đọc Bài 1: -Qua ý kiến đó, em hiểu Cố Thủ tướng- nhà văn hoá Phạm Văn Đồng muốn nói điều gì? -HS trả lời a) Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt. b) Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình mà trước hết là trau dồi vốn từ. - Gọi HS đọc các câu ở BT 2 tr 100. HS xác định lỗi trong những câu đã cho? -HS đọc -HS xác định lỗi Bài 2 -Trong ba câu này, người viết đều mắc lỗi dùng từ. +Trong câu (a), dùng thừa từ đẹp vì thắng cảnh có nghĩa là “cảnh đẹp’’. +Trong câu (b), dùng sai từ dự đoán có nghĩa là “đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai’’. Vì thế ở đây chỉ có thể dùng những từ như phỏng đoán, ước đoán, ước tính, +Trong câu (c), dùng sai từ đẩy mạnh, vì đẩy mạnh có nghĩa là “thúc đẩy cho phát triển nhanh lên’’. Nói về quy mô thì có thể là mở rộng hay thu hẹp, chứ không thể nhanh hay chậm được. -Giải thích vì sao có những lỗi này? Vì tiếng ta nghèo hay vì người viết không biết dùng tiếng ta? Như vậy để biết dùng tiếng ta cần phải làm gì? -HS trả lời -Sở dĩ có những lỗi này vì người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng của từ mà mình sử dụng. Rõ ràng là không phải do tiếng ta nghèo, mà do người viết đã không biết dùng tiếng ta. Như vậy muốn biết dùng tiếng ta thì trước hết phải nắm được đẩy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ. -Gọi HS đọc ghi nhớ : SGK tr 100 HS đọc *Ghi nhớ: SGK tr 100 Hoạt động 2. Hướng dẫn HS rèn luyện để làm tăng vốn từ II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ -Gọi HS đọc ý kiến của nhà văn Tô Hoài -Em hiểu ý kiến ấy ntn? -HS đọc -HS trả lời Bài 3 -Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân. -HS so sánh hình thức trau dồi vốn từ đã được nêu trong phần trên và hình thức trau dồi vốn từ của Nguyễn Du qua đoạn văn phân tích của Tô Hoài? -HS thảo luận nhóm -Trong phần trên chúng ta đề cập đến việc trau dồi vốn từ thông qua quá trình rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ (đã biết nhưng có thể biết chưa rõ). Còn việc trau dồi vốn từ mà Tô Hoài đề cập đến được thực hiện theo hình thức học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết. -Gọi HS đọc ghi nhớ 2 tr 101 HS đọc *Ghi nhớ 2: SGK tr 101 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG (18 phút) Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập để củng cố kiến thức (Bảng phụ hoặc máy chiếu) III. Luyện tập -Bài 1 : Giúp HS hiểu rõ nghĩa của từ. Cho HS làm miệng -HS làm miệng Bài tập 1.Chọn cách giải thích đúng: -Hậu quả: kết quả xấu. -Đoạt: chiếm được phần thắng. Tinh tú: sao trên trời (nói khái quát). Bài 2: Giúp HS xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt. Cho HS thảo luận lớp -HS thảo luận lớp Bài tập 2. Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt. Bài tập 2. Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt. a)Tuyệt: -Dứt, không còn gì: tuyệt chủng (bị mất hẳn nòi giống), tuyệt giao (cắt đứt giao thiệp), tuyệt tự (không có người nối dõi), tuyệt thực (nhịn đói, không chịu ăn để phản đối-một hình thức đấu tranh). -cực kì, nhất: tuyệt đỉnh (điểm cao nhất, mức cao nhất), tuyệt mật (cần được giữ bí mật tuyệt đối), tuyệt tác (tác phẩm văn học, nghệ thuật hay, đẹp đến mức coi như không còn có thể có cái hơn), tuyệt trần (nhất trên đời, không có gì sánh bằng). b)Đồng: -cùng nhau, giống nhau: đồng âm (có âm giống nhau), đồng bào (những người cùng một giống nòi, một dân tộc, một tổ quốc-với hàm ý có quan hệ thân thiết như ruột thịt), đồng bộ (phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng), đồng chí (người cùng chí hướng chính trị), đồng dạng (có cùng một dạng như nhau,), đồng khởi (cùng vùng dậy dùng bạo, lực để phá ách kìm kẹp), đồng môn (cùng học một thầy, một trường hoặc cùng môn phái), đồng niên (cùng một tuổi), đồng sự (cùng làm việc ở cơ quan-nói về những người ngang hàng với nhau). -Trẻ em: đồng ấu (trẻ em khoảng 6, 7 tuổi), đồng dao (lời hát dângian của trẻ em), đồng thoại (truyện viết cho trẻ em). -(chất) đồng: trống đồng (nhạc khí gõ thời cổ, hình cái trống, đúc bằng đồng, trên mặt có chạm những hoạ tiết trang trí). Bài 3: Giúp HS biết sửa lỗi dùng từ . Cho HS làm miệng -HS làm miệng Bài tập 3: Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau: a)Dùng sai từ im lặng. Có thể thay im lặng bằng yên tĩnh, vắng lặng. b)Dùng sai từ thành lập-> sử dụng cụm từ thiết lập quan hệ ngoại giao. c)Dùng sai từ cảm xúc-> rất cảm động (hoặc xúc động, cảm phục,). Bài 4: Cho HS làm việc theo nhóm để rèn kỹ năng bình luận -HS thảo luận nhóm Bài tập 4. Bình luận ý kiến của Chế Lan Viên. Tiếng Việt của chúng ta là một ngôn ngữ trong sáng và giàu đẹp. Điều đó được thể hiện trứơc hết qua ngôn ngữ của những nông dân. Muốn gìn giữ sự trong sáng và giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc phải học tập lời ăn tiếng nói của họ. Bài 5: Giúp HS có ý thức tăng thêm vốn từ. Cho HS thảo luận lớp -HS thảo luận lớp Bài tập 5. Để làm tăng vốn từ, cần: -Chú ý quan sát, lắng nghe lời nói hằng ngày của những người xung quanh và trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình. -Đọc sách báo, nhất là những tác phẩm văn học mẫu mực của những nhà văn nổi tiếng. -Ghi chép lại những từ ngữ mới đã nghe được, đọc được. Gặp những từ ngữ khó không tự giải thích được thì tra cứu từ điển hoặc hỏi người khác, nhất là hỏi thầy, cô giáo. -Tập sử dụng những từ ngữ mới trong những hoàn cảnh giao tiếp thích hợp. Bài 6, 7: HS biết cách dùng từ đúng lúc, đúng chỗ. Cho HS làm việc độc lập -HS làm việc độc lập Bài tập 6.Chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống trong câu. a)điểm yếu. b)mục đích cuối cùng. c) đề đạt. d) láu táu. e) hoảng loạn. Bài tập 7. Phân biệt nghĩa của các từ ngữ như sau: a)Nhuận bút là tiền trả cho người viết một tác phẩm + Thù lao là trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra (động từ) hoặc khoản tiền trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra (danh từ). ->Như vậy, nghĩa của thù lao rộng hơn nghĩa của nhuận bút rất nhiều. b)Tay trắng là không có chút vốn liếng, của cải gì, còn trắng tay làbị mất hết tất cả tiền bạc, của cải, hoàn toàn không còn gì c)Kiểm điểm là xem xét đánh giá lại từng cái hoặc từng việc để có được một nhận định chung, còn kiểm kê là kiểm lại từng cái, từng món để xác định số lượng và chất lượng của chúng. d)Lược khảo là nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính, không đi vào chi tiết, còn lược thuật là kể, trình này tóm tắt. Bài 8, 9: Giúp HS mở rộng vốn từ. +Bài 8: Chia lớp thành các nhóm và các em thi nhau xem nhóm nào tìm ra được nhiều từ nhất. +Bài 9: Gọi nhiều HS, mỗi em tìm hai từ. -Các nhóm thi làm nhanh -HS làm miệng Bài tập 8., 9: HS tự làm D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (1 phút) - Soạn bài sau: Kiều ở lầu Ngưng Bích * RÚT KINH NGHIỆM ..................................................................................................................................................................................................................................................................********************************

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_34_trau_doi_von_tu_nam_hoc_2020_2.doc
Giáo án liên quan