Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 52: Nghị luận trong văn bản tự sự - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Thủy

Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự

- Các nhóm trình bày phần chuẩn bị của mình theo phân công ở tiết trước

+ Nhóm 1: Tìm hiểu ví dụ (a)

+ Nhóm 2: Tìm hiểu ví dụ (b)

- Yêu cầu học sinh tìm hiểu theo câu hỏi trong sách giáo khoa, trang 138.

? Qua 2 đoạn trích em hãy xác định các dấu hiệu, đặc điểm của nghị luận trong văn bản tự sự?

- Đại diện các nhóm trình bày

- Các nhóm khác đặt câu hỏi

- Trả lời I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

1. Ví dụ

a. Ví dụ a

b. Ví dụ b

2. Nhận xét

- Nội dung nghị luận: lời đối thoại, phán đoán, nhận định.

- Tác dụng: tăng tính triết lí cho câu chuyện

3. Ghi nhớ

- Trong văn bản tự sự để người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết (người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét cùng những lí lẽ và dẫn chứng.

- Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 52: Nghị luận trong văn bản tự sự - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy : TIẾT 52: NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ A. Mục tiêu cần đạt : Qua bài học HS có được: 1. Kiến thức: -Yếu tố nghị luận trong trong văn bản tự sự. - Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. -Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự 2. Kỹ năng: Nghị luận trong khi làm văn tự sự. - Phân tích được các yếu tố nghị luận trong 1 bài văn nghị luận cụ thể. 3. Thái độ: Luyện tập nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố nghị luận. 4. Năng lực * Năng lực chung: - Năng lực tự học - Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực hợp tác - Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông - Năng lực sử dụng ngôn ngữ * Năng lực riêng: - Lắng nghe, tự nhận thức, tích cực chủ động tìm hiểu vấn đề - Cảm thụ, phát hiện vấn đề. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : - Soạn giáo án. - Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu 2. Học sinh : - Soạn bài . - Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm . C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (1 phút) : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) - Gv chiếu 1 đoạn video có yếu tố nghị luận. (?) Hãy nêu ý nghĩa câu chuyện em vừa theo dõi? - GV dẫn vào bài - HS theo dõi, phát hiện - Hs khác theo dõi, bổ sung B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (10 phút) Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự - Các nhóm trình bày phần chuẩn bị của mình theo phân công ở tiết trước + Nhóm 1: Tìm hiểu ví dụ (a) + Nhóm 2: Tìm hiểu ví dụ (b) - Yêu cầu học sinh tìm hiểu theo câu hỏi trong sách giáo khoa, trang 138. ? Qua 2 đoạn trích em hãy xác định các dấu hiệu, đặc điểm của nghị luận trong văn bản tự sự? - Đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm khác đặt câu hỏi - Trả lời I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. Ví dụ Ví dụ a Ví dụ b Nhận xét - Nội dung nghị luận: lời đối thoại, phán đoán, nhận định.... - Tác dụng: tăng tính triết lí cho câu chuyện 3. Ghi nhớ - Trong văn bản tự sự để người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết (người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét cùng những lí lẽ và dẫn chứng. - Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (15 phút) Bài tập 1: Trong hai đoạn văn sau, đâu là đoạn văn tự sự có đan xen yếu tố nghị luận; đâu là đoạn văn nghị luận? Đoạn a: Dế Choắt nói với Dế Mèn: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. ( Tô Hoài) Đoạn b: Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc để các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. ( Hồ Chí Minh) Bài tập 2 : Yêu cầu: Ở đoạn trích (b) mục I.1 Hoạn Thư đã lập luận như thế nào mà nàng Kiều phải khen rằng: “Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”? Hãy tóm tắt các nội dung lí lẽ trong lập luận của Hoạn Thư để làm sáng tỏ lời khen của nàng Kiều (xây dựng dàn ý, thực hành nói) - Hình thức: Thảo luận nhóm lớn - Trình bày ra bảng phụ - Thời gian: 5 phút - Đại diện nhóm trình bày Quan sát tranh, tìm vấn đề nghị luận - Hs trả lời - Học sinh thảo luận nhóm, trình bày - Các nhóm nhận xét - Trả lời cá nhân II. Luyện tập: 1. Bài 1: - Xác định đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận: đoạn a. 2. Bài 2: - Hoạn Thư giây phút đầu “Hồn lạc phách xiêu” nhưng sau đó “Liệu điều kêu ca”: + “Rằng tôi thường tình”->Lí lẽ này xóa sự đối lập giữa Kiều và Hoạn Thư. Từ đối lập trở thành cùng cảnh ngộ “chồng chungcho ai”. Hoạn Thư từ tội nhân trở thành nạn nhân của chế độ đa thê. + Kể công: Cho Kiều ở gác viết kinh. Khi Kiều trốn không đuổi theo. + Cuối cùng nhận tất cả lỗi về mình, mong tha thứ D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (10 phút) a. Quan sát 2 bức tranh và hãy tìm vấn đề nghị luận mà người họa sĩ muốn đề cập trong 3 bức tranh dưới là gì? b. Dựa vào hình ảnh, viết đoạn văn khoảng 5-7 câu kể lại câu chuyện. Trong đoạn có yếu tố nghị luận - GV chấm, chữa - Hs theo dõi, trả lời - Hs viết đoạn, đọc bài 3. Bài 3: Tìm vấn đề nghị luận a. Thái độ thờ ơ, vô cảm trước sự nguy hiểm của người khác - Hồi chuông cảnh báo về vấn đề đạo đức của con người bị xuống cấp - Trao yêu thương, nhận lại hạnh phúc b. Gợi ý * Nội dung: - Kể lại vắn tắt diễn biến sự việc: + Sự việc mở đầu + Sự việc diễn biến + Sự việc kết thúc - Rút ra suy nghĩ và bài học cho bản thân * Yêu cầu: Có và chỉ ra được yếu tố nghị luận trong đoạn văn E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO (4 phút) - Nắm cách đưa yếu tố nghị luận và vai trò của nó trong văn bản tự sự - Hoàn thành bài tập 2 trong SGK – trang 139 - Soạn bài: Đoàn thuyền đánh cá + Tổ 1,2: Tìm hiểu tác giả + Tổ 3,4: Tìm hiểu tác phẩm - Học sinh luyện tập ở nhà * Đánh giá, rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................................................................................................................................................. *********************************

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_52_nghi_luan_trong_van_ban_tu_su.doc
Giáo án liên quan