Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 94: Phép phân tích và tổng hợp - Năm học 2019-2020

I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp:

1 . Ví dụ: (sách giáo khoa)

2. Nhận xét:

-Tác giả rút ra vấn đề “ ăn mặc chỉnh tề”

( sự đồng bộ hài hoà trong trang phục)

- Hai luận điểm chính trong văn bản là:

+ Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh.

+ Trang phục phải phù hợp với đạo đức.

- Tác giả đã sử dụng phép lập luận phân tích, cụ thể là:

Đối với luận điểm 1 :

“ ăn cho mình, mặc cho người”

Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xoè, váy ngắn

 Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài đòng chắc không chải đầu bằng sáp thơm

 Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch

 Đi dự đám tang không được ăn mặc loè loẹt, cười nói oang oang

 

docx3 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 94: Phép phân tích và tổng hợp - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 94 : PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Nắm được khái niệm phép lập luận phân tích và tổng hợp. - Biết tích hợp với phần Văn và Tiếng Việt qua các bài đã học. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp khi nói, viết. 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác. 4. Năng lực: - Năng lực chung: đọc – hiểu, giải quyết vấn đề, tư duy logic, hợp tác - Năng lực riêng: đánh giá, giao tiếp bằng ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Soạn giáo án,nghiên cứu tài liệu. III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: lồng ghép trong tiết dạy 3. Bài mới * Giới thiệu bài. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung bài học Hoạt động khởi động (3’) Trò chơi : kể tên các phương pháp được dụng trong văn nghị luận àDẫn vào bài Tham gia Hoạt động hình thành kiến thức (20’) - Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc kĩ văn bản trong sách giáo khoa ? Thông qua một loạt dẫn chứng ở phần mở bài, tác giả đã rút ra nhận xét về vấn đề gì? ? Hai luận điểm chính trong văn bản là gì? ? Để xác lập 2 luận điểm trên, tác giả dùng phép lập luận nào? Học sinh đọc thầm văn bản, suy nghĩ và trả lời. Giáo viên: tiếp tục nêu câu hỏi: ?Để “chốt” lại vấn đề, tác giả dùng phép lập luận nào? Giáo viên: Gọi học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa. Trả lời cá nhân Trả lời cá nhân Trả lời cá nhân Trả lời cá nhân Trả lời cá nhân I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp: 1 . Ví dụ: (sách giáo khoa) 2. Nhận xét: -Tác giả rút ra vấn đề “ ăn mặc chỉnh tề” ( sự đồng bộ hài hoà trong trang phục) - Hai luận điểm chính trong văn bản là: + Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh. + Trang phục phải phù hợp với đạo đức. - Tác giả đã sử dụng phép lập luận phân tích, cụ thể là: Đối với luận điểm 1 : “ ăn cho mình, mặc cho người” Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xoè, váy ngắn Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài đòng chắc không chải đầu bằng sáp thơm Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch Đi dự đám tang không được ăn mặc loè loẹt, cười nói oang oang Đối với luận điểm 2: “ Y phục xứng kì đức” Dù đẹp đến đâu mà không phù hợptrò cười cho thiên hạ. Xưa nay cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị " Làm rõ nhận định của tác giả là: “ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh” -Để “chốt” lại v.đề , tác giả dùng phép lập luận tổng hợp bằng một kết luận ở cuối văn bản “thế mới biết .trang phục đẹp” 3. Kết luận: (ghi nhớ sách giáo khoa) Hoạt động luyện tập (15’) Thảo luận nhóm 4 HS Giáo viên: nêu các yêu cầu của bài tập. Học sinh: suy nghĩ, trao đổi về các bài tập Gọi học sinh lần lượt trả lời các yêu cầu của từng bài tập. Học sinh khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên: kết luận. Thảo luận, trình bày, nhận xét II. Luyện tập: 1 . Phân tích luận điểm: “học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách là con đường quan trọng của học vấn” - Học vấn là thành quả của nhân loại - Bất kì ai muốn phát triển học thuật cũng phải bắt đầu từ kho tàng quí báu được lưu giữ trong sách - Đọc sách là hưởng thụ thành quả về tri thức và kinh nghiệm 2. Phân tích lí do phải chọn sách để đọc: - Bất cứ lĩnh vực nào củng có sách chất đầy thư viện " phải chọn để đọc - Phải chọn những cuốn sách “cơ bản, đích thực” để đọc. - Đọc sách cũng như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố D. Hoạt động vận dụng (5’) Thao tác phân tích, lập luận có vai trò gì trong quá trình làm bài? TL cá nhân E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (1’) Chuẩn bị: Luyện tập phép phân tích và tổng hợp * Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................... *********************************************

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_94_phep_phan_tich_va_tong_hop_nam.docx