HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về một vấn đề tư tưởng đạo lí
* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ chung, Thảo luận nhóm, Hoạt động cặp đôi.
* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi HS.
a. Cho biết văn bản trên bàn về vấn đề gì?
b. Văn bản trên chia làm mấy phần, chỉ ra nội dung từng phần và mối quan hệ của chúng với nhau.
a. Văn bản bàn về vấn đề vai trò của tri thức và người trí thức trong đời sống xã hội.
b. Chia làm ba phần:
+ Phần mở bài(đoạn 1): đặt vấn đề tri thức là sức mạnh
+ Phần thân bài (đoạn văn 2,3): Chứng minh tri thức đúng là sức mạnh trong công việc và khẳng định tri thức là sức mạnh cách mạng.
+ Phần kết bài(đoạn còn lại): Phê phán những người không biết quý trọng tri và sử dụng tri thức không đúng mục đích.
Mối quan hệ giữa các thành phần là chặt chẽ, cụ thể:
- Phần mở bài: nêu vấn đề
- Phần thân bài: Lập luận chứng minh vấn đề
- Phần kết bài: Mở rộng vấn đề để bàn luận THẢO LUẬN NHÓM(3p)
11 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 98: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy :
Tiết 98 :
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
- CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức :
- Học sinh ôn tập kiến thức về văn nghị luận nói chung, nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý.
- Hiểu cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
2. Kỹ năng :
- Học sinh rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý
- Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
3. Thái độ:
- Hình thành thói quen tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý khi viết văn
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ văn học.
II. PHƯƠNG TIỆN/HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học .
+ Thiết kể bài giảng điện tử.
+ Chuẩn bị phiếu học tập và dự kiến các nhóm học tập.
+Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng...
2. Học sinh : Đọc trước và chuẩn bị.
+ Sưu tầm tài liệu liên quan đến bài học
+ Thực hiện hướng dẫn chuẩn bị học tập theo văn bản của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức lớp: 1’
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: trong lúc dạy bài mới
Bài mới
HĐ1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU:
* Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
- Kích thích HS tìm hiểu về đặc điểm của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
* Nhiệm vụ: HS theo dõi và thực hiện yêu cầu của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.
* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
Đê 1: Suy nghĩ về hiện tượng ô nhiễm môi trường ở địa phương em.
Đề 2: Tác hại của tệ nạn xã hội.
Đề 3: Bàn về vấn đề thực phẩm bẩn hiện nay.
Đề 4: Suy nghĩ về lòng biết ơn.
? Em hãy cho biết các đề trên đề nào thuộc kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống?
? Đặc điểm bài văn nghị luận về một sự việc đời sống ?
+ Đề 1,2,3: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
+ Đề 4: ?
Bàn về sự việc, hiện tượng xảy ra trong đời sống hàng ngày của con người.
HĐ cá nhân
Đại diện HS trả lờià nhận xét
Dẫn vào bài
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về một vấn đề tư tưởng đạo lí
* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ chung, Thảo luận nhóm, Hoạt động cặp đôi.
* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi HS.
a. Cho biết văn bản trên bàn về vấn đề gì?
b. Văn bản trên chia làm mấy phần, chỉ ra nội dung từng phần và mối quan hệ của chúng với nhau.
a. Văn bản bàn về vấn đề vai trò của tri thức và người trí thức trong đời sống xã hội.
b. Chia làm ba phần:
+ Phần mở bài(đoạn 1): đặt vấn đề tri thức là sức mạnh
+ Phần thân bài (đoạn văn 2,3): Chứng minh tri thức đúng là sức mạnh trong công việc và khẳng định tri thức là sức mạnh cách mạng.
+ Phần kết bài(đoạn còn lại): Phê phán những người không biết quý trọng tri và sử dụng tri thức không đúng mục đích.
Þ Mối quan hệ giữa các thành phần là chặt chẽ, cụ thể:
- Phần mở bài: nêu vấn đề
- Phần thân bài: Lập luận chứng minh vấn đề
- Phần kết bài: Mở rộng vấn đề để bàn luận
THẢO LUẬN NHÓM(3p)
+ HS đọc yêu cầu.
+ HS hoạt động cá nhân.
+ HS thảo luận.
- Đại diện trình bày.
- Đại diện nhóm trình bày
-Đánh giá, nhận xét
I- Tìm hiểu bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
1. Ví dụ: văn bản: ‘Tri thức là sức mạnh”.
2. Nhận xét
- Văn bản bàn về vấn đề vai trò của tri thức và người trí thức trong đời sống xã hội..
- Mở bài: nêu vấn đề.
- Thân bài: lập luận, chứng minh vấn đề.
- Kết bài: mở rộng bàn luận vấn đề.
?Chỉ ra các câu mang luận điểm chính trong bài. Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng , dứt khoát ý kiến của người viết chưa?
* Các câu mang luận điểm trong bài:
- 2 câu đầu tiên của đoạn mở bài
- Câu đầu tiên của đoạn thứ 2: đúng là tri thức là sức mạnh.
- 2 câu kết của đoạn 2
- câu mở đoạn 3
- câu mở đoạn 4 và câu kết đoạn 4
Cụ thể:
Nhà khoa học... sức mạnh.
Sau này Lê Nin... được sức mạnh.
Tri thức đúng là sức mạnh.
Rõ ràng người có... làm nổi.
Tri thức ... cách mạng.
Tri thức... quý trọng tri thức.
Họ không ... trên mọi lĩnh vực.
Þ Các luận điểm trên đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết. Nói cách khác, người viết muốn tô đậm, nhấn mạnh hai ý:
- Tri thức là sức mạnh
- Vai trò to lớn của người tri thức trên mọi lĩnh vực của đời sống.
HS hoạt động cá nhân => trình bày kết quả.
- Đại diện trình bày
-Đánh giá, nhận xét
? Văn bản trên đã sử dụng phép lập luận chính nào? Cách lập luận có thuyết phục không?
- Phép lập luận chứng minh là chủ yếu.
- Thuyết phục mọi người bởi đẫn chứng rõ ràng, cụ thể
HS hoạt động cá nhân => trình bày kết quả.
GV chốt: Với phép lập luận chứng minh này có sức thuyết phục vì đã giúp cho người đọc nhận thức được vai trò của tri thức và vai trò người trí thức đối với sự phát triển, tiến bộ của xã hội, phê phán tư tưởng không biết trọng tri thức dùng sai mục đích. Vì vậy, nó mang tầm vóc là một vấn đề tư tưởng đạo lí của cả xã hội.
? Qua đây em hiểu thế nào là bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí ? Theo em muốn làm nổi bật một vấn đề tư tưởng đạo lí bằng cách nào? Về hình thức đảm bảo yêu cầu gì?
? Về hình thức bài viết phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống.
Giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích.
Có bố cục 3 phần, luận điểm đúng đắn rõ ràng, lời văn chính xác, sinh động.
HĐ cặp đôi
- Đại diện trình bày
-Đánh giá, nhận xét
? Qua bài học này em cho biết bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào?
-Nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống là xuất phát từ thực tế đời sống (sự việc, hiện tượng) mà nêu ra những vấn đề tư tưởng.
-Nghị luận tư tưởng đạo lí: dùng lập luận giải thích, chứng minh phân tích... để làm sáng tỏ các tư tưởng đạo lí quan trọng đối với đời sống con người.
Thảo luận nhóm (3p)
+ HS đọc yêu cầu.
+ HS hoạt động cá nhân.
+ HS thảo luận.
- Đại diện trình bày.
3. Ghi nhớ:
1. Mục tiêu: HS nắm được cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng ...
2. Phương thức thực hiện: Sử dụng PP
- DH theo dự án
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
- Dạy học theo nhóm
- Vấn đáp, thuyết trình
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, thảo luận nhóm theo Kt khăn phủ bàn
- Hoạt động cá nhân, cả lớp
3. Sản phẩm hoạt động: Kết quả thảo luận nhóm của HS
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- GV đánh giá
a. Dựa vào việc chuẩn bị bài rồi hãy cho biết có mấy bước để làm một bài văn NL về một tư tưởng đạo lí.
? Việc tìm hiểu đề bài, lập dàn ý có ý nghĩa và vai trò như thế nào đối với việc làm bài?
b. Vận dụng vào làm đề văn Suy nghĩ từ câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
? Như vậy dể tiến hành tạo lập một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí chúng ta thực hiện như thế nào?
+ Có 4 bước để làm bài văn NL về một tư tưởng đạo lí: Tìm hiểu đề; Lập dàn ý, Viết bài; Kiểm tra sửa chữa
+T?m hiểu đề giúp chúng ta đi đúng yêu cầu của đề bài, tránh lạc đề; lập dàn ý giúp người viết trình bày sự việc một cách mạch lạc, rõ ràng...
+ Vận dụng:
B1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: NL về một tư tưởng đạo lí.
- Nội dung: Đạo lí uống nước nhớ nguồn
- Pvi kiến thức cần có: + Hiểu về tục ngữ Việt Nam + Vận dụng các tri thức về đời sống.
- Tìm ý:
+ Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ;
+ Nhận định, đánh giá câu tục ngữ (ý nghĩa của câu tục ngữ)
+ Hiện nay truyền thống ấy được vận dụng như thế nào...
B2. Lập dàn ý
a. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề.
- Nêu vấn đề và trích dẫn câu tục ngữ.
b. Thân bài
* Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.
- Nghĩa đen: Uống nước là sử dụng nước có trong tự nhiên để tồn tại và phát triển
- Nghĩa bóng: Uống nước”: hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần; “Nhớ nguồn”: là lòng biết ơn đối với những người đã làm ra thành quả;
-> Nghĩa chung: Hưởng thụ thành quả phải biết ơn người tạo ra thành quả (lòng biết ơn)
* Nhận định, đánh giá.
- Là lời nhắc nhở đối với những ai vô ơn.
- Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người.
- Câu tục ngữ nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nền tảng để duy trì và phát triển xã hội.
* Mở rộng vấn đề:
- Khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, cho đất nước.
- Lên án phê phán những người có thái độ vô ơn.
-“nhớ nguồn” một cách thiết thực ...
c. Kết bài
- Câu tục ngữ thể hiện một nét đẹp của truyền thống và con người Việt Nam.
- Khuyên nhủ, kêu gọi mọi người.
B3. Viết bài: Dựa vào bài để viết thành bài hoàn chỉnh
B4. Đọc và kiểm tra sửa chữa.
HĐ cá nhân
HĐ nhóm
HS trình bày kết quả của nhóm mình đã được phân công, HS nhóm khác nhận xét đánh giá, bổ sung, đưa ra câu hỏi để y/c giải đáp
- Giáo viên nhận xét, đánh câu trả lời của HS
->Giáo viên chốt kiến thức trên bảng phụ hoặc trên sản phẩm của HS; HS ghi vở
II. Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
* Đề bài: Suy nghĩ từ câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
B1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: NL về một tư tưởng đạo lí.
- Nội dung: Đạo lí uống nước nhớ nguồn
- Pvi kiến thức cần có:
+ Hiểu về tục ngữ Việt Nam
+ Vận dụng các tri thức về đời sống.
- Tìm ý:
+ Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ;
+ Nhận định, đánh giá câu tục ngữ (ý nghĩa của câu tục ngữ)
+ Hiện nay truyền thống ấy được vận dụng như thế nào...
B2. Lập dàn ý
a. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề.
- Nêu vấn đề và trích dẫn câu tục ngữ.
b. Thân bài
* Giải thích:
- Nghĩa đen: Uống nước là sử dụng nước có trong tự nhiên để tồn tại và phát triển
- Nghĩa bóng: Uống nước”: hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần; “Nhớ nguồn”: là lòng biết ơn đối với những người đã làm ra thành quả;
-> Nghĩa chung: Hưởng thụ thành quả phải biết ơn người tạo ra thành quả (lòng biết ơn)
* Nhận định, đánh giá.
- Là lời nhắc nhở đối với những ai vô ơn.
- Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người.
- Câu tục ngữ nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nền tảng để duy trì và phát triển xã hội.
* Mở rộng vấn đề:
- Khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, cho đất nước.
- Lên án phê phán những người có thái độ vô ơn.
-“nhớ nguồn” một cách thiết thực ...
c. Kết bài
- Câu tục ngữ thể hiện một nét đẹp của truyền thống và con người Việt Nam.
- Khuyên nhủ, kêu gọi mọi người.
B3. Viết bài: Dựa vào bài để viết thành bài hoàn chỉnh
B4. Đọc và kiểm tra sửa chữa.
3. Ghi nhớ - SGK 54
HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu nhận dạng được kiểu bài nghị luận Xh về một vấn đề tư tưởng đạo lí
* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ chung, Thảo luận nhóm, Hoạt động cặp đôi.
* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi HS.
a.Cho biết văn bản trên thuộc loại nghị luận nào?
b. Văn bản nghị luận về vấn đề gì? Chỉ ra luận điểm chính của nó?
c.Phép lập lập luận chính trong bài văn là gì? Cách lập luận trong bài có sức thuyết phục như thế nào?
a. Văn bản thuộc loại nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
b, văn bản bàn về giá trị của thời gian
* Luận điểm:
-Thời gian là sự sống
- Thời gian là thắng lợi
- Thời gian là tiền
- Thời gian là tri thức
C, Phép lập luận chủ yếu của văn bản là phân tích và chứng minh
Cách lập luận này có sức thuyết phục , giản dị và dễ hiểu
THẢO LUẬN NHÓM(3p)
+ HS đọc yêu cầu.
+ HS hoạt động cá nhân.
+ HS thảo luận.
- Đại diện trình bày.
II. Luyện tập:
a. Văn bản thuộc loại nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
b, văn bản bàn về giá trị của thời gian
* Luận điểm:
-Thời gian là sự sống
- Thời gian là thắng lợi
- Thời gian là tiền
- Thời gian là tri thức
C, Phép lập luận chủ yếu của văn bản là phân tích và chứng minh
Cách lập luận này có sức thuyết phục , giản dị và dễ hiểu
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về đặc điểm của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Từ việc tìm hiểu ở trên hãy xác định đề 4 trong phần KĐ thuộc kiểu bài nghị luận nào? Nêu một vài vấn đề tư tưởng đạo lí của con người trong cuộc sống
Đề 4 thuộc kiểu nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí
*Một số vấn đề tư tưởng đạo lí của con người: Đạo lí uống nước nhớ nguồn, lá lành đùm lá rách..
HĐ cá nhân
+ Nghe yêu cầu.
+ Trình bày cá nhân
GV chốt
GV dặn dò và giao bài tập về nhà cho HS:
Bài cũ: Tìm và đọc một số đoạn văn, bài văn thuộc thể loại nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí
Bài mới: Chuẩn bị tiết tiếp theo
RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_98_nghi_luan_ve_mot_van_de_tu_tuo.docx