A. Mức độ cần đạt
Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
3. Thái độ: HS thêm kính yêu, tự hào về Bác từ đó có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1., 9A5.)
2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở cũng như bài học của học sinh.
3. Bài mới: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã và đang là một khẩu hiệu kêu gọi, thúc giục mỗi người chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Thực chất nội dung của khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương sáng ngời của Bác. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Đoạn trích dưới đây sẽ phần nào trả lời câu hỏi ấy.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1716 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 9 Tuần 01 Tiết 01, 02 Phong cách Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01 Ngày soạn: 17/08/2013
Tiết: 01 - 02 Ngày dạy: 19/08/2013
Phong caùch hoà chí minh
(Leâ Anh Traø)
A. Mức độ cần đạt
Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
3. Thái độ: HS thêm kính yêu, tự hào về Bác từ đó có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm…
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1....................................., 9A5....................................................)
2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở cũng như bài học của học sinh.
3. Bài mới: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã và đang là một khẩu hiệu kêu gọi, thúc giục mỗi người chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Thực chất nội dung của khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương sáng ngời của Bác. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Đoạn trích dưới đây sẽ phần nào trả lời câu hỏi ấy.
Hoạt động của giáo viên & học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
Từ việc chuẩn bị bài ở nhà, nêu những hiểu biết của em về tác giả? -> Gv nhận xét, cung cấp cho Hs một số thông tin về tác giả (xem bảng phụ lục cuối giáo án).
Nêu xuất xứ của văn bản?
Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có nhiều bài viết về Người. “Phong cách Hồ Chí Minh” là một trong những bài đó.
Văn bản này thuộc kiểu loại nào? Vì sao em biết ?
-> VBND. Bài PCHCM thuộc chủ đề về hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Nó có ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ việc học tập, rèn luyện theo phong cách HCM là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người VN, nhất là lớp trẻ hiện nay.
Nhắc lại thế nào là văn bản nhật dụng? Ở lớp 6,7,8 chúng ta học những văn bản nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu văn bản
- Đọc: Giọng chậm rãi, bình tĩnh. GV đọc một đoạn, gọi HS đọc tiếp cho đến hết bài. GV nhận xét cách đọc.
- Giải thích từ khó: Chọn, kiểm tra một vài từ khó trong 12 từ khó đã được chú thích trong sgk/7. Giải thích thêm từ: Bất giác: một cách tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước. Đạm bạc: sơ sài, giản dị, không cầu kì.
Đoạn trích có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung mỗi đoạn? -> 2 đoạn:
- Đ1: Từ đầu… rất hiện đại: Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh
- Đ2: Còn lại: Những nét đẹp trong lối sống của Người.
Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
HS đọc lại đoạn 1
Thảo luận nhóm (2p): 1. Những tinh hoa văn hóa của nhân loại đến với HCM trong hoàn cảnh như thế nào?
2. HCM đã tiếp thu bằng cách nào và tiếp thu như thế nào? Vốn kiến thức có được ở mức như thế nào?
Hs thảo luận, ghi chép ra giấy, cử đại diện phát biểu. GV tổng kết, nhận xét.
-> Những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất VN. Một lối sống bình dị, rất phương Đông, rất VN nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại.
Hết tiết 1 chuyển tiết 2
Từ những hiểu biết của mình đã được học, em hãy nêu một vài dẫn chứng nói lên đức tính giản dị của Bác?
Hs nêu, Gv dẫn vào tiết 2
HS đọc lại đoạn 2
Tìm những chi tiết mô tả nơi ở và làm việc, trang phục, cũng như cách ăn uống của Bác?
Em có nhận xét gì về lối sống của Bác? Hãy so sánh lối sống của Bác với các nhà hiền triết xưa?
-> Lối sống rất bình dị, rất VN, rất phương Đông. Là một cách sống có văn hoá theo quan niệm thẩm mĩ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
Cách sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm:
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
Để miêu tả lối sống của HCM, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Việc vận dụng câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm vào đây có ý nghĩa như thế nào?
Em hiểu ntn là “phong cách”? Ý nghĩa cao đẹp của phong cách HCM là gì?
->Phong cách là cái riêng, độc đáo có tính hệ thống, trở thành nề nếp ổn định của một người hoặc một lớp người được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động như lao động, học tập, sinh hoạt, ứng xử, diễn đạt (nói và viết)... tạo nên những giá trị, những nét riêng biệt của chủ thể đó. Nó bị chi phối bởi các nhân tố như truyền thống văn hóa, lối sống, thói quen, điều kiện sống, sự trải nghiệm thực tiễn, dấu ấn cá nhân… Phong cách không được sinh ra bẩm sinh mà chỉ có thể được hình thành bởi sự phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi không ngừng của chủ thể.
-> P/c Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại…
* Hướng dẫn Tổng kết:
Em hãy khái quát lại những giá trị nghệ thuật cũng như nội dung của văn bản?
Nêu ý nghĩa của văn bản này?
Vài Hs nêu. Gv chốt ý, ghi bảng.
Qua tìm hiểu văn bản, em nhận thức được thế nào là lối sống có văn hoá, là “mốt”, là hiện đại trong ăn mặc, nói năng?
GV liên hệ giáo dục HS
* Hướng dẫn hs luyện tập
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: Lê Anh Trà
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: (Sgk/7)
- Kiểu loại: Văn bản nhật dụng
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc và giải nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 2 đoạn
2.2. Phương thức biểu đạt: Nghị luận
2.3. Phân tích:
a. HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
- Hoàn cảnh: Trong quá trình đi tìm đường cứu nước và cuộc đời hoạt động cách mạng đầy truân chuyên.
- Cách tiếp thu:
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
+ Qua công việc, qua lao động.
- Tiếp thu có chọn lọc.
- Học hỏi cái hay, cái đẹp đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực.
- Dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc.
=> HCM rất phương Đông nhưng cũng rất hiện đại.
Hết tiết 1 chuyển tiết 2
b. Những nét đẹp trong lối sống của Bác
- Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ;
- Trang phục: quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, tư trang ít ỏi;
- Ăn uống: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa;
- Sống một mình, suốt cuộc đời hy sinh vì dân, vì nước.
- Quan niệm: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
-> Kết hợp giữa kể và bình luận. Có sự chọn lọc dẫn chứng, đan xen thơ cổ.
=> Lối sống hết sức giản dị, đạm bạc, nhưng thanh cao, sang trọng, gần gũi với các bậc hiền triết xưa.
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật
b. Nội dung: Ghi nhớ: (Sgk/8)
* Ý nghĩa văn bản: Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
4. Luyện tập
III. Hướng dẫn tự học
- Tìm hiểu nghĩa một số từ Hán Việt trong đoạn trích.
- Tìm đọc thêm những mẩu chuyện kể về Bác.
- Chuẩn bị bài: Các phương châm hội thoại.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 01 Ngày soạn: 19/08/2013
Tiết: 03 Ngày dạy: 21/08/2013
Caùc phöông chaâm hoäi thoaïi
A. Mục tiêu cần đạt
- Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương châm hội thoại: phương châm về lượng, phương châm về chất.
- Biết vận dụng các phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức: Nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất.
2. Kĩ năng
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
- Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.
3. Thái độ: HS thêm yêu, tự hào về tiếng Việt và sử dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp đạt hiệu quả cao.
C. Phương pháp
Nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, …
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1......................................., 9A5.....................................................)
2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của hs.
3. Bài mới: Trong giao tiếp, chúng ta hay mắc một số lỗi như trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi hoặc trả lời thiếu, thừa nội dung thông tin so với câu hỏi yêu cầu; cũng có thể nói những điều không đúng sự thật. Bài học Các phương châm hội thoại hôm nay phần nào giúp các em khắc phục những lỗi nói trên.
Hoạt động của giáo viên & học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
* Tìm hiểu phương châm về lượng:
- GV: giải thích từ “phương châm”: lối vạch sẵn để đạt mục đích.
- HS đọc vd 1.
Bơi nghĩa là gì? -> Bơi là di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể.
HS thảo luận trả lời câu hỏi ở Sgk.
Ba trả lời học bơi “ở dưới nước” chưa nêu được địa điểm học bơi cụ thể - điều mà An muốn biết.
Từ đó em rút ra bài học gì khi giao tiếp?
- GV chốt lại theo ý đúng , kết luận.
- HS đọc truyện cười “Lợn cưới, áo mới”.
Truyện gây cười vì lẽ gì? Nhân vật trong truyện lẽ ra chỉ cần hỏi và trả lời như thế nào là đủ?
Qua đó, em thấy cần phải tuân thủ yêu cầu gì trong giao tiếp?
Qua ví dụ phân tích, tn là phương châm về lượng?
GV chốt ý phần ghi nhớ 1 Sgk.
* Tìm hiểu phương châm về chất:
- Hs đọc truyện cười.
Truyện cười phê phán điều gì ?
Trong giao tiếp cần tránh điều gì?
- GV đưa thêm tình huống: Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì có trả lời với thầy cô là bạn ấy ốm không?
- HS trảlời. GV chốt lại theo ý đúng và kết luận.
Qua ví dụ phân tích, em hãy cho biết trong hội thoại, thế nào là phương châm về chất?
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ sgk trang 10.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Gv chia nhóm thảo luận các bài tập:
Nhóm 1, 2, 3: bài 1, 2.
Nhóm 4, 5, 6: bài 3, 4
Đại diện các nhóm lên bảng chữa các bài tập 1, 2, 3.
Bài 1: Vận dụng phương châm về lượng để phân tích
Bài 2: Hs điền đúng các cụm từ vào vị trí thích hợp.
Bài 3:
Bài 4: GV cho hs làm nháp, gv nhận xét, bổ sung
4b. Để đảm bảo phương châm về lượng, người nói dùng cách nói trên để nhấn mạnh, chuyển ý nhằm báo cho người nghe việc nhắc lại nội dung đã nói là do chủ ý của người nói.
Bài 5: Những thành ngữ (SGK) có nghĩa sau:
A. Vu khống, đặt điều, bịa chuyện.
b. Nói không có căn cứ.
c. Vu khống, bịa chuyện.
d. Cố tranh cãi, không có lý lẽ gì cả.
e. Nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương.
g. Nói lăng nhăng, linh tinh.
h. Hứa để được lòng mà không thực hiện.
-> Các thành ngữ này liên quan đến phương châm hội thoại về chất
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung
1. Phương châm về lượng
a. Phân tích ví dụ
VD1:
Ba trả lời “Ở dưới nuớc”
-> Chưa đáp ứng được nội dung cần hỏi.
=> Nói cần phải có nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp
VD2: A. “cưới”
B. “từ khi mặc áo mới này”.
-> Thừa.
=> Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
b. Ghi nhớ 1: (Sgk/9)
2. Phương châm về chất
a. Phân tích ví dụ
VD1: Truyện “Quả bí khổng lồ”
- Phê phán tính nói khoác, nói sai sự thật.
-> Không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật.
VD2: Trong giao tiếp đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực.
b. Ghi nhớ 2: (Sgk/10)
II. Luyện tập
Bài 1:
a. “Nuôi ở nhà”.
b. “ Có hai cánh”
-> Thừa
=> Vi phạm phương châm về lượng.
Bài 2:
Nói có sách, mách có chứng.
Nói dối.
Nói mò.
Nói nhăng, nói cuội.
e. Nói trạng.
-> Phương châm về chất.
Bài 3: “Rồi có nuôi được không?”-> thừa.
-> Không tuân thủ phương châm về lượng.
Bài 4:
4a. Để đảm bảo tuân thủ phương châm về chất, người nói dùng cách trên nhằm báo cho người nghe tính xác thực trong lời nói của mình.
III. Hướng dẫn tự học
- Sưu tầm các câu nói không tuân thủ các phương châm hội thoại về lượng và về chất trong một hội thoại và chữa lại cho đúng.
- Học bài, làm bài tập hoàn thiện.
- Soạn bài: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 01 Ngày soạn: 19/08/2013
Tiết: 04 Ngày dạy: 21/08/2013
Söû duïng Moät soá bieän phaùp ngheä thuaät
Trong vaên baûn thuyeát minh
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu vai trò của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Biết tạo lập được văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Văn bản thuyết minh và các pp thuyết minh thường dùng.
- Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng
- Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các văn bản thuyết minh.
- Biết cách vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh.
3. Thái độ: Hs có ý thức tự lập khi làm bài.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, …..
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1......................................., 9A5.....................................................)
2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh.
3. Bài mới: Để có một bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn người đọc người nghe thì người viết cần biết kết hợp một số biện pháp nghệ thuật trong khi viết. Vậy đó là những biện pháp nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên & học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
GV giúp Hs ôn tập lại văn bản thuyết minh
Thế nào là văn bản thuyết minh?
-> Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
Văn bản thuyết minh được viết ra nhằm mục đích gì?
-> Cung cấp tri thức khách quan về sự vật, hiện tượng, vấn đề…
Hãy kể ra các phương pháp thuyết minh thường dùng đã học? -> Định nghĩa, nêu ví dụ, liệt kê, dùng số liệu, phân loại – phân tích, so sánh…
- Gọi HS đọc văn bản Hạ Long – Đá và Nước.
Văn bản này thuyết minh gì? -> Sự kì lạ của HL.
Vấn đề ấy có khó không? Tại sao?
=> Khó. Vì đối tượng thuyết minh rất trừu tượng. Ngoài ra còn phải truyền được cảm xúc và sự thích thú tới người đọc.
GV: Thông thường khi giới thiệu về cảnh đẹp Hạ Long người ta thường nói vịnh Hạ Long rộng bao nhiêu, có bao nhiêu hòn đảo lớn nhỏ,… (dùng phương pháp liệt kê) nhưng Nguyên Ngọc giới thiệu Hạ Long theo một phương diện ít ai nói tới. Chính điều đó đã tao nên sự kì lạ của HL.
Tác giả đã sử dụng biện pháp tưởng tượng và liên tưởng ntn để giới thiệu sự kì lạ của Hạ Long?
=> “Chính nước ….. có tâm hồn”, “nước tạo nên sự di chuyển và khả năng di chuyển theo mọi cách tạo nên sự thú vị của cảnh sắc….”.
* Thảo luận: Để cho sinh động ngoài những phương pháp thuyết minh đã học, tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
-> Miêu tả, so sánh, nhân hóa…
Lưu ý: Không phải văn bản thuyết minh nào cũng sử dụng yếu tố nghệ thuật và miêu tả, VD: Bản giới thiệu di tích lịch sử, các tờ rơi giới thiệu sản phẩm…
Khi sử dụng cần phải đảm bảo tính chất văn bản, thực hiện được mục đích và phương pháp thuyết minh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Bài 1: Gọi HS đọc văn bản Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh
* Thảo luận:
- Văn bản có tính chất thuyết minh không?
- Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào?
- Những phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng?
Bài 2: Đoạn văn nói về tập tính của chim cú dưới dạng ngộ nhận theo định kiến thời ấu thơ, sau lớn lên đi học có dịp nhận thức lại nhầm lẫn. Biện pháp nghệ thuật ở đây là lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
- Gv hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe.
I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
1. Ôn tập văn thuyết minh
2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
a. Phân tích ví dụ:
Văn bản Hạ Long – Đá và Nước
- Thuyết minh về sự kì lạ của Hạ Long
- Phương pháp thuyết minh: liệt kê, phân tích.
- Biện pháp nghệ thuật: tưởng tượng, liên tưởng, dùng phép so sánh, nhân hoá.
b. Ghi nhớ: (Sgk/13)
II. Luyện tập
Bài 1:
a. Bài văn có tính chất thuyết minh vì đã cung cấp cho người đọc về những kiến thức về loài ruồi.
- Những phương pháp thuyết minh đã được sử dụng: Giải thích, nêu số liệu, phân loại, liệt kê…
b. * Bài thuyết minh đặc biệt ở chỗ:
- Về hình thức: Như văn bản tường thuật một phiên tòa
- Về cấu trúc: như một biên bản về cuộc tranh luận pháp lí
- Về nội dung: như một câu chuyện kể về ruồi.
* Sử dụng BPNT: Kể chuyện, miêu tả, nhân hoá, có tình tiết.
c. Tác dụng: Làm cho văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn, thú vị. Nhờ BPNT mà gây hứng thú cho người đọc, vừa là truyện vui vừa học thêm tri thức.
III. Hướng dẫn tự học
- Nắm vững bài học.
- Chuẩn bị bài luyện tập. Mỗi tổ chuẩn bị một trong hai đề sau:
+ Tổ 1: Thuyết minh cái quạt.
+ Tổ 2: Thuyết minh cái nón. - Yêu cầu: Xác định đề bài cụ thể. Lập dàn ý chi tiết và viết phần mở bài
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 01 Ngày soạn: 21/08/2013
Tiết: 05 Ngày dạy: 23/08/2013
Luyeän taäp söû duïng Moät soá bieän phaùp ngheä thuaät
Trong vaên baûn thuyeát minh
A. Mức độ cần đạt
- Ôn tập. Củng cố kiến thức về văn bản thuyết minh.
- Nắm được cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Hs biết cách làm một bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng (cái quạt, cái bút, cái kéo…)
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
2. Kĩ năng
- Xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một đồ dùng cụ thể.
- Lập dàn ý chi tiết và viết phần mở bài cho bài văn thuyết minh (có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật) về một đồ dùng.
3. Thái độ: HS có ý thức từ giác khi làm bài.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề…
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1......................................., 9A5.....................................................)
2. Bài cũ: Có thể sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào vào viết bài văn thuyết minh và tác dụng của BPNT trong văn thuyết minh là gì?
3. Bài mới: Chức năng cơ bản của văn bản thuyết minh là cung cấp tri thức. Khi thuyết minh chúng ta có thể sử dụng linh hoạt sử dụng các phương pháp khác nhau mà các em đã được học ở lớp 8. Tiết học này chúng ta sẽ thực hành việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật để viết văn thuyết minh.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
Gv gợi mở giúp Hs nhớ lại những kiến thức về văn thuyết minh và hướng dẫn theo 2 ý: về nội dung và hình thức theo yêu cầu (Sgk/15)
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS Luyện tập
- Tổ 1 trình bày dàn ý đã chuẩn bị ở nhà.
- GV và HS cùng chữa đề 1 hoàn chỉnh.
Cho biết đối tượng thuyết minh?
Những tri thức nào về đối tượng cần thuyết minh?
Em dự định sẽ chọn biện pháp nghệ thuật nào để sử dụng trong bài làm của mình?
* GV yêu cầu thảo luận dàn ý ở nhóm - ghi các ý chính vào bảng phụ. Sau đó đại diện nhóm trình bày dàn ý chi tiết trước lớp.
Nhóm khác nhận xét, Gv bổ sung, sửa dàn ý (nếu cần)
* Hs làm và đọc phần mở bài, hs khác nhận xét, Gv nhận xét và sửa sai.
* Hướng dẫn Hs làm tương tự đề 2
Ví dụ đoạn mẫu mở bài thuyết minh về cái nón: Chiếc nón lá Việt Nam không chỉ dùng để che nắng, che mưa mà dường như nó là một phần không thể thiếu đã góp phần làm nên vẻ đẹp duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón lá từng đi vào ca dao: Qua đình ngả nón trông đình / Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu. Vì sao chiếc nón lại được người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng trân trọng, yêu quý như vậy? Xin mời các bạn hãy cùng tôi tìm hiểu về lịch sử, cấu tạo và công dụng của chiếc nón nhé!
- Tương tự làm với các đề còn lại.
- GV cho hs đọc bài đọc thêm: “Họ nhà kim”.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe.
I. Yêu cầu luyện tập
- Nội dung
- Hình thức
II. Luyện tập
Đề 1: Thuyết minh “Cái quạt”
1. Phân tích đề:
a. Đối tượng thuyết minh: Cái quạt
b. Những tri thức về đối tượng: Nguồn gốc, cấu tạo, phân loại, công dụng , lợi ích.
c. Biện pháp nghệ thuật: Nhân hoá + phương thức tự sự (cái quạt tự kể về mình).
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài: Cái quạt tự giới thiệu về mình (ngôi kể thứ nhất)
b. Thân bài:
- Chiếc quạt tự kể:
+ Về nguồn gốc.
+ Về cấu tạo.
+ Về công dụng .
- Chiếc quạt kể về đồng loại của mình:
+ Cái quạt mo cau, ái quạt lá cọ.
+ Quạt nan, quạt giấy.
+ Cái quạt điện đủ loại, đủ kiểu, đủ màu.
- Chiếc quạt nói về lợi ích của mình trong đời sống con người.
c. Kết bài: Suy nghĩ, mơ ước của cái quạt trong hiện tại và tương lai.
Đề 2: Thuyết minh về cái nón.
Dàn ý
MB: Giới thiệu chung về cái nón
TB: - Lịch sử chiếc nón
- Cấu tạo của chiếc nón
- Quy trình làm ra chiếc nón
- Giá trị kinh tế, văn hóa, nghệ thuật của chiếc nón.
KB: Cảm nghĩ chung về chiếc nón trong đời sống hiện đại.
III. Hướng dẫn tự học
- Học bài. Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh Họ nhà kim. (Sgk/16)
- Soạn bài: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
E. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- giao an NV 9 tuan 1.doc