A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS:
* Nắm được nội dung cơ bản của phần văn chương đã học.
* Biết vận dụng trong làm văn
B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.
SGK, SGV, Giáo án, Bảng phụ (máy chiếu)
C- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tiến hành giờ học theo hướng thực hành, hướng dẫn HS luyện tập một số bài tập qua đó giúp HS củng cố kiến thức các bài đã học.
Có thể tiến hành theo cách chia nhóm cho HS trình bày rồi cử đại diện trình bày
D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
II- KIỂM TRA BÀI CŨ:
Nêu những giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
III- GIỚI THIỆU BÀI MỚI.
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn tiết 108- Kiểm tra văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 10 tháng 4 năm 2007.
Ngữ văn. Tiết 108.
Kiểm tra văn học.
a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS:
* Nắm được nội dung cơ bản của phần văn chương đã học.
* Biết vận dụng trong làm văn
b- Phương tiện thực hiện.
SGK, SGV, Giáo án, Bảng phụ (máy chiếu)
c- Cách thức tiến hành
GV tiến hành giờ học theo hướng thực hành, hướng dẫn HS luyện tập một số bài tập qua đó giúp HS củng cố kiến thức các bài đã học.
Có thể tiến hành theo cách chia nhóm cho HS trình bày rồi cử đại diện trình bày…
D- Tiến trình lên lớp
i- ổn định tổ chức
ii- Kiểm tra bài cũ:
Nêu những giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
iii- Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(HS đọc các đề SGK và xác định hệ thống các y)
Đề 1:
- Anh (chị hiểu thế nào là thể truyền kì qua các tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ?
Hãy khoanh tròn chữ cái in hoa đầu dòng nếu cho là đúng.
Đề 2:
a) Anh (chị) hiểu như thế nào là văn biền ngẫu? Hãy phân tích một số ví dụ đã học để làm sáng tỏ.
b) Hãy phát biểu suy nghĩ của em sau khi đọc bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.
Đề 3:
a) Hãy trình bày vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi.
Thể truyền kì là:
Loại truyện ngắn có nguồn góc từ Trung Hoa.
Dùng yếu tố kì ảo làm phương thức nghệ thuật phản ánh cuộc sống.
Sử dụng cốt truyện dân gian, dã sử để xây dựng thành truyện mới.
Truyền kì mang đậm yếu tố hiện thực và chất nhân văn
Tất cả các trường hợp trên.
a) Văn biền ngẫu còn gọi là biền văn, biền lệ văn. Biền là ngựa đi sóng đôi. Ngẫu là đối, cặp. Vì văn biền ngẫu chủ yếu theo cấu trúc câu 4 chữ và 6 chữ nên còn gọi là văn tứ lục.
Văn biền ngẫu có 5 đặc điểm:
+ Ngôn ngữ đối ngẫu các vế đối nhau theo bằng, trắc, từ loại.
+ Kiểu câu chỉnh tề. Câu 4 chữ đối với câu 4 chữ. Câu 6 chữ đối với câu 6 chữ.
+ Có vần bằng, trắc hài hòa.
+ Sử dụng điển cố
+ Sử dụng từ ngữ bóng bẩy có tính khoa trương.
Đại cáo bình Ngô là tác phẩm viết theo thể biền ngẫu.
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Các cặp câu sáu tiếng đối nhau, bằng, trắc hài hòa, giàu hình tượng. Có đoạn Nguyễn Trãi mở rộng sử dụng tới 11 tiếng một câu:
Họ đã ham sống, sợ chết mà hòa hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
- Đây là một bài hay. Cảm giác đọng lại trong lòng người đọc là hình ảnh người khách mà chính là bóng dáng của Trương Hán Siêu. Nhà thơ đã thổi hồn mình vào để biến nhân vật trữ tình trở nên sinh động
- Con người ấy tìm đến sông Bạch Đằng – tìm về lịch sử dân tộc
- Hồi tưởng về dân tộc…
GV căn cứ kiến thức của bài học cho HS trình bày, rồi nhận xét, bổ sung.
IV- rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Kiem Tra van hoc.doc