Giáo án Ngữ văn tự chọn 10 Tuần 8, 9, 10 Chủ đề 3: Thực hành viết đoạn văn

I. Mục đích yêu cầu:

 1. Kiến thức:

 - Ôn tập và củng cố cho học sinh những kiến thức về đoạn văn nghị luận.

 - Giúp học sinh biết cách viết các đoạn văn nghị luận.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, diện đạt. trong quá trình viết đoạn văn

 3. Thái độ:

 - Học tập và rèn luyện viết văn một cách nghiêm túc

 II. Các phương tiện thực hiện:

- Các tài liệu về luyện viết đoạn văn nghị luận

- Sách giáo khoa cấp 2

III. Các bước lên lớp

1. ổn định tổ chức

2. Bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn tự chọn 10 Tuần 8, 9, 10 Chủ đề 3: Thực hành viết đoạn văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8, 9, 10 Ngày soạn 10 tháng 10 năm 2008 Chủ đề 3: Thực hành viết đoạn văn Tổ trưởng ký duyệt Phạm Thị Giang I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Ôn tập và củng cố cho học sinh những kiến thức về đoạn văn nghị luận. - Giúp học sinh biết cách viết các đoạn văn nghị luận. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, diện đạt..... trong quá trình viết đoạn văn 3. Thái độ: - Học tập và rèn luyện viết văn một cách nghiêm túc II. Các phương tiện thực hiện: Các tài liệu về luyện viết đoạn văn nghị luận Sách giáo khoa cấp 2 III. Các bước lên lớp ổn định tổ chức Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt - Thế nào là một đoạn văn nghị luận? - Trong đoạn văn nghị luận thường chú ý đến những thao tác nào? (GV giảng giải để học sinh hiểu) - Đoạn văn nghị luận phải đảm bảo những yêu cầu nào? GV hướng dẫn cho học sinh đọc và phân tích các ví dụ - Qua các ví dụ đó em có nhận xét gì về hình thức của đoạn văn nghị luận? - Thông thường để triển khai ý tưởng của một đoạn văn em thường sử dụng các kiểu kết cấu chính nào? - Thế nào là kiểu diễn dịch? - Thế nào là kiểu quy nạp? - Thế nào là kiểu tổng phân hợp? - Ngoài ra chúng ta còn sử dụng những kiểu nào nữa? Gv đọc các ví dụ và giảng giải cho học sinh hiểu thêm về các kiểu kết cấu này trong đoạn văn, đồng thời qua đó hướng cho học sinh vận dụng một cách linh hoạt. (Phần này luyện tập là chính) - Có thể có những cách mở bài nào? GV cho bài tập học sinh vận dụng làm cả hai cách này HS thảo luận và nhận xét, rút và kinh nghiêm để viết bài. - Đặc điểm của đoạn văn phần thân bài? - Khi làm bài tập này em xác định có máy luận điểm, tương ứng với luận điểm đó là nội dung cho các đoạn văn? Cho học sinh chia nhóm và các nhóm viết theo luận điểm Hướng dẫn cho học sinh làm Gv hướng dẫn học sinh làm tương tự I. Ôn tập lý thuyết: 1. Khái niệm - Đoạn văn nghị luận là đoạn văn trực tiếp bày tỏ những tư tưởng, quan điểm của người viết về một vấn đề thuộc phạm vi văn học hoặc phạm vi đời sống, xã hội - Đoạn văn nghị luận là một hệ thống lập luận, trong đó hàm chứa những luận điểm chính, luận điểm phụ, chủ đề thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung luận điểm, các câu triển khai, hoặc dẫn giải nhằm làm nổi rõ luận điểm, làm tăng sức thuyết phục cho toàn văn bản nghị luận. 2. Yêu cầu: - Đoạn văn nghị luận phải chặt chẽ, có tính hấp dẫn, tính hình tượng biểu cảm, thích hợp với từng dạng bài. 3. Hình thức đoạn văn trong văn bản nghị luận: VD: lấy trong sách giáo khoa các đoạn văn với số lượng câu dài ngắn khác nhau ý tưởng đề ra rõ ràng ý tưởng được hoàn chỉnh hơn khi triển khai bằng nhiều câu văn Người viết thể hiện được nội dung cảm xúc cũng như có nhận xét riêng về ý tưởng trình bày qua ngữ điệu của từng câu văn Câu đầu đoạn văn phải viết hoa và lùi vào một ít ở đầu dòng. Đoạn văn viết xong phải chấm xuống dòng. 4.Các kiểu kết cấu trong đoạn văn nghị luận: - Có ba kiểu chính: + Kiểu diễn dịch: Từ câu chốt triển khai ý tưởng thông qua các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận với những đánh giá nhận xét và bộc lộ sự cảm nhận đối với ý tưởng. + Kiểu quy nạp: Từ minh họa lập luận hoặc nhận xét, cả nhận dẫn đến ý tưởng cần trình bày. + Kiểu tổng phân hợp: Đây là kiểu hỗn hợp diễn dịch với quy nạp. Câu đầu nêu lên ý tưởng các câu tiếp theo đưa ra những ý tưởng các câu sau đưa ra những biểu hiện cụ thể, những lập luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, từ đó đề xuất nhận định mới đối với ý tưởng. * Ngoài ra còn có các kiểu khác nữa: - So sánh tương phản - So sánh tương đồng - Phân tích kiểu nhân quả (nêu nguyên nhân rồi trình bày kết quả và ngược lại) - Kiêu tương liên - Kiểu vấn đáp - Kiểu nêu giả thuyết - Kiểu đòn bẩy II. Thực hành viết đoạn văn trong văn nghị luận: 1. Đoạn văn phần mở bài: - Có hai cách viết + Mở bài trực tiếp: người viết đi thẳng vào vấn đề cần giải quyết + Mở bài gián tiếp: người viết dẫn dắt từ một ý liên quan đến vấn đề sẽ nêu, rồi trình bày và giải quyết vấn đề. Bài tập: Em hãy viết mở bài cho đề nghị luận sau: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Phương Định trong tác phẩm những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. 2. Đoạn văn phần thân bài: - Tương ứng với luận điểm: Tùy theo yêu cầu của đề bài, bài văn để có thêm nhiều luận điểm. Các luận điểm liên quan đến nhau và làm sáng tỏ chủ đề bài văn. Bài tập: Phân tích hình tượng nhân vật Tấm trong tác phẩm Tấm cám 3. Đoạn văn phần tiểu kết: - Liên kết các phần bố cục trong bài văn thành một chỉnh thể thống nhất Bài tập: Sơ kết luận điểm: quan điểm nhân đạo của nhân dân trong kết thúc của truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy. 4. Đoạn văn chuyển tiếp 5. Đoạn văn phần kết bài Củng cố, dặn dò: Học sinh làm bài tập Rút kinh nghiệm: .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTu chon chu de 3 thuc hanh viet doan van.doc