I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được sức mạnh và sự cảm hóa của lòng yêu thương và căm giận của những con người khốn khổ
- Nắm được đặc trưng của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa của Huy-gô
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1.Kiến thức:
- Sự khôi phục uy quyền của người cầm quyền
- Ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền, làm an lòng những người khốn khổ.
- Những biểu hiện của bút pháp chủ nghĩa trong đoạn trích tác phẩm.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
- Phân tích tâm lí, tính cách và xung đột nhân vật
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Giáo viên: Sử dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp đọc hiểu, phân tích - tổng hợp, giảng bình, phát vấn,
2. Học sinh: Chú ý nghe giảng, phát biểu ý kiến và kết hợp ghi bài
IV. CHUẨN BỊ
- Gv: + Sgk Ngữ văn 11 ( Cơ bản)
+ Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn 11
+ Giáo án
- HS: + Sgk Ngữ văn 11 ( Cơ bản)
+ Bài soạn
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9215 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Người cầm quyền khôi phục uy quyền ( trích những người khốn khổ) năm học 2012- 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28
Tiết: 97, 98
Phân môn: Đọc – hiểu văn bản
Ngày dạy: 15/3/2012
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN( Trích Những người khốn khổ)
V. Huy-gô
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được sức mạnh và sự cảm hóa của lòng yêu thương và căm giận của những con người khốn khổ
- Nắm được đặc trưng của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa của Huy-gô
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1.Kiến thức:
- Sự khôi phục uy quyền của người cầm quyền
- Ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền, làm an lòng những người khốn khổ.
- Những biểu hiện của bút pháp chủ nghĩa trong đoạn trích tác phẩm.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
- Phân tích tâm lí, tính cách và xung đột nhân vật
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Giáo viên: Sử dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp đọc hiểu, phân tích - tổng hợp, giảng bình, phát vấn, …
2. Học sinh: Chú ý nghe giảng, phát biểu ý kiến và kết hợp ghi bài
IV. CHUẨN BỊ
- Gv: + Sgk Ngữ văn 11 ( Cơ bản)
+ Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn 11
+ Giáo án
- HS: + Sgk Ngữ văn 11 ( Cơ bản)
+ Bài soạn
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số
2. Trả bài cũ: Kiểm tra 15’
1/ Hãy nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Tôi yêu em” của Pu-skin
2/ Hãy chép lại hai câu thơ cuối trong bài thơ “Tôi yêu em” của Pu-skin. Tại sao nói hai câu thơ này là bất ngờ và hàm chứa nhiều ý vị?
3. Dạy bài mới:
* Lời vào bài:
V. Huy-gô là cây đại thụ của nền văn học Pháp thế kỉ XIX. Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng trên khắp thế giới. Nhắc đến V.Huygô, người ta thường nhớ đến tác phẩm được xem là tiêu biểu nhất trong sáng tác của ông, đó là tiểu thuyết “Những người khốn khổ”. Bài hôm nay, ta sẽ tìm hiểu một trích đoạn nhỏ của tác phẩm ấy.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
* GV hỏi: Dựa vào phần Tiểu dẫn, em hãy nêu những nét chính về tác giả Huy-gô?
* GV giảng:
- Huy-gô Là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch nổi tiếng của nước Pháp.
- Từ thời thanh xuân cho tới khi mất, và cả sự nghiệp sáng tác của ông đều gắn với thế kỉ XIX- một thế kỉ đầy bảo tố cách mạng.
- Ngay từ thời thơ ấu, đã phải chịu cảnh sống có nhiều mâu thuẫn giữa cha và mẹ.
- Tuy nhiên, với trí thông minh và năng khiếu đặc biệt của một cậu bé được coi là “thần đồng” đã sớm được bộc lộ: 15 tuổi đoạt giải thưởng về thơ của viện hàn lâm, 20 tuổi in tập thơ đầu tay.
- Dưới sự tác động của hoàn cảnh xã hội, tư tưởng Huy-gô có sự chuyển biến mạnh mẽ. Ban đầu ông theo tư tưởng bảo hoàng, nhưng khi làn sóng cách mạng bùng nổ thì ông trở thành chủ soái của dòng văn học lãng mạn Pháp. Và đay chính là thời kì mở màn cho nhiều sáng tác nổi tiếng thấm đẫm giá trị nhân văn của ông.
2. Tiểu thuyết “ Những người khốn khổ”
* GV hỏi: Em hãy trình bày hiểu biết của mình về tác phẩm “Những người khốn khổ” ?
- Xuất bản năm nào?
- Bố cục?
- Nội dung?
- Tóm tắt tác phẩm?
3. Đoạn trích “ Người cầm quyền khôi phục uy quyền”
* GV hỏi:
- Nêu vị trí đoạn trích “ Người cầm quyền khôi phục uy quyền”?
- Vì sao đoạn trích có tên là “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”?
Theo ý kiến của em, nhân vật “người cầm quyền” trong đoạn trích là ai? “người khôi phục uy quyền” là ai?
* GV yêu cầu HS đọc văn bản
Chú ý thể hiện đúng giọng điệu của từng nhân vật, từ đó, thể hiện được kịch tính của đoạn trích.
- Bố cục đoạn trích?
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1. Gia-ve hiện thân của con ác thú.
*GV hỏi: Em hãy khái quát một vài nét về nhân vật Gia-ve?
a. Ngoại hình
- Tìm các chi tiết miêu tả ngoại hình,( bộ mặt, cặp mắt, cái cười) và hành động của Gia-ve lúc hắn xuất hiện truớc Phăng-tin ?
- Nhận xét gì về cách mà nhà văn miêu tả nhân vật Gia-ve ?
- Qua những nét khắc họa, miêu tả đó em có suy nghĩ gì về nhân vật ?
*GV giải thích thêm về Trữ tình ngoại đề: Một trong những yếu tố ngoài cốt truyện, một trong nhũng bộ phận của ngôn ngữ người kể chuyện trong đó tác giả bộc lộ những tư tưởng, tình cảm, quan niệm của mình đối với cuộc sống và nhân vật. Nó cũng là phương tiện quan trọng giúp tác giả soi sáng thêm nội dung, tư tương tác phẩm
Chuyển ý: Tác giả không chỉ miêu tả bộ dạng bên ngoài của hắn mà còn miêu tả qua ngôn ngữ và hành động và thái độ.
b. Ngôn ngữ, hành động, thái độ:
*GV hỏi:
- Tìm những chi tiết miêu tả ngôn ngữ, hành động, thái độ của Gia-ve đối với Giăng Van- giăng và Phăngtin ?
- Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, hành động, thái độ của Giave đối với Giăng Van-giăng và Phăng-tin ?
- Nhân vật Gia-ve gợi cho ta nhớ đến một nhân nào trong Văn học Việt Nam?
* GV giảng: Ta nhận ra trong hình tượng của Gia-ve có những hình tượng của vợ chồng Nghị Quế trong Văn học hiện thực Việt Nam không hề nhỏ một giọt nước mắt trước tình cảm mẹ con chị Dậu. Ta cũng có thể thấy thấp thoáng hình ảnh của cụ lí trưởng Bá Kiến - một cỗ máy tay sai của chế độ thực dân tàn bạo.
Hiểu như thế để thấy rằng, hình tượng Gia -ve chính là hình tượng chung, là sự đại diện của chế độ tư bản tàn bạo và vô nhân tính.
* Chuyển ý: Bên cạnh việc xây dựng thành công hình tượng Gia-Ve đại diện cho thế lực của cái ác , tác giả còn xây dựng một hình tượng nữa đó là Giăng Van- giăng đại diện cho cái thiện, 2 nhân vật được xây dựng trên mối quan hệ đối kháng. Vậy Giăng van- giăng được miêu tả như thế nào, ta vào phần 2.
2. Giăng Van- giăng hiện thân của tình yêu thương những người nghèo khổ
*Thảo luận nhóm:
- Nhóm 1 : Nhân vật Giăng Van-giăng được miêu như thế nào đối với Phăng-tin? Qua đó cho em thấy vẻ đẹp gì ở Giăng-van-giăng?
- Nhóm 2: Nhân vật Giăng Van-giăng được miêu như thế nào đối với Gia-ve?.
+ Trước khi Phăng-tin chết?
+ Sau khi Phăng-tin chết?
Qua đó em thấy Giăng Van-giăng hiện lên là người như thế nào?
- Nhóm 3, 4: Tìm những chi tiết để thấy Giăng-van-giăng được miêu tả gián tiếp
+ Qua thái độ của Phăng-tin?
+ Bà xơ Xem-pli-xơ?
+ Trữ tình ngoại đề?
*GV nhận xét, khái quát lại vấn đề.
* GV hỏi: Tại sao Giăng Van-giăng lại là người cầm quyền khôi phục uy quyền mà không phải là Gia-ve?
- Qua đoạn trích, nhà văn muốn gởi đến ta thông diệp gì?
* GV giảng: Dù trong bất kì khó khăn và tuyệt vọng nào, con người chân chính bằng ánh sáng tình thương vẫn có thể đáng đuổi được cường uyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lại.
III. TỔNG KẾT
*GV hỏi: Em hãy khái quát những giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm?
GV gọi HS đọc Ghi nhớ ( Sgk / 80)
*HS dựa vào SGK, nêu một vài nét chính về tác giả.
*HS trình bày những hiểu biết của mình về tác phẩm.
*HS tóm tắt tác phẩm
* HS nêu vị trí đoạn trích
*HS đọc phân vai
*HS phân bố cục đoạn trích.
*HS trả lời
*HS trả lời
*HS thảo luận nhóm
*HS khái quát
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
- Vích-to Huy-gô (1802 – 1885). Là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch nổi tiếng của nước Pháp thế kỉ XIX
- Thời thơ ấu gặp nhiều bất hạnh.
- Trở thành nhà văn thiên tài thông qua những trãi nghiệm trong cuộc sống.
- Sự nghiệp sáng tác gắn liền với thế kỉ XIX, thế kỉ đầy bão tố cách mạng.
- Là nhà văn lãng mạn có khuynh hướng dân chủ, tự do, đấu tranh không ngừng nghỉ vì sự tiến bộ của con người
- Là thiên tài văn chương ở nhiều thể loại:
+ Thơ: Lá thu (1831), Trừng phạt (1853), Mặc tưởng (1862)...
+ Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức Bà Pari (1831), Những người khốn khổ (1862)...
+ Kịch: Hecnani (1830)...
- Nhà văn Pháp đầu tiên được chôn cất trong hầm mộ điện Păng tê ông – nơi dành riêng cho vua chúa và danh tướng.
ð Là nhà văn của nươc Pháp, danh nhân văn hóa nhân loại, người bạn lớn của những người khốn khổ luôn hoạt động vì sự tiến bộ của con người.
2. Tiểu thuyết “ Những người khốn khổ”
a. Hoàn cảnh sáng tác: Có ý tưởng 1829 sau 33 năm tìm hiểu thực tế đến 1862 chính thức ra mắt bạn đọc.
b. Cấu trúc:
- Dài hơn 2000 trang với hàng trăm nhân vật.
- Bố cục: 5 phần
+ Phăng tin.
+ Cô dét.
+ Mariuyt.
+ Tình ca phố Pơluymê và anh hùng ca phố Xanhđơni.
+ Giăng Van-giăng
c. Nội dung: Tái hiện khung cảnh Pari, nước Pháp 3 thập kỉ đầu thế kỉ XIX. Xoay quanh số phận nhân vật Giăng Van-giăng từ khi được ra tù đến lúc qua đời trong lãng quên thầm lặng với thông điệp cuối cùng: “Trên đời, chỉ còn một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau”
ð Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ XIX.
d. Tóm tắt tác phẩm
+ Giăng Van- giăng một người lao động nghèo khổ vì thương cháu đói, đập vỡ tủ kính lấy chiếc bánh mì mà bị kết án 19 năm tù khổ sai.
+ Ra khỏi nhà tù, nhờ cảm hoá của giám mục Mi-ri-en ông trở thành ngừơi tốt, đổi tên là Ma-đơ-len, mở nhà máy trở nên giàu có, giúp đỡ mọi người và được cử làm thị trưởng một thành phố nhỏ.
+ Tên mật thám Gia-ve vẫn nghi ngờ, ngày đêm theo dõi Ma-dơ-len.
+ Trong nhà máy của ông có một cô thợ dệt Phăng-tin. Vì nhẹ dạ, bị bạc tình khi cô đã có một đứa con. Cô bị đuổi ra khỏi nhà máy. Phăng- tin phải gửi con tại nhà vợ chồng Tê-nác-đi-ê độc ác. Chị phải bán tóc, bán răng để lấy tiền gửi nuôi con.
+ Phăng-tin bị gã tư sản Ba-ma-ta-boa trêu chọc tàn nhẫn trong lúc Phăng-tin ốm liền bị Gia-ve bắt bỏ tù. May nhờ có Ma-dơ-len đưa Phăng- tin vào bệnh xá. Trong khi đó, Ma-đơ-len quyết định ra đầu thú để cứu Săng-ma-chi-ơ bị bắt oan. Ông trở lại với tên thật của mình - tù khổ sai Giăng Van- giăng..
+ Vào tù, Giăng Van- giăng lại vượt ngục tìm Cô- dét, con của Phăng- tin, giữ lời hứa với nàng. Ông đưa Cô- dét về sống ở Pa- ri.
+ Cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại chính quyền tư sản nổ ra tháng 6/1832. Nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm như cụ già Ma- bốp, chàng sinh viên Ăng- giôn-rát, cháu bé Ga-vơ- rốt. Ông cứu sống Ma-ri- uýt, người yêu của Cô- dét và tha chết cho Gia- ve. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, ông vun đắp cho tình yêu của Ma-ri-uýt và Cô- dét và cuối cùng chết trong cảnh cô đơn
3. Đoạn trích “ Người cầm quyền khôi phục uy quyền”
a. Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở cuối phần thứ nhất ( phần Phăng-tin).
b. Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến...Chị rùng mình”
→ Giăng Van-giăng chưa mất hết uy quyền
+ Phần hai: Tiếp theo đến... Phăng-tin đã tắt thở”
→ Giăng Van-giăng đã mất hết uy quyền
+ Phần ba: còn lại
→ Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền .
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1. Gia-ve hiện thân của con ác thú
- Là thanh tra cảnh sát dưới quyền của ông thị trưởng Mađơlen.
- Bản chất của hắn là kẻ gian ác nên luôn luôn rình rập, tìm cách hãm hại nguời tốt.
a. Ngoại hình:
- Với bộ mặt gớm ghiếc.
- Giọng nói: “man rợ và điên cuồng”, “không phải tiếng người nói, mà là tiếng thú gầm” → so sánh, phóng đại
- Cặp mắt: “như cái móc sắt, với cái nhìn ấy hắn đã quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ” → so sánh
- Cái cười “ Ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng” → phóng đại
ð Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, phóng đại mang tính ẩn dụ , kết hợp lời bình của người kể chuyện khiến chân dung Giave hiện lên như một con ác thú ghê tởm
b. Ngôn ngữ, hành động, thái độ:
* Đối với Giăng Van-giăng:
- Ngôn ngữ: xưng hô mày - tao:
+ “Thế nào! Mày có đi không?”
+ “Tao bảo mày nói to lên cơ mà.”
+ “Mày nói giỡn...”
- Hành động:
+ Quát: “Mau lên!”, “Nói to lên”
+ “đứng lì một chỗ mà nói”, “nắm lấy cổ áo ông thị trưởng”, phá lên cười, …
→ thô lỗ, hống hách, tàn nhẫn.
* Đối với Phăng-tin:
- Gia- ve không hề để ý và quan tâm tới người đang bệnh.
- Hắn còn quát tháo trong bệnh viện
- Tuyên bố thẳng Giăng Van-giăng là tên kẻ cắp, tên cướp, tên tù khổ sai. Điều này đã vùi dập niềm hi vọng nhỏ nhoi của Phăng-tin.
- Gọi Phăng-tin là con đĩ, gái điếm đầy khinh miệt.
→ Dẫn tới cái chết của Phăng-tin mà hắn ta không hề thương xót.
ð Gia-ve là kẻ nhẫn tâm, lạnh lùng trước nỗi đau của người khác.
- Nhưng trước thái độ đày tự tin của Giăng Van-giăng, hắn đã “run sợ”, “lưng tựa vào cửa”, “ mắt không rời Giăng Van-giăng”. → Mặc dù run sợ nhưng hắn không từ bỏ ý định bắt Giăng Van-giăng.
ð Qua cách miêu tả của tác giả, ta thấy rõ Giave là một con ác thú, con thú giữ cửa cho chính quyền tư sản đương thời, là hiện thân của cái ác trong xã hội đương thời.
2. Giăng Van- giăng hiện thân của tình yêu thương những người nghèo khổ
- Giăng Van- giăng là con người lao động nghèo khổ, giàu lòng nhân ái.
- Nhân cách thể hiện qua ngôn ngữ và hành động của Giăng đối với Phăng-tin và Giave
a. Đối với Phăng-tin:
+ Thái độ: nhẹ nhàng, điềm tĩnh.
+ Hành động: Nâng đầu, đặt ngay ngắn, thắt lại dây rút cổ áo,vén tóc, vuốt mắt…
→ Yêu thương, trân trọng che chở, cảm thông.
b. Đối với Gia-ve:
- Trước khi Phăng-tin chết: Cử chỉ điềm tĩnh, ngôn ngữ nhã nhặn, không tỏ ra khiếp sợ.
→ Đối lập với Gia-ve.
- Sau khi Phăng-tin chết: Mạnh mẽ, quyết liệt:
+ “Giật gãy giường”
+ “Cầm lăm lăm cái thanh giường”.
+ “Nhìn trừng trừng”.
→ Cử chỉ, thái độ của tình thương, bảo vệ tình thương
→ Người cầm quyền đã khôi phục lại uy quyền.
* Giăng Van- giăng còn được miêu tả gián tiếp:
- Qua thái độ của Phăng-tin: Phó thác, cầu cứu, tin tưởng tuyệt đối.
- Qua câu chuyện mà bà xơ Xem-pli-xơ thường kể lại: Giăng-van-giăng thì thầm, Phăng-tin nở nụ cười, gương mặt sáng rạng rỡ…
→ Hình ảnh của một vị cứu tinh, một đấng cứu thế đối với con người khốn khổ
- Một loạt câu hỏi → Khẳng định sự đồng cảm, tình yêu thương giữa 2 con người khốn khổ, lời hứa với người đã khuất.
- Lời bình: “Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại”
→ Giăng-van-giăng đã xoa dịu nỗi đau của Phăng-tin.
ð Bằng nghệ thuật đối lập, lý tưởng hóa hình tượng Giăng Van-giăng mang vẻ đẹp tuyệt đối, là hiện thân của con người giàu đức hi sinh và lòng nhân ái, đấng cứu thế luôn che chở, bảo vệ, đem lại niềm tin, hi vọng cho những người nghèo khổ. Đây cũng là lòng yêu thương của Huy-gô.
ð Chính tình yêu con người đã chiến thắng và ngự trị thế gian này. Quyền lực lớn nhất là quyền lực của trái tim.
III. TỔNG KẾT
1. Giá trị nghệ thuật:
- Khắc họa tính cách nhân vật và đối lập nhân vật ( Gia-ve > < Giăng Van-giăng và Phăng-tin)
- Giàu xung đột kịch tính
2. Ý nghĩa văn bản:
Quyền uy mà người cầm quyền khôi phục được chỉ là tạm thời; “ trên đời chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau” mới là vĩnh viễn.
VI. CỦNG CỐ:
*Trắc nghiệm:
Câu 1: Vich-to Huy-gô là:
A. nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch vĩ đại của nước Anh thế kỉ XIX.
B. thiên tài văn học của nước Pháp thế kỉ XIX.
C. đại văn hào của nước Anh thế kỉ XIX.
D. thiên tài văn học của nước Đức thế kỉ XIX.
Câu 2: Tiểu thuyết “ Những người khốn khổ” đươc sáng tác năm nào?
A. 1826
B. 1862
C. 1829
D. 1885
Câu 3: Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, dụng ý của nhà văn V. Huy-gô khi xây dựng nhân vật Gia-ve là gì?
A. Xây dựng nhân vật Gia-ve như một con người có ý chí sắt đá.
B. Xây dựng nhân vật Gia-ve như một con thú dữ.
C. Xây dựng nhân vật Gia-ve như một công cụ vô ý thức của nhà cầm quyền.
D. Xây dựng nhân vật Gia-ve như một ông thanh tra mật thám mẫn cán, tận tụy với công việc.
Câu 4: Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” nói lên điều gì ở con người Huy-gô?
A. Có khả năng tưởng tượng độc đáo.
B. Có tư tưởng nhân đạo.
C. Có tư tưởng hiện thực.
D. Có cá tính lãng mạn.
VII. DẶN DÒ:
- Phân tích chân dung các nhân vật, nghệ thuật, ý nghĩa, tư tưởng của đoạn trích.
- Chuẩn bị bài mới: “ Luyện tập thao tác lập luận bình luận”
File đính kèm:
- NGUOI CAM QUYEN KHOI PHUC UY QUYEN(3).doc