Giáo án Nhận biết phân biệt - Đề tài To – nhỏ

I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

 1) Kiến thức;

- Trẻ phân biệt được đồ dùng to – nhỏ: Bát (đĩa, ca, cốc, gối, áo ) to – nhỏ.

- Biết chỉ,gọi tên, và lấy đồ dùng theo yêu cầu của cô.

- Biết được công dụng, chức năng của các các loại đồ dùng đó.

- Nhận biết được màu xanh - đỏ.

 2) Kỹ năng:

 - Luyện kỹ năng quan sát, nghe đoán cho trẻ.

 - Rèn luyện khả năng diễn đạt rõ lời.

 - Rèn sự phối hợp các giác quan :tay, mắt . qua trò chơi.

 3) Thái độ

 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng khi sử dụng, biết cất đồ dùng - đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp

II/ CHUẨN BỊ:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 67281 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Nhận biết phân biệt - Đề tài To – nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án: nhận biết phân biệt đề tài: to – nhỏ Hoạt động chính : Phân biệt đồ dùng theo kích thước to – nhỏ Hoạt động tích hợp : Màu xanh - đỏ; xếp ngôi nhà Chủ đề : “ Bé và gia đình thân yêu của bé” Độ tuổi : 24-36 tháng Thời gian thực hiện: 12 ->15 phút Người soạn giảng : Nguyễn Thị Mai Hương Đơn vị : Trường Mầm Non Cẩm Sơn 1 – Thị xã Cẩm Phả. I/ Mục đích – yêu cầu 1) Kiến thức; - Trẻ phân biệt được đồ dùng to – nhỏ: Bát (đĩa, ca, cốc, gối, áo…) to – nhỏ. - Biết chỉ,gọi tên, và lấy đồ dùng theo yêu cầu của cô. - Biết được công dụng, chức năng của các các loại đồ dùng đó. - Nhận biết được màu xanh - đỏ. 2) Kỹ năng: - Luyện kỹ năng quan sát, nghe đoán cho trẻ. - Rèn luyện khả năng diễn đạt rõ lời. - Rèn sự phối hợp các giác quan :tay, mắt ... qua trò chơi. 3) Thái độ - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng khi sử dụng, biết cất đồ dùng - đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp II/ chuẩn bị: Đồ dùng của cô: 2 Búp bê (1 to, 1 nhỏ) 2 cái bát (1 to màu đỏ , 1 nhỏ màu xanh ) Sa bàn khung cảnh nhà của hai chị em búp bê Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ có: + Hai bát (1 to màu đỏ, 1 nhỏ màu xanh) + Hai khối vuông (1 to màu đỏ, 1 nhỏ màu xanh) + Hai khối dạng hình tam giác (1 to màu đỏ, 1 nhỏ màu xanh) Đồ dùng, đồ chơi bày xung quanh lớp (ca, bát, đĩa, mũ, gối…) III/ phương pháp chính: Phương pháp dùng lời ( trò chuyện, giảng giải) Phương pháp làm mẫu Phương pháp trực quan. Phương pháp quan sát. Phương pháp nêu gương. IV/ tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Giới thiệu to – nhỏ (2 -> 3 phút) - Cô và trẻ cùng chơi: “Dung dăng dung dẻ” đến thăm nhà của 2 chị em búp bê.(nhắc nhở trẻ chào 2 chị em búp bê.) - Cô giới thiệu cho trẻ nhà của Búp bê chị màu đỏ, nhà của Búp bê em màu xanh. - Cho trẻ quan sát và đàm thoại: + Nhà của hai chị em Búp bê, nhà nào to (nhỏ) ? + Nhà màu đỏ của ai? + Ngôi nhà màu xanh của ai? Là ngôi nhà to hay nhỏ? (Kết hợp hỏi cá nhân và tập thể) =>Khái quát lại: vì Búp bê chị to – ở nhà to ; Búp bê em nhỏ – ở nhà nhỏ. =>Giáo dục: Hai chị em Búp bê rất ngoan và chăm chỉ, trồng nhiều cây xanh quanh nhà có bóng mát, và luôn giữ ngôi nhà gọn gàng, sạch sẽ. Cô mong các con cũng học tập hai chị em bạn Búp bê : sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp để ngôi nhà của chúng ta luôn sạch đẹp. 2) Hoạt động 2: Phân biệt to – nhỏ (8->9 phút) - Mời chị em Búp bê đến lớp học cùng cả lớp. (cho trẻ về chỗ ngồi kết hợp bài hát “ Lơì chào buổi sáng” - Cô giới thiệu 2 bạn Búp bê đến lớp học cùng với chúng mình, cô đã chuẩn bị cho các con những món quà để tặng cho 2 chị em Búp bê. Đó là những món quà gì? Yêu cầu trẻ xếp lần lượt 2 bát ra trước mặt. * Đàm thoại: + Bát to đâu? + Bát to màu gì? + Đây là bát to hay bát nhỏ? + Bát nhỏ màu gì? + Bát to tặng ai? + Bát nhỏ tặng ai? + Bát dùng để làm gì? (Kết hợp giữa hỏi tập thể và cá nhân) => Khái quát lại: Bát dùng để đựng cơm, đựng canh. Bát to dành cho người lớn dùng như, ông bà, bố mẹ, anh chị, Búp bê chị ; bát nhỏ dành cho trẻ em dùng như Búp bê em, các con… * Yêu cầu trẻ chọn, giơ bát và phát âm theo cô: + Bát to + Bát nhỏ + Màu đỏ( bát to) + Màu xanh( bát nhỏ) - Mở rộng: Giới thiệu thêm một số đồ dùng to - nhỏ khác trong gia đình (đĩa, ca, cốc, gối, mũ…) kể đến đâu cô đưa đồ dùng đó ra cho trẻ xem. => Khái quát, nhấn mạnh đồ dùng bát (đĩa, ca, cốc, gối) to để người lớn dùng; bát (đĩa, ca, cốc, gối) nhỏ để cho trẻ em dùng. =>Giáo dục hàng ngày khi sử dụng các loại đồ dùng các con phải giữ gìn cẩn thận… * Chơi “Tìm đồ dùng to – nhỏ” Cô giới thiệu có rất nhiều đồ dùng có kích thước to – nhỏ khác nhau. + Thi tìm đồ dùng to – nhỏ Lần 1 tìm đồ dùng to (mời 1 trẻ) Lần 2 tìm đồ dùng nhỏ (mời 1 trẻ) Lần 3 mời 2 cá nhân trẻ lên. Một trẻ tìm đồ dùng to; một trẻ tìm đồ dùng nhỏ. Hỏi trẻ : - Con tìm được ĐD - ĐC gì? Đồ dùng có màu gì? Là đồ dùng to hay nhỏ? => Nhận xét sau mỗi lần chơi ; khen động viên trẻ. 3) Hoạt động 3: Luyện tập “Chơi xếp nhà tặng Búp bê” (2 -> 3 phút) - Phát rổ khối cho trẻ; Hướng dẫn trẻ chọn những khối to màu đỏ xếp ngôi nhà to để tặng Búp bê to, những khối nhỏ màu xanh xếp ngôi nhà nhỏ để tặng Búp bê nhỏ. - Cho trẻ thực hiện xếp nhà cùng cô. Cô quan sát giúp trẻ khi cần. Hỏi trẻ: + Con xếp được ngôi nhà gì? + Ngôi nhà to màu gì? + Ngôi nhà nhỏ màu gì? => Nhận xét trẻ xếp – khen động viên trẻ. Nhắc nhở trẻ thu, cất gọn đồ chơi sau khi chơi. * Cô và trẻ cùng đứng lên vận động bài “Cả nhà thương nhau” * Nhận xét chung giờ học: Tuyên dương, động viên trẻ. -Vận động cùng cô đến sa bàn. đứng xung quanh quan sát. -Trẻ phát hiện Búp bê chị to ở nhà to; Búp bê em nhỏ ở nhà nhỏ . -Nhà màu đỏ to, của Búp bê chị. -Ngôi nhà màu xanh của Búp bê em, là ngôi nhà nhỏ. -Về chỗ ngồi, vừa đi vừa hát bài “Lời chào buổi sáng” -Trẻ đưa rổ ra trước mặt nhìn và nói đó là những cái bát. trẻ xếp bát ra trước mặt. -Chọn và giơ bát to -Bát to màu đỏ -Bát nhỏ (chọn và giơ bát nhỏ) -Bát nhỏ màu xanh -Bát to, tặng búp bê chị -Bát nhỏ, tặng Búp bê em. -Bát dùng để đựng cơm canh -Phát âm theo y/c của cô: +Bát to +Bát nhỏ +Bát to (Búp bê chị) +Bát nhỏ ( Búp bê em) -Tìm đồ dùng, đồ chơi theo yêu cầu của cô. -Xếp ngôi nhà theo yêu cầu của cô. -Ngôi nhà to ( nhỏ) -Nhà to màu đỏ -Nhà nhỏ màu xanh -Cất dọn đồ chơi cùng cô giáo. -Hát,vận động cùng cô

File đính kèm:

  • docPTNT.doc
Giáo án liên quan