I – MỤC TIÊU
- Ôn tập hóa 8: nguyên tử, nguyên tố, phân tử, đơn chất, hợp chất,kim loại, phi kim, lập công thức hóa học, lập phương trình hóa học, dung dịch, các công thức cần nhớ,tính chất của oxi, hidro, nước, các nội dung( định nghĩa, phân loại, công thức , tên gọi) của các hợp chất vô cơ.
II – NỘI DUNG
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1916 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ôn thi học sinh giỏi môn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /08/2013 Ngày dạy: /08/2013
TIẾT 1
I – MỤC TIÊU
Ôn tập hóa 8: nguyên tử, nguyên tố, phân tử, đơn chất, hợp chất,kim loại, phi kim, lập công thức hóa học, lập phương trình hóa học, dung dịch, các công thức cần nhớ,tính chất của oxi, hidro, nước, các nội dung( định nghĩa, phân loại, công thức , tên gọi) của các hợp chất vô cơ.
II – NỘI DUNG
HÓA HỌC 8
1. Nguyên tố hóa học: là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân.2.Nguyên tử: là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
* Kí hiệu hóa học dùng để chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó.
3. Phân tử: là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau, mang đầy đủ tính chất hóa học của chất.
4. Đơn chất: là những chất do 1 nguyên tố hóa học cấu tạo nên.
Công thức của đơn chất : Ax trong đó A là kí hiệu hóa học
x là chỉ số( số nguyên tử)
*Nếu x=1 thì không phải viết khi đó công thức là A.
Đơn chất Kim loại: dẫn nhiệt, dẫn điện tốt, có ánh kim.
Phi kim: dẫn nhiệt, dẫn điện kém, không có ánh kim.
*Công thức đơn chất kim loại thường x=1.
5. Hợp chất: là những chất do từ 2 nguyên tố hóa học trở lên cấu tạo nên
Công thức của đơn chất : AxByDz trong đó A,B,D là kí hiệu hóa học
x,y,z là chỉ số( số nguyên tử)
Công thức hợp chất dùng để chỉ 1 phân tử của chất đó.
6.Phân tử khối, nguyên tử khối.
Nguyên tử khối là khối lượng của 1 nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon(đ.v.c)
Phân tử khối là khối lượng của 1 phân tử tính bằng đơn vị cacbon>
Cách tính phân tử khối (kí hiệu M)
(đvc)
7. Hóa trị: là con số biểu thí khá năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
Nhẩm theo hóa trị:A(a);B(b) A,B kí hiệu hóa học a,b hóa trị của A,B
“ Tối giản và đổi chéo”
8. Mol
Trong đó n là số mol (mol)
m khối lượng (g)
M khối lượng 1 mol (g)
V thể tích khí ở đktc(lít)
* Chú ý: ở cùng điều kiện về nhiệt độ(t0) và áp suất(p) thể tích 1 mol chất khí khác nhau đều bằng nhau.
9. Tỉ khối chất khí:
Trong đó d là tỉ khối
MA, MB khối lượng mol khí A,B
KK: không khí
10. Dung dịch
a) Khái niệm: Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
Nếu không nói rõ thì dung môi là nước.
Dung dịch bão hòa của một chất là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan đó ở nhiệt độ nhất định.
Dung dịch chưa bão hòa của một chất là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan đó ở nhiệt độ nhất định.
b) Độ tan (S) là số gam chất tan có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ đó.
c) Các công thức tính:
mdd=mct + mdm;
Trong đó mdd : khối lượng dung dịch(g)
mct khối lượng chất tan(g) S: độ tan V: Thể tích n: Số mol(mol) CM nồng độ mol/lit C%: nồng độ phần trăm D: Khối lượng riêng (g/ml) M: khối lượng mol chất tan(g)
* Chú ý: Nồng độ của chất rắn khan là 100%, Nồng độ của dung môi(VD nước) là 0%. Khối lượng riêng của nước là 1g/ml.
11.Phương trình hóa học
Dùng để biểu diên ngắn gọn phản ứng hóa học hay hiện tượng hóa học. Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
* Các bước lập phương trình hóa học ( Viết pthh)
B1: Xác đinh chất tham gia và tạo thành trong phản ứng hóa học.
B2: Lập sơ đồ phản ứng( Viết phương trình chữ)
B3: Thay tên chất bằng công thức trong phương trình chữ.
B4:Chọn hệ số và cân bằng phương trình.
B5: Điền trạng thái và điều kiện( nếu có).
B6: Kiểm tra lại phương trình.
12. CHẤT CỤ THỂ
I. OXI
Tính chất vật lí của oxi
- Khí oxi là chất khí không màu , không mùi ,không vị.
- Ít tan trong nước.
- Nặng hơn không khí .
- Oxi hoá lỏng ở – 183 oc, ôxi lỏng có màu xanh nhạt.
- Duy trì sự sống và sự cháy
Tính chất hóa học của oxi:
Chất + O2® Oxit
VD: Tác dụng với kim loại:
Oxi oxi hoá hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt) để tạo thành oxit
3Fe + 2O2®Fe3O4
Đối với phi kim (trừ halogen) oxi tác dụng trực tiếp khi đốt nóng (riêng P trắng tác dụng với O2 ở to thường)
4P + 5O2®2P2O5 : S + O2 ®SO2
II. HIĐRÔ
Tính chất vật lí:
Hiđro là chất khí không màu không mùi, nhẹ nhất trong các khí và tan ít trong nước
Tính chất hóa học của oxi:
Tác dụng với oxi
Hiđro cháy trong không khí và oxi đều tạo thành nước
2H2(k) + O2(k) 2H2O(h)
2.Tác dụng với đồng oxit
CuO(r) + H2(k)Cu(r) + H2O(h)
Khử một số oxit kim loại( đứng sau Zn trong dãy hoạt động hóa học của KL):
H2 + oxit kim loại ® KL + H2O
III. NƯỚC
Tính chất vật lí:
Lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 1000C. D=1g/ml(cm3)- Hoà tan được nhiều chất.
Tính chất hóa học của oxi:
a.Tác dụng với kim loại
2Na + 2H2O 2NaOH + H2
- Nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường K, Na, Ba, Ca
b. Tác dụng với oxit bazơ ® dd bazơ
H2O + CaO Ca(OH)2
Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển sang màu xanh
c. Tác dụng với oxit axit ® dd axit
H2O + P2O5 H3PO4
. Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
III- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ôn tập các nội dung trên
Sau đây là link tải bản word 97-2003 đầy đủ các bạn copy và dán vào trình duyệt của mình và tải về nhé:
File đính kèm:
- Giao an on thi hoc sinh gioi mon Hoa.doc