Giáo án ôn thi tốt nghiệp môn Địa lí năm 2010 - Phân tích bảng số liệu và biểu đồ cho trước

Bài 1. Cho bảng số liệu sau (1,5đ)

Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo KV kinh tế của nước ta qua các năm

(theo giá thực tế)

(Đơn vị: %)

KV kinh tế Năm 1995 Năm 2005

Nông, lâm, thuỷ sản 27,2 21,0

Công nghiệp, xây dựng 28,8 41,0

Dịch vụ 44,0 38,0

Tổng số 100 100

 Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nước ta. Giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch.

Trả lời

* Nhận xét:

- Từ năm 1995-2005 cơ cấu tổng SP trong nước phân theo KV kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng tích cực:

+ Tỉ trọng của KV kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp giảm (dẫn chứng).

+ Tỉ trọng của KV kinh tế CN-XD tăng và chiếm tỉ trọng cao nhất (dẫn chứng).

+ Tỉ trọng của KV kinh tế dịch vụ giảm xong tỉ trọng còn khá cao (dẫn chứng).

- Cơ cấu ngành kinh tế của nước ta chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH.

* Nguyên nhân:

- Do kết quả của công cuộc đổi mới nền KT-XH nước ta.

- Do nước ta đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

- Chuyển dịch nhằm khai thác tốt

 

doc8 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 683 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ôn thi tốt nghiệp môn Địa lí năm 2010 - Phân tích bảng số liệu và biểu đồ cho trước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ CHO TRƯỚC. Bài 1. Cho bảng số liệu sau (1,5đ) Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo KV kinh tế của nước ta qua các năm (theo giá thực tế) (Đơn vị: %) KV kinh tế Năm 1995 Năm 2005 Nông, lâm, thuỷ sản 27,2 21,0 Công nghiệp, xây dựng 28,8 41,0 Dịch vụ 44,0 38,0 Tổng số 100 100 Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nước ta. Giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch. Trả lời * Nhận xét: - Từ năm 1995-2005 cơ cấu tổng SP trong nước phân theo KV kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: + Tỉ trọng của KV kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp giảm (dẫn chứng). + Tỉ trọng của KV kinh tế CN-XD tăng và chiếm tỉ trọng cao nhất (dẫn chứng). + Tỉ trọng của KV kinh tế dịch vụ giảm xong tỉ trọng còn khá cao (dẫn chứng). - Cơ cấu ngành kinh tế của nước ta chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH. * Nguyên nhân: - Do kết quả của công cuộc đổi mới nền KT-XH nước ta. - Do nước ta đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. - Chuyển dịch nhằm khai thác tốt lợi thế của đất nước. Bài 2. Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (Đơn vị: %) Giá trị sản xuất ngành trồng trọt Năm 1990 Năm 2005 Cây lương thực 67,1 59,2 Cây rau đậu 7,0 8,3 Cây công nghiệp 13,5 23,7 Cây ăn quả 10,1 7,3 Cây khác 2,3 1,5 Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta qua các năm 1990-2005. Trả lời - Cơ cấu giá trị sx ngành trồng trọt nước ta qua các năm 1990-2005 có sự thay đổi: + Tỉ trọng giá trị sx ngành trồng cây lương thực và cây ăn quả giảm, giảm mạnh nhất là cây lương thực (dẫn chứng). + Tỉ trọng giá trị sx ngành trồng cây rau đậu và cây CN tăng, giảm mạnh nhất là cây công nghiệp (dẫn chứng). - Chiếm tỉ trọng cao nhất trong giá trị sx ngành trồng trọt là cây lương thực, cây ăn quả tỉ trọng thấp nhất. Bài 3. Cho bảng số liệu: Giá trị xuất khẩu của nước ta qua các năm (1990-2005) (Đơn vị: Tỉ USD) Năm 1990 1994 1998 2000 2005 Giá trị xuất khẩu 2,4 4,1 9,4 14,5 32,4 1. Nhận xét tình hình tăng trưởng giá trị xuất khẩu của nước ta qua các năm (từ 1990-2005) 2. Giải thích nguyên nhân của sự tăng trưởng trên. Trả lời * Nhận xét: - Giá trị xuất khẩu của nước ta không ngừng tăng, từ năm 1990-2005 tăng 13,5 lần (hay từ 100% lên 1350%). - Giá trị xuất khẩu tăng mạnh nhất là từ năm 2000-2005 (dẫn chứng). * Nguyên nhân: - Do kết quả của công cuộc đổi mới nền KT-XH nước ta và những đổi mới của hoạt động xuất, nhập khẩu. - Do đẩy mạnh sx trong nước kết hợp với tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Bài 4. Cho bảng số liệu sau: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân nước ta giai đoạn 1990-2005. Năm 1990 1995 2000 2005 Số dân thành thị (triệu người) 12,9 14,9 18,8 22,3 Tỉ lệ dân thành thị (%) 19,5 20,8 24,2 26,9 Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân của nước ta giai đoạn 1990-2005. Trả lời - Số dân thành thị nước ta giai đoạn 1990-20045 đều tăng, số dân thành thị tăng gần 2 lần (dẫn chứng), tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân tăng chậm chỉ tăng hơn 7%. - Tỉ lệ dân thành thị tăng chậm phản ánh quá trình đô thị hoá nước ta diễn ra còn chậm. Bài 5. Cho bảng số liệu sau: Nhiệt độ TB của một số địa điểm của nước ta Địa điêm Nhiệt độ TB tháng I (0C) Nhiệt độ TB tháng VII (0C) Nhiệt độ TB năm (0C) Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Huế 19,7 29,4 25,1 Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7 TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1 Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ nước ta từ Bắc vào Nam. Nguyên nhân của sự thay đổi đó. Trả lời * Nhận xét: - Nhiệt độ TB tháng I và TB năm của các địa điểm từ Bắc xuống Nam có chiều hướng tăng dần. Sự chênh lệch nhiệt độ từ B->N rõ nhất là tháng I (dẫn chứng). - Nhiệt độ TB tháng VII giữa các địa điểm ít có sự chênh lệch hơn (TP Hồ Chí Minh có nhiệt độ TB thấp hơn HN, Huế, Đà Nẵng). * Nguyên nhân: - Do càng vào Nam, lượng bức xạ mặt trời càng lớn (góc nhập xạ lớn) và không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. - TP Hồ Chí Minh nhiệt độ TB tháng VII thấp hơn là do có mưa nhiều, lượng mưa lớn (thời tiết mát mẻ). - Các tỉnh ngoài Bắc chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh nên có nền nhiệt thấp. - Vào mùa hạ, gió Tây Nam thổi vào nước ta mang theo khối khí ấm, ẩm nên nhiệt độ miền Nam và miền Bắc tương đối đồng nhất. Bài 6. Cho bảng số liệu sau Cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi trong hai năm 1999 và 2005 Nhóm tuổi 1999 2005 Từ 0-14 tuổi 33,5 27,0 Từ 15-59 tuổi 58,4 64,0 Từ 60 tuổi trở lên 8,1 9,0 Nhận xét sự biến đổi cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi từ năm 1999 đến 2005. Trả lời - Tỉ trọng dân số nhóm tuổi từ 0-14 giảm, các nhóm tuổi từ 15-59 tăng, từ 60 tuổi trở lên tăng (dẫn chứng) - Cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng biến đổi từ nước có kết cấu dân số trẻ sang nước có kết cấu dân số già. Bài 7. Cho bảng số liệu sau Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế, giai đoạn 2000-2006 Năm Tổng số Chia ra Nông-lâm-ngư nghiệp CN-XD Dịch vụ 2000 100 65,1 13,1 21,8 2001 100 63,5 14,4 22,1 2002 100 61,9 15,4 22,7 2004 100 58,7 17,4 23,9 2005 100 57,2 18,3 24,5 2006 100 55,7 19,1 25,2 Nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của nước ta. Trả lời * Nhận xét: - Cơ cấu lao động của nước ta đang có sự chuyển biến theo hướng tích cực nhưng còn chậm. + Tỉ trọng của KV nông-lâm-ngư nghiệp giảm (dẫn chứng). + Tỉ trọng của KV CN-XD tăng (dẫn chứng). + Tỉ trọng của KV Dịch vụ tăng (dẫn chứng). * Giải thích: Nước ta đang tiến hành CNH-HĐH đất nước. Sự phát triển của các ngành CN-XD và dịch vụ đã kéo theo sự chưyển dịch lao động giữa các KV kinh tế. Bài 8. Cho bảng số liệu sau Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân cả nước giai đoạn 1990-2005. Năm Số dân thành thị (triệu người) Tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân cả nước (%) 1990 12,9 19,5 1995 14,9 20,8 2000 18,8 24,2 2005 22,3 26,9 Nhận xét sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước giai đoạn 1990-2005. Trả lời - Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta liên tục tăng (dẫn chứng) - Tuy nhiên, tốc độ tăng còn chậm (dẫn chứng). Bài 9. Cho bảng số liệu sau Số lượng và cơ cấu trang trại phân theo loại hình sản xuất Năm 2001 Năm 2006 Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Tổng số 61017 100 113730 100 Trồng cây hàng năm 21754 35,7 32611 28,7 Trồng cây lâu năm 16578 27,2 22918 20,1 Chăn nuôi 1761 2,9 16708 14,7 Lâm nghiệp 1668 2,7 2661 2,3 Nuôi trồng thuỷ sản 17016 27,8 34202 30,1 Sản xuất kinh doanh tổng hợp 2240 3,7 4630 4,1 Nhận xét về sự phát triển số lượng trang trại, cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu số lượng trang trại của nước ta phân theo ngành sản xuất. Trả lời - Về cơ cấu: + Năm 2001: Trang trại trồng cây hàng năm chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là trang trại nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây lâu năm. Ba loại trang trại chiếm tới 90,7% tổng số trang trại cả nước. Các trang trại còn lại chiếm tỉ trọng nhỏ, trong đó trang trại lâm nghiệp chiếm 2,7%. + Năm 2006: Trang trại nuôi trồng thuỷ sản vươn lên chiếm tỉ trọng cao nhất, sau đó là trang trại trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm và chăn nuôi. Bốn loại trang trại này chiếm 93,6% tổng số trang trại của cả nước. Hai loại trang trại còn lại vẫn chiếm tỉ trọng rất nhỏ (trang trại lâm nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất 2,3%). - Sự thay đổi trong cơ cấu số lượng trang trại: + Các trang trại giảm tỉ trọng: Trang trại trồng cây hàng năm, cây lâu năm, lâm nghiệp (dẫn chứng). + Các trang trại tăng tỉ trọng: Trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trang trại sx kinh doanh tổng hợp (dẫn chứng). Bài 10. Cho bảng số liệu sau Cơ cấu GDP phân theo KV kinh tế nước ta giai đoạn 1999-2005 (Đơn vị: %) Năm KV kinh tế 1990 1991 1995 1997 2000 2002 2005 Nông-lâm-ngư nghiệp 38,7 40,5 27,2 25,8 24,5 23,0 21,0 Công nghiệp-xây dựng 22,7 23,8 28,8 32,1 36,7 38,5 41,0 Dịch vụ 38,6 35,7 44,0 42,1 38,8 38,5 38,0 Nhận xét và giải thích về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta. Trả lời * Cơ cấu GDP của nước ta đang chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên sự chuyển dịch còn chậm. Cụ thể: - Tỉ trọng KV nông-lâm-ngư nghiệp giảm (dẫn chứng) - Tỉ trọng KV CN-XD tăng (dẫn chứng) - Tỉ trọng KV dịch vụ khá cao nhưng chưa ổn định (dẫn chứng) * Giải thích: Có sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo ngành như trên là do nước ta đang tiến hành sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Bài 11. Cho bảng số liệu sau Giá trị sản xuất thuỷ sản của nước ta (Đơn vị: Tỉ đồng) Năm 1990 1995 2001 Tổng 8235,2 13523,9 25568,9 Khai thác 5559,2 9213,7 14390,1 Nuôi trồng 2576,0 4310,2 11178,8 a. Nhận xét về tình hình phát triển của ngành thuỷ sản. b. Giải thích nguyên nhân. Trả lời a. Nhận xét - Giá trị sản xuất thuỷ sản tăng nhanh (dẫn chứng) - Giá trị khai thác cao hơn nuôi trồng (dẫn chứng) - Tuy nhiên, giai đoạn gần đây tốc độ tăng giá trị nuôi trồng nhanh hơn khai thác (dẫn chứng). b. Giải thích - Chính sách của nhà nước trong đầu tư, khuyến khích phát triển, mở rộng thị trường. - Giá trị khai thác lớn hơn do tiềm năng thuỷ sản lớn (nhiều bãi tôm, cá, ngư trường rộng lớn) - Giá trị nuôi tăng nhanh do được chú trọng đầu tư để tăng thêm sản lượng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Bài 12. Cho bảng số liệu sau Lương thực bình quân theo đầu người (Đơn vị: kg) Năm Toàn quốc Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long. 1989 331 315,7 631,2 1999 448 414 1012,3 2005 471,1 376,4 1055 a/ Nêu nhận xét b/ Giải thích vì sao bình quân lương thực của Đồng bằng sông Hồng thấp hơn cả nước, bình quân lương thực của đồng bằng sông Cửu Long cao nhất. Trả lời a. Nhận xét: - BQ lương thực của cả nước và 2 đồng bằng đều tăng, tốc độ tăng nhanh nhất là đồng bằng SCL, tăng chậm nhất là đồng bằng sông Hồng (năm 2005 ĐBSH còn giảm) - BQ lương thực cao nhất ở ĐBSCL và thấp nhất ở ĐBSH (dẫn chứng). b. Giải thích - BQ lương thực ở ĐBSH thấp là do dân số đông. - BQ lương thực ở ĐBSCL cao nhất là do có sản lượng lương thực cao nhất nước, dân số lại ít hơn so với ĐBSH. Bài 13. Cho bảng số liệu sau Số lượng trâu, bò năm 2004 phân theo địa phương (Đơn vị: nghìn con) Vùng Trâu Bò Cả nước 2869,8 4907,7 Trung du và miền núi phía Bắc 1650,9 828,5 Đồng bằng sông Hồng 154,6 604,5 Bắc Trung Bộ 719,4 990,3 DH Nam Trung Bộ 134,3 917,9 Tây Nguyên 68,8 547,1 Đông Nam Bộ 105,4 599,6 Đồng bằng sông Cửu Long 36,4 419,8 a/ Nêu nhận xét về tình hình phân bố của đàn trâu, bò ở nước ta. b/ Giải thích sự khác nhau về vùng phân bố tập trung của đàn trâu, bò. Trả lời a. Nhận xét: - Số lượng trâu, bò không đều giữa các vùng; Có sự khác nhau về phân bố trâu và bò. - Vùng có đàn trâu nhiều nhất là TDMN phía Bắc, sau đó là Bắc Trung Bộvùng có số lượng trâu ít nhất là ĐBSCL, BTB. - Đàn bò: Nhiều nhất nước là BTB, sau đó là DHNTBvùng có ít nhất là ĐBSCL. b. Nhận xét: - Do có sự khác nhau về ĐKTN và đặc điểm sinh thái của trâu và bò: Bò ưa khí hậu khô nên phân bố nhiều ở BTB và DHNTB. Trâu chịu được ẩm nên phân bố nhiều ở TDMNBB, BTB. Bài 14. Cho bảng số liệu sau Diện tích, sản lượng lương thực có hạt của Đồng bằng sông Hồng Năm 1995 2005 Diện tích cây lương thực có hạt (nghìn ha) Trong đó lúa 1288,4 1193,0 1220,9 1138,9 Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) Trong đó lúa 5339,8 5090,4 6517,9 6183,5 a/ Nêu nhận xét về vị trí của ngành trồng lúa ở ĐBSH. b/ Giải thích vì sao có sự thay đổi về diện tích và sản lượng lương thực có hạt, trong đó có lúa ở ĐBSH. Trả lời a/ Nhận xét - Lúa là cây lương thực chính của ĐBSH (dẫn chứng) - Diện tích cây lương thực và lúa giảm (dẫn chứng) - Sản lượng lương thực và lúa đều tăng (dẫn chứng) Bài 15. Cho bảng số liệu sau Sản lượng cá biển khai thác phân theo địa phương (Đơn vị: tấn) Vùng Năm 1995 Năm 2004 Đồng bằng sông Hồng 24.403 60.853 Đông Bắc 11.243 24.544 Bắc Trung Bộ 64.674 128.184 DH Nam Trung Bộ 158.884 284.211 Đông Nam Bộ 150.349 303.689 Đồng bằng sông Cửu Long 312.502 532.330 a/ Nêu nhận xét về tình hình khai thác cá biển của các vùng ở nước ta. b/ Giải thích nguyên nhân. Trả lời a. Nhận xét - Sản lượng khai thác cá biển không đều giữa các vùng (dẫn chứng: cao nhất, thấp nhất). - Sản lượng tất cả các vùng năm 2004 tăng so với năm 1995 (dẫn chứng: Vùng tăng nhanh nhất, chậm nhất). b. Giải thích - Sự khác nhau về sản lượng khai thác: Khác nhau về nguồn lợi tự nhiên, đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật - Sản lượng tăng: Chính sách đầu tư, thị trường được mở rộng. Bài 16. Cho bảng số liệu sau Sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế của nước ta (Đơn vị: %) Khu vực kinh tế 2000 2002 2004 Nhà nước (quốc doanh) 9,3 9,5 9,8 Ngoài nhà nước 90,1 89,4 88,7 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 0,6 1,1 1,5 Nhận xét về cơ cấu sử dụng lao động và sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế của nước ta và giải thích. Trả lời - Phần lớn lao động tập trung tại KV kinh tế ngoài nhà nước (dẫn chứng) - Có sự chuyển dịch lao động từ KV ngoài nhà nước sang KV có vốn đầu tư nước ngoài và KV nhà nước. Bài 17. Cho bảng số liệu sau Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (%) Năm KV sản xuất 1990 1995 2000 2004 Nông-lâm-ngư nghiệp 32,6 26,2 23,3 20,4 Công nghiệp-xây dựng 25,2 29,9 35,4 39,3 Dịch vụ 42,2 43,9 41,3 40,3 Nêu nhận xét và giải thích về hướng chuyển biến cơ cấu kinh tế theo ngành của nước ta. Trả lời * Nhận xét: - Tỉ trọng của KV nông-lâm-ngư nghiệp ngày càng giảm (dẫn chứng năm đầu - cuối) - Tỉ trọng của KV CN-XD ngày càng tăng (dẫn chứng) - Tỉ trọng của KV dịch vụ cao nhất nhưng giảm chậm (dẫn chứng) * Giải thích - Nước ta là nước nông nghiệp, trước đây thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp; CN, dịch vụ còn hạn chế. - Hiện nay, đất nước đang tiến hành CNH-HĐH, các ngành CN-XD, dịch vụ đang được đầu tư phát triển nên có tốc độ tăng nhanh và đóng góp ngày càng nhiều vào giá trị tổng sản phẩm quốc dân. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của KV dịch vụ chậm hơn KV công nghiệp và XD nên tỉ trọng trong GDP có xu hướng giảm nhẹ. Bài 17. Cho bảng số liệu sau Diện tích các loại cây trồng của nước ta (Đơn vị: Nghìn ha) Năm Tổng diện tích các loại cây trồng Trong đó chia ra. Cây lương thực Cây công nghiệp Cây ăn quả 1990 9040 6476,9 1199,3 281,2 2004 13148,5 8437,8 2411,4 746,8 a/ Rút ra nhận xét về sự thay đổi diện tích các loại cây trồng trong thời kì 1990-2004. b/ Cho biết loại cây trồng nào có tốc độ tăng diện tích nhanh nhất. c/ Tính tỉ trọng về diện tích của từng loại cây trong mỗi năm, cho biết xu hướng thay đổi tỉ trọng về diện tích của từng loại cây trồng trong thời kì 1990-2004. Trả lời a. Diện tích các loại cây trồng đều tăng (dẫn chứng) b. HS tính được tốc độ tăng trưởng của các cây trồng (coi năm 1990 = 100%). => Cây ăn quả có tốc độ tăng nhanh nhất, sau đó là cây CN và cây ăn quả (có dẫn chứng số liệu) c. Tỉ trọng về diện tích từng loại cây trồng (%) Năm Tổng diện tích các loại cây trồng Trong đó chia ra. Cây lương thực Cây công nghiệp Cây ăn quả 1990 100 71,6 13,3 3,1 2004 100 64,1 18,3 5,7 - Xu hướng chung: Tỉ trọng diện tích cây lương thực giảm (dẫn chứng); cây CN và ăn quả tăng (dẫn chứng)

File đính kèm:

  • docPhan tich bang so lieu va bieu do cho truoc.doc