Giáo án phát triển ngôn ngữ - Chủ đề: nghề nghiệp

I. Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ nhớ tên bài thơ, thuộc bài thơ

- Trẻ hiểu nội dung bài thơ và cảm nhận được nhịp điệu vui tươi của bà thơ “dặn mẹ”

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi của cô

- Phát triển kĩ năng ghi nhớ có chủ đích

- Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm bài thơ

3. Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, vâng lời cô giáo

 

II. Chuẩn bị

- Trò chơi ô chữ

- Hình ảnh minh họa baì thơ

- Hệ thống câu hỏi đàm thoại về nội dung bài thơ

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án phát triển ngôn ngữ - Chủ đề: nghề nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Chủ đề: Nghề nghiệp Đề tài: Thơ “Dặn mẹ” Đối tượng: 3 – 4 tuổi A Thời gian: 20 – 25 phút Ngày soạn: 7/3/2013 Ngày dạy: 12/3/2012 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yên Giáo viên hướng dẫn: Hoàng Thị Hồng Mục đích, yêu cầu Kiến thức Trẻ nhớ tên bài thơ, thuộc bài thơ Trẻ hiểu nội dung bài thơ và cảm nhận được nhịp điệu vui tươi của bà thơ “dặn mẹ” Kỹ năng Rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi của cô Phát triển kĩ năng ghi nhớ có chủ đích Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm bài thơ Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, vâng lời cô giáo Chuẩn bị Trò chơi ô chữ Hình ảnh minh họa baì thơ Hệ thống câu hỏi đàm thoại về nội dung bài thơ Tiến hành Ổn định tổ chức và gây hứng thú Cho trẻ ngồi hình chữ U Cho trẻ chơi trò chơi “giải đố ô cửa” + Cách chơi: cô chia lớp làm 4 tổ, mỗi tổ sẽ phải chọn 1 ô cửa và cô sẽ là người đọc câu đố (câu đố về nghề nghiệp). Khi trả lời đúng câu đố ở ô cửa đó thì 1 miếng ghép của bức tranh bí mật sẽ được hiện ra (Bức tranh cô giáo) + Luật chơi: mỗi tổ chỉ được chọ 1 ô cửa. Nếu không trả lời được thì các đội còn lại sẽ giúp trả lời. Hỏi trẻ: + Bức tranh bí mật của chúng ta hôm nay là bức tranh vè nghề nghiệp gì đây? + Trong lớp mình những bạn nào muốn sau này sẽ trở thành cô giáo, thầy giáo nào? + Thế còn những bạn khác, các con muốn sau này làm nghề gì nào? =>Các con ạ! Trong xã hôi có rất nhiều nghề khác nhau và nghề nào cũng đáng được trân trọng. Lớp chúng mình có rất nhiều bạn và mỗi bạn đều có những ước mơ riêng phải không? Vào bài *Giới thiệu bài mới: Cô Yên có biết một bạn nhỏ, bạn ấy có ước mơ làm cô giáo, và bạn ấy đã hướng dẫn mẹ của mình tập tô đấy. Đó là bạn nhỏ trong bài thơ “dặn mẹ”, để biết bạn nhỏ ấy làm cô giáo dạy mẹ tập tô như thế nào thì hôm nay cô giáo sẽ dạy chúng mình học thuộc bài thơ này nhé! *Cô đọc bài thơ trẻ nghe lần 1 (không tranh) Hỏi trẻ: - Cô giáo vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì nào? - Trong bài thơ có những ai? - Bài thơ nói về bạn nhỏ đang làm gì? => Cô khái quát: cô vừa đọc các con nghe bài thơ mang tên “Dặn mẹ”. Bài thơ nói về một bạn nhỏ, bạn ấy rất giỏi phải không nào? Bạn ấy về nhà đã đóng vai làm cô giáo và hướng dẫn mẹ của mình tập tô đấy. *Cô đọc bài thơ cho trẻ nghe lần 2 (kèm hình ảnh minh họa bài thơ) Để các con có thể hiểu bài thơ này và nhớ bài thơ này lâu hơn, cô sẽ đọc lại cho các con nghe bài thơ này một lần nữa nhé! *Đàm thoại, kết hợp trích dẫn: - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? - Trong bài thơ có những ai? - Người mẹ và người con trong bài thơ đang làm gì? - Em bé đóng vai làm cô giáo và dạy ai tô màu? - Em bé dặn mẹ điều gì? Trích dẫn: “Mẹ ơi, con dặn Mẹ để ý này Chiếc bút cầm tay Đừng bôi ra áo” - Tại sao em bé lại dặn mẹ là: “Chiếc bút.....ra áo” - Em bé còn dặn mẹ tô như thế nào nữa? Trích dẫn: “Mẹ ơi, con dặn Mẹ tô nhẹ nhàng Tô dọc, tô ngang Trong hình thôi nhé” - Thế mẹ em có tô nhẹ nhàng, tô trong hình như em bé dặn không? Tại sao con biết? Trích dẫn: “Mẹ tô ra ngoài Như thế là sai” - Mẹ tô sai em bé đã nói gì? “Như thế là sai Mẹ cần cố gắng” =>Giáo dục: Các con thấy bạn nhỏ trong bài thơ “Dặn mẹ” có giỏi không? Để giỏi như bạn nhỏ thì các con phải ngoan ngoãn, vâng lời ông bà, bố mẹ và cô giáo chúng mình nhé! *Cô đọc lần 3: Để thưởng cho lớp mình vì hôm nay đã học rất ngoan, cô sẽ đọc lại bài thơ này kết hợp với nhạc nhé! (Cô đọc lại kết hợp với nhạc không lời) *Cho trẻ đọc thuộc bài thơ: Bây giờ để có thể đọc thuộc, đọc hay bài thơ này thì các con hãy đọc to, đọc to bài thơ này cùng cô nhé! - Cả lớp đọc cùng cô 2 – 3 lần - Từng tổ đọc thơ. - Nhóm đọc - Cá nhân đọc *Củng cố: cho cả lớp đọc lại một lần 3. Kết thúc Cho trẻ hát bài hát “cô giáo” và chuyển hoạt động.

File đính kèm:

  • docTho dan me.doc