I. Mục tiêu:
1. Mục tiêu chung:
a) Kiến thức:
- Bác sĩ , y tá là nghề chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh cho mọi người.
- Nơi làm việc của bác sĩ, y tá.
- Các dụng cụ, trang phục của bác sĩ, y tá.
- Công việc của bác sĩ, y tá.
b) Kĩ năng:
- Trẻ so sánh được sự khác nhau và giống nhau giữa bác sĩ và y tá.
- Trẻ thể hiện những nhận biết về bác sĩ, y tá qua lời nói, thao tác và qua các trò chơi.
c) Thái độ:
- Kính trọng bác sĩ, y tá.
- Yêu quý nghề bác sĩ, y tá.
2. Mục tiêu riêng:
a) Kiến thức: trẻ biết:
- Nơi làm việc của bác sĩ, y tá.
- Công việc của bác sĩ, y tá.
- Các dụng cụ, trang phục của bác sĩ, y tá.
b) Kĩ năng:
- Trẻ thể hiện được những nhận biết về nghề bác sĩ, y tá qua lời nói và qua các trò chơi.
- Phối hợp hoạt động cùng các bạn.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 68876 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Phát triển nhận thức - Chủ đề:nghề nghiệp.- Đề tài Bác sĩ, y tá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án: phát triển nhận thức.
Chủ đề:Nghề nghiệp.
Đề tài: Bác sĩ, y tá.
Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ _ B1_ MN Sơn Ca.
Số lượng: 30 _ 35 trẻ.
Giáo sinh soạn và dạy: Hoàng Thị Uyên.
Thời gian dạy: 30/03/2010
Trẻ có NCĐB: Nguyễn Đức Dũng.
Nhận thức: Phát triển như các bạn bình thường.
Mục tiêu:
Mục tiêu chung:
Kiến thức:
Bác sĩ , y tá là nghề chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh cho mọi người.
Nơi làm việc của bác sĩ, y tá.
Các dụng cụ, trang phục của bác sĩ, y tá.
Công việc của bác sĩ, y tá.
Kĩ năng:
Trẻ so sánh được sự khác nhau và giống nhau giữa bác sĩ và y tá.
Trẻ thể hiện những nhận biết về bác sĩ, y tá qua lời nói, thao tác và qua các trò chơi.
Thái độ:
Kính trọng bác sĩ, y tá.
Yêu quý nghề bác sĩ, y tá.
Mục tiêu riêng:
Kiến thức: trẻ biết:
Nơi làm việc của bác sĩ, y tá.
Công việc của bác sĩ, y tá.
Các dụng cụ, trang phục của bác sĩ, y tá.
Kĩ năng:
Trẻ thể hiện được những nhận biết về nghề bác sĩ, y tá qua lời nói và qua các trò chơi.
Phối hợp hoạt động cùng các bạn.
Thái độ:
Kính trọng bác sĩ, y tá.
Yêu quý nghề bác sĩ, y tá.
Chuẩn bị:
Địa điểm:
Học trong lớp.
Ngồi hình chữ U.
Đồ dùng:
Tranh về nghề bác sĩ trên PowerPoint.
1 số đồ chơi về dụng cụ nghề bác sĩ, y tá.
Chuẩn bị đủ các loto về quy trình khám, chữa bệnh của bác sĩ cho tất cả các trẻ.
Chuẩn bị đủ 3 tranh bác sĩ và các tranh dụng cụ y tế cho trẻ chơi trò chơi.
Thực hiện:
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gây hứng thú:
2. Bài học:
3. Kết thúc:
- “ Xúm xít, xúm xít”.
- Các con nghe cô đọc đoạn thơ này nhé:
“Thỏ Bông bị ốm
........
Nhờ bác sĩ khám”.....
- Ai cho cô biết bạn Thỏ Bông trong đoạn thơ cô vừa đọc bị làm sao?
- Mẹ bạn Thỏ Bông đã đưa bạn thỏ bông đến đâu? Để gặp ai?
- Đúng rồi. Bạn Thỏ Bông bị ốm nên mẹ đã đưa bạn Thỏ Bông đến bệnh viện để “ bác sĩ khám”. Bác sĩ là người khám và chữa bệnh cho bạn Thỏ Bông.
- Ở bệnh viện, ngoài bác sĩ, còn có những ai cũng chăm sóc bệnh nhân?
- Vậy chúng mình có muốn tìm hiểu về nghề bác sĩ – y tá không?
Hôm nay cô Uyên sẽ giới thiệu về nghề bác sĩ, y tá cho chúng mình biết nhé!
a) Trò chuyện và xem tranh về nghề bác sĩ – y tá:
- Cô có rất nhiều bức tranh nói về nghề bác sĩ – y tá. Bây giờ, chúng mình hãy xem và nói cho cô biết trong bức tranh có những gì nhé?
* Hình 1: Trang phục làm việc của bác sĩ – y tá.
- Đây là bức tranh nói về ai?
- Vì sao chúng mình biết đây là bức tranh nói về bác sĩ – y tá?
# Cô khái quát: bác sĩ và y tá mặc trang phục: áo blu trắng, đội mũ màu trắng và thường đeo khẩu trang trong khi làm việc.
* Hình 2: Hình ảnh bệnh viện.
- Bác sĩ – y tá làm việc ở đâu?
( Đưa hình ảnh bệnh viện ra).
- Ngoài làm việc ở bệnh viện, bác sĩ - y tá còn làm việc ở đâu nữa?
# cô khái quát: Ngoài làm việc ở bệnh viện, bác sĩ – y tá còn làm việc tại các phòng khám tư nhân: gọi là bác sĩ tư nhân; bác sĩ – y tá còn đến tận nhà để khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, gọi là bác sĩ gia đình. Ngoài ra bác sĩ – y tá còn làm việc tại các trường học để chăm sóc sức khỏe cho chúng mình đấy!
* Hình 3: Công việc của bác sĩ – y tá:
- Đố cả lớp biết, bác sĩ làm công việc gì?
- Y tá làm công việc gì?
# cô khái quát: Bác sĩ làm công việc khám bệnh và chữa bệnh cho bệnh nhân. Còn Y tá làm công việc chăm sóc bệnh nhân.
- Bạn nào đã từng đến bệnh viện để bác sĩ khám bệnh?
- Bác sĩ khám bệnh cho con như thế nào?
Đầu tiên chúng mình sẽ đứng xếp hàng chờ khám bệnh. Tiếp đến, bác sĩ sẽ hỏi chúng mình bị đau chỗ nào, đau đã lâu chưa?... Sau đó bác sĩ sẽ khám bệnh cho chúng mình bằng các dụng cụ khám bệnh đúng không nào?
- Con thấy khi bác sĩ khám bệnh cho con, bác sĩ có thái độ như thế nào?
Bác sĩ ân cần thăm hỏi, động viên, nhiệt tình với mọi người.
- Khi bị ốm, bạn nào đã từng được y tá chăm sóc? Y tá chăm sóc con như thế nào?
# khái quát: Y tá trò chuyện, nhẹ nhàng tiêm cho chúng mình và phát thuốc cho chúng mình. Y tá chăm sóc con rất tận tình, chu đáo và nhẹ nhàng đúng không nào?
Bác sĩ – y tá là những người chăm sóc sức khỏe cho moi người, giúp mọi người chữa khỏi bệnh để có cơ thể khỏe mạnh. Vậy chúng mình phải có thái độ như thế nào đối với bác sĩ – y tá?
* Phải kính trọng, yêu quý bác sĩ – y tá.
Ngoài ra, bác sĩ còn dặn chúng mình muốn có 1 cơ thể khỏe mạnh thì phải làm gì?
Phải thường xuyên tập thể dục, giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường và ăn hết phần cơm của mình đúng không nào?
* Hình 4: Dụng cụ khám bệnh của bác sĩ – y tá:
- Bác sĩ – y tá sử dụng những dụng cụ gì để khám chữa bệnh cho bệnh nhân? ( Sau đó đưa tranh ra).
# Khái quát: Bác sĩ – y tá sử dụng ống nghe, kim tiêm,... để khám và chữa bệnh cho bệnh nhân.
- Bác sĩ – y tá dùng những dụng cụ đó như thế nào?
+ cô cho 1 – 2 trẻ mô tả về cách dùng các dụng cụ y tế đó.
# Giới thiệu đồ chơi về dụng cụ làm việc của bác sĩ – y tá:
- “ Trời tối, trời tối”.
- “ trời sáng, trời sáng”.
Cô đưa ra rổ đựng dụng cụ khám bệnh và hỏi trẻ:
- Các con nhìn xem cô có những gì đây? (ống nghe nhịp tim, kéo, kim tiêm, ....).
- Cô có rất nhiều đồ chơi đúng không? Cuối giờ cô sẽ cho chúng mình chơi trò chơi bác sĩ nhé!
* So sánh bác sĩ và y tá:
- Giống nhau:
+ Nơi làm việc: làm việc ở bệnh viện, các phòng khám tư nhân và tại các gia đình
+ Trang phục: đều mắc áo blu màu trắng. Đội mũ và đeo khẩu trang màu trắng.
+ Đều là những người chăm sóc sức khỏe cho mọi người.
- Khác nhau:
+ Bác sĩ: Làm công việc khám và chữa bệnh cho bệnh nhân.
+ Y tá: Làm công việc chăm sóc cho bệnh nhân khi họ bị ốm.
* Vừa rồi, lớp mình rất ngoan, chú ý học bài. Bây giờ, cô có 1 trò chơi rất hay, cả lớp có muốn chơi không?
* Trò chơi 1: Sắp xếp công việc của bác sĩ:
- Chuẩn bị: Các thẻ rời về quá trình khám bệnh của bác sĩ.( mỗi trẻ 1 bộ).
- Cách chơi:
Cô phát cho mỗi trẻ 1 bộ quy trình khám bệnh cho bệnh nhân. Mỗi trẻ sẽ tự xếp trước mặt mình quy trình khám chữa bệnh. Xếp theo thứ tự (đứng xếp hàng, trò chuyện với bác sĩ, khám bệnh và chữa bệnh).
- Luật chơi:
Mỗi trẻ xếp thật nhanh và xếp đúng.
- Thực hiện:
+ Phát cho mỗi trẻ 1 bộ quá trình khám bệnh.
+ Cô cho trẻ thực hiện.
+ Cô quan sát và hướng dẫn cho trẻ làm đúng.
- Kết thúc: Cô nhận xét và khen thưởng.
* Trò chơi 2: Tìm đồ dùng cho bác sĩ – y tá:
- Cách chơi:
+ Cô sẽ chia lớp mình thành 3 đội chơi: đỏ, vàng, tím và chúng mình sẽ đứng thành 1 hàng dọc. Mỗi đội sẽ có 1 rổ đựng nhiều đồ dùng của các nghề và có 1 bức tranh hình bác sĩ gắn ở trên bảng.
+ Nhiệm vụ: Trò chơi theo luật tiếp sức. Khi nghe thấy hiệu lệnh bắt đầu chơi thì các bạn đứng ở đầu hàng sẽ tìm thật nhanh 1 đồ dùng của bác sĩ và chạy thật nhanh lên bảng rồi dán đồ dùng vào tranh bác sĩ. Sau đó chạy thật nhanh về hàng, đập tay vào bạn tiếp theo, bạn tiếp theo mới được chơi.
- Luật chơi: khi nghe hết 1 bài hát là thời gian chơi kết thúc. Đội nào tìm được nhiều đồ dùng bác sĩ và dán lên tranh bác sĩ nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng.
- Thực hiện:
Cô cổ vũ và nhắc nhở trẻ thực hiện đúng.
- Kết thúc: cô nhận xét và khen thưởng cho đội thắng.
- “ Lắng nghe, lắng nghe”.
Các con có biết, trong trường mình ngoài cô giáo và các bạn, còn có ai chăm sóc các con nữa không?
- Là cô bác sĩ đúng không nào? Các con có muốn đến phòng khám của trường mình để tìm hiểu rõ hơn không?
- Bây giờ các con ra phòng chờ ngồi,đợi uống sữa và 1 lúc nào đó cô sẽ cho lớp mình xuống thăm phòng khám của trường mình nhé!
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
File đính kèm:
- giao an bac si.doc