I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
1/ Kiến thức:
- Trẻ biết nhà là nơi để ở và sinh hoạt của mọi thành viên trong gia đình.
- Biết một số nguyên vật liệu để xây dựng lên một ngôi nhà.
- Biết một số kiểu nhà khác nhau.
- Biết kể về ngôi nhà của mình: kiểu nhà, cấu trúc ngôi nhà gồm có những phòng gì và chức năng của những phòng đó.
2/ Kĩ năng:
- Trẻ có kĩ năng nhận biết phân biệt và sử dụng ngôn ngữ của mình để mô tả những gì trẻ biết về ngôi nhà của mình.
- Phát triển khả năng chú ý quan sát, phân loại, ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển vốn từ, kỹ năng diễn đạt câu, ý cho trẻ.
3/ Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, trân trọng công sức của các chú công nhân xây dựng và bảo vệ ngôi nhà thân yêu của mình.
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động học.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 14204 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án phát triển nhận thức khám phá khoa học - Chủ đề: Gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phßng gD-ĐT HUYỆN hoµi ®øc
Trêng mÇm non an kh¸nh C
GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Chủ đề: “Gia đình”
Đề tài: Trò chuyện về ngôi nhà thân yêu của bé.
Đối tượng: MGN – Lớp B1
Số lượng: 20 – 25 trẻ
Thời gian: 20 – 25 phút
Ngày dạy: 31 / 10 / 2013
Giáo viên: Bùi Thị Bích Phượng
Năm học 2013 – 2014
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
1/ Kiến thức:
- Trẻ biết nhà là nơi để ở và sinh hoạt của mọi thành viên trong gia đình.
- Biết một số nguyên vật liệu để xây dựng lên một ngôi nhà.
- Biết một số kiểu nhà khác nhau.
- Biết kể về ngôi nhà của mình: kiểu nhà, cấu trúc ngôi nhà gồm có những phòng gì và chức năng của những phòng đó.
2/ Kĩ năng:
- Trẻ có kĩ năng nhận biết phân biệt và sử dụng ngôn ngữ của mình để mô tả những gì trẻ biết về ngôi nhà của mình.
- Phát triển khả năng chú ý quan sát, phân loại, ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển vốn từ, kỹ năng diễn đạt câu, ý cho trẻ.
3/ Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, trân trọng công sức của các chú công nhân xây dựng và bảo vệ ngôi nhà thân yêu của mình.
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động học.
II/ CHUẨN BỊ:
1/ Đội hình:
- Trẻ đứng tập trung bên cô.
2/ Tâm thế của trẻ:
- Trẻ được học và làm quen trước với một số bài hát trong chủ đề và bài hát : “Cháu yêu cô chú công nhân”. Tinh thần thoải mái.
3/ Đồ dùng của cô:
- Sa bàn trưng bày các nguyên vật liệu được dùng để xây nhà.
- Giáo án powerpoint có hình ảnh về một số kiểu nhà ( nhà mái ngói, nhà mái bằng, nhà trung cư, nhà tầng) ; các khu vực trong ngôi nhà ( phòng khách, phòng bếp, phòng tắm, phòng ngủ, sân nhà, vườn).
- Thiết bị điện tử, nhạc bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân, Nhà của tôi, tổ ấm gia đình và một số bài hát trong chủ đề.
4/ Đồ dùng của trẻ:
- Các hình học: Hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật , ….. có màu sắc, kích thước to nhỏ khác nhau để chơi trò chơi.
- Bảng to để trẻ chơi.
III/ CÁCH TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1/ Ổn định tổ chức , gây hứng thú.
- Cô giới thiệu với trẻ: Hôm nay có rất nhiều các cô, các bác trong trường đến thăm và dự giờ tiết học của chúng mình đấy! Chúng mình cùng khoanh tay lại và chào các cô, các bác nào!
- Cả lớp mình cùng hát tặng các cô bài hát: “ Cháu yêu cô chú công nhân” nhé! (Cô mở nhạc bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”).
- Trò chuyện về bài hát:
+ Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về ai?
+ Các chú công nhân làm việc ở đâu?
- Chúng mình có muốn đến thăm công trường xây dựng của các chú công nhân không? Cô cháu mình cùng đi nào!
2/ Nội dung.
a/ Cùng khám phá một số nguyên vật liệu để làm ra nhà.
- Các con ơi, chúng mình đã đến nơi rồi đấy! chúng mình thấy công trường của các chú công nhân như thế nào?
- Trên công trường có những gì? ( Cô hỏi 2 – 3 trẻ )
- Theo các con thì những thứ này được dùng để làm gì?
(2 – 3 trẻ ).
=> Trên công trường có rất nhiều các loại nguyên vật liệu khác nhau như cát, xi – măng, gạch, sỏi, đá, vôi… tất cả các thứ này đều được sử dụng để xây dựng lên những công trình lớn như nhà cửa, cầu đường…. đấy!
- Các con có biết làm thế nào để xây lên được những ngôi nhà không?
=> Để xây dựng lên được một ngôi nhà hoàn chỉnh thì cần phải trải qua rất nhiều công đoạn các con ạ. Các cô, chú công nhân phải lao động miệt mài qua bao nhiêu ngày tháng mới làm lên được một ngôi nhà. Vậy các con có thương các chú không? Thương các chú thì các con phải như thế nào?
=> Để biết ơn đến công lao của các chú công nhân thì chúng mình phải biết yêu quý, giữ gìn ngôi nhà mà chúng mình đang ở và cả lớp học của chúng mình nữa. không được vứt rác bừa bải làm bẩn nhà, bẩn lớp hoc., không vẽ bậy lên tường nhà… các con có làm được không?
- Bây giờ chúng mình có muốn xem thành quả mà các chú công nhân của chúng mình đã làm ra không nào?
- Vậy chúng mình cùng hát vang bài hát “nhà của tôi” và đi về chỗ ngồi của chúng mình để xem đó là những gì nhé!(Cô mở nhạc bài hát “Nhà của tôi”).
b/ Cùng tìm hiểu về một số kiểu nhà.
- Chúng ta cùng đếm nào!
- Đó là gì?
- Ai có nhận xét gì về những ngôi nhà này?
+ Đây là nhà gì? Ngôi nhà này có đặc điểm như thế nào? + Con đã thấy ngôi nhà này có đâu?
+Nhà được dùng để làm gì?
=> Những ngôi nhà này tuy không giống nhau về hình dáng bên ngoài nhưng chúng đều được dùng để ở và sinh hoạt. Đó là nơi để cho tất cả các thanh viên trở về sum họp sau một ngày lao động mệt nhọc đấy!
c/ Khám phá về ngôi nhà thân yêu của bé.
- Vừa rồi chúng ta đã được quan sát và tìm hiểu về những ngôi nhà rất đặc biệt. Còn ngôi nhà của chính chúng ta thì sao nhỉ?
- Để cô giới thiệu với các con về ngôi nhà mà cô đang sinh sống trước rồi sau đó đến lượt các con nhé!
- Cô đang sống trong một ngôi nhà có 3 tầng. Ngôi nhà gồm có 1 phòng khách để đón tiếp những vị khách đến thăm nhà, 1 phòng bếp để đun nấu thức ăn cho nhưng bữa ăn gia đình, 2 phòng tắm, 3 phòng ngủ và 1 sân để phơi quần áo nữa. Ngoài ra nhà cô còn có một cái sân chơi rất là rộng và một khu vườn nho nhỏ để trồng một số loại cây cảnh nữa đấy!
- Ngôi nhà mà cô đang sống luôn tràn ngập yêu thương và hạnh phúc, cô rất yêu quý ngôi nhà này.
- Còn các con, ai có thể kể cho cô và cả lớp nghe về ngôi nhà của mình nào?
( Cô gợi mở , khuyến khích , động viên trẻ kể về ngôi nhà của mình).
=> Ai trong chúng ta đều có một ngôi nhà để tất cả mọi thành viên đều trở về sum họp sau thời gian làm việc mệt nhọc. Và đó cũng chính là tổ ấm của chúng mình đấy!
d/ Ôn luyện củng cố:
vừa rồi cô thấy lớp mình học rất ngoan và giỏi. Và quà tặng dành cho chúng mình là những trò chơi vui nhộn!
Trò chơi 1: Nhà gì biến mất?
- Cách chơi: Trên màn hình sẽ xuất hiện hình ảnh của những ngôi nhà khác nhau. Chúng ta sẽ chơi “trốn cô”. Nhiệm vụ của chúng mình là phải tìm ra đúng ngôi nhà đã biến mất sau khi tìm thấy cô.
- Luật chơi: Bạn nào trả lời sai sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi.
- Cả lớp đã rõ cách chơi và luật chơi chưa?
- Trẻ chơi 2 – 3 lần.
Trò chơi 2: Nhà ai đẹp nhất?
- Cách chơi: Cô sẽ chia lớp mình thành 3 đội (đội số 1, đội số 2, đội số 3). Trên đây cô có 3 chiếc bảng có gắn sẵn mẫu hình các ngôi nhà dành cho các đội.
Phía trước chúng mình cô đã để sẵn một rổ có rất nhiều các hình khác nhau.
Nhiệm vụ của các con là phải chọn đúng các hình tương ứng để ghép thành một ngôi nhà giống ngôi nhà mẫu của cô. Lưu ý là mỗi bạn chỉ được chọn một hình để gắn lên bảng, sau khi gắn xong thì phải chạy về phía cuối hàng để bạn tiếp theo lên gắn tiếp.
- Luật chơi: Thời gian được tính bằng một bản nhạc. Sau khi bản nhạc kết thúc, đội nào gắn được ngôi nhà hoàn chỉnh và giống với ngôi nhà mẫu thì đội đó là đội dành chiến thắng.
- Các đội đã ró cách chơi và luật chơi chưa? Đã sẵn sàng để chơi chưa nào?
1 – 2 – 3 trò chơi bắt đầu!
- Sau khi trò chơi kết thúc, cô và trẻ kiểm tra và công bố kết quả.
3/ Kết thúc.
- Các con ơi, trò chơi vừa rồi cũng đã kết thúc tiết học ngày hôm nay của chúng mình rồi đấy. Chúng mình cùng khoanh tay chào các cô các bác nào!
- Trẻ khoanh tay chào khách.
- Hát bài hát theo nhạc
- Trẻ trả lời.
- Ở công trường ạ.
- Trẻ hát bài: “ cháu yêu cô chú công nhân” và đi cùng cô đến sa bàn.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát và trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Có ạ.
- Trẻ vừa hát vừa đi về chỗ ngồi của mình.
- 1 – 2 – 3.
- Những ngôi nhà.
- 2 – 3 trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- 2 – 3 trẻ đứng lên và kể vầ ngôi nhà của mình.
- Rồi ạ.
- Trẻ chơi và cổ vũ cho nhau.
File đính kèm:
- ngoi nha than yeu cua be thao giang.docx