Tiết: 2 VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
I- MỤC TIÊU:
- Học sinh mô tả được các dòng vận chuyển vật chất trong cây bao gồm:
Con đường vận chuyển các chất.
Thành phần dịch dược vận chuyển.
Động lực đẩy dòng vật chất đi.
II- TRỌNG TÂM KIẾM THỨC:
Con đường vận chuyển vật chất trong cây gồm dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng vận chuyển.
III- CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ hình 2.1-2.6 SGK.
IV- TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng hấp thụ nước và các ion khoáng ?
- Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ?
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 11 CB tiết 2: Vận chuyển các chất trong cây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/09/2007
Tiết: 2
Vận chuyển các chất trong cây
I- Mục tiêu:
- Học sinh mô tả được các dòng vận chuyển vật chất trong cây bao gồm:
Con đường vận chuyển các chất.
Thành phần dịch dược vận chuyển.
Động lực đẩy dòng vật chất đi.
II- Trọng tâm kiếm thức:
Con đường vận chuyển vật chất trong cây gồm dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng vận chuyển.
III- Chuẩn bị:
- Tranh vẽ hình 2.1-2.6 SGK.
IV- Tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng hấp thụ nước và các ion khoáng ?
- Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ?
3. Bài mới:
Nội dung
TG
Phương pháp
I- Dòng mạch gỗ:
1. Cấu tạo mạch gỗ.
- Gồm quản bào và mạch ống đều là những tế bào chết. Khi chúng thực hiện chức năng chúng chở thành các ống rỗng, không có màng, không có các bào quan. Các đầu cuối và thành bên đục thủng lỗ. Thành được linhin hoá bền, chắc, chịu được áp lực của dòng nước bên trong.Chúng được nối với nhau thành các ống dài từ rễ lên tận tế bào nhu mô của lá. Các ống được xếp xít nhau theo các lỗ bên của tế bào khác tạo lối đi cho dòng nước vận chuyển ngang.
- Học sinh quan sát hình 2.1 - SGK.
? Em hãy nêu con đường vận chuyển của dòng mạch gỗ trong thân?
? Mạch gỗ được cấu tạo từ những loại tế bào nào? Cấu tạo của các loại tế bào đó có gì giống, khác nhau?
Cấu tạo đó có ý nghĩa gì giúp cho dòng nước được vận chuyển dễ dàng?
2. Thành phần của dịch mạch gỗ.
- Chủ yếu là nước, các ion khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ.
Chức năng của dòng mạch gỗ?
3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ.
- Lực đẩy (áp suất rễ).
- Lực hút do thoát hơi nước ở lá.
- Lực lên kế giữa các phân tử nước với nhau và thành mạch gỗ.
Hình 2.3 & 2.4 - SGK.
- Học sinh giải thích hiện tượng ứ giọt.
II- Dòng mạch rây.
1. Cấu tạo mạch rây.
- Gồm các tế bào sống là ống rây (tế bào hình rây) và tế bào kèm.
- ống hình rây không có nhân, có màng sinh chất, TBC, bào quan. Các ống rây nối với nhau qua các bản rây. Các tế bào kèm là các tế bào sống, có nhân, giàu ti thể. Tế bào kèm là nguồn cung cấp năng lượng ATP cho quá trình vận chuyển chủ động một số chất trong mạch rây.
Hình 2.5 - SGK.
- Mạch rây cấu tạo từ những loại TB nào?
- Nêu sự khác biệt về cấu tạo của mạch rây và mạch gỗ?
- Tại sau có sự khác biệt đó?
2. Thành phần của dịch mạch rây.
- Chủ yếu là saccarozơ, các axit amin, vitamin, hoocmon một số hợp chất khác như ATP,..., một số ion khoáng được sử dụng lại, ion Kali làm cho dịch mạch rây có độ PH 8.0-8.5.
? Em hãy nêu con đường vận chuyển của dòng mạch rây trong thân?
- So sánh dịch mạch gỗ và dịch mạch rây?
3. Động lực của dòng mạch rây.
- Do sự chênh lệc áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (nơi có saccarozơ được tạo thành) và các cơ quan chứa (nơi saccarozơ được sử dụng hay dự trữ).
Hình 2.6 - SGK.
- Sự khác nhau vế động lực của dòng mạch rây và mạch gỗ?
4. Củng cố:
- Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá?
- Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác?
5. Bài tập về nhà:
Học theo hướng dẫn SGK.
File đính kèm:
- Tiet 2Sinh 11CB.doc