Chương II. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
Bài 32. NGUỒN GỐC SỰ SỐNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Trình bày được thí nghiệm của Milơ chứng minh các hợp chất hữu cơ đơn giản đã có thể được hình thành như thế nào khi Trái Đất mới được được hình thành (tiến hoá hoá học).
Giải thích được các thí nghiệm chứng minh quá trình trùng phân tạo ra các đại phân tử hữu cơ từ các đơn phân.
Giải thích được các cơ chế nhân đôi, phiên mã, dịch mã đã có thể được hình thành như thế nào.
Giải thích được sự hình thành các tế bào nguyên thuỷ đầu tiên (tiến hoá tiền sinh học).
2. Kỹ năng
Phát triển khả năng phân tích, tư duy, tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức.
Phát triển kĩ năng làm việc theo nhóm.
II. Phương tiện dạy học:
Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học.
Hình 32 SGK.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6496 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 12 bài 32: Nguồn gốc sự sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng
Tiết: Tuần:
Chương II. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
Bài 32. NGUỒN GỐC SỰ SỐNG
Mục tiêu:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Trình bày được thí nghiệm của Milơ chứng minh các hợp chất hữu cơ đơn giản đã có thể được hình thành như thế nào khi Trái Đất mới được được hình thành (tiến hoá hoá học).
Giải thích được các thí nghiệm chứng minh quá trình trùng phân tạo ra các đại phân tử hữu cơ từ các đơn phân.
Giải thích được các cơ chế nhân đôi, phiên mã, dịch mã đã có thể được hình thành như thế nào.
Giải thích được sự hình thành các tế bào nguyên thuỷ đầu tiên (tiến hoá tiền sinh học).
2. Kỹ năng
Phát triển khả năng phân tích, tư duy, tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức.
Phát triển kĩ năng làm việc theo nhóm.
Phương tiện dạy học:
Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học.
Hình 32 SGK.
Phương pháp giảng dạy:
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.
Lên lớp:
Ổn định lớp
Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có).
Kiểm tra bài cũ: câu 1, 2 trang 134.
Giảng bài mới:
Dẫn nhập: Qua các bài học trước, các em đã biết các loại sinh vật hiện nay đều có chung nguồn gốc. Vậy cái nguồn gốc đó xuất phát từ đâu ? Để tìm hiểu vấn đề này, ta vào bài...
Bài 32. NGUỒN GỐC SỰ SỐNG
Hoạt động thầy giáo
Hoạt động học sinh
Nội dung
* Đặt vấn đề:
- Sự sống bắt đầu từ đâu ?
- Quá trình diễn ra như thế nào ?
- Tiến hoá hoá hoá học diễn ra như thế nào ?
+ Vật chất đầu tiên tạo nên các chất hữu cơ là gì ?
- Do yếu tố nào tác động ?
(Ngoài ra còn có các phức hợp khác: prôtên – prôtêin, lipit-prôtêin,…)
+ Lệnh HS đọc sách, quan sát H.32, mô tả quá trình thí nghiệm ?
- Qua thí nghiệm hãy cho biết chất sống có thể tạo ra theo con đường nhân tạo không ?
- Trong điều kiện của Trái Đất hiện nay, liệu các hợp chất hữu cơ có thể được hình thành từ các chất vô cơ không ? Tại sao ?
(Trong vũ trụ quá trình TH hoá học vẫn cơ thể diễn ra)
- Trùng phân là gì ?
- Coaxecva là gì ?
- Coaxecva được hình thành như thế nào ?
- Lipit có đặc tính gì ?
- Màng lipit có chức năng gì ?
- Đặc điểm của coaxecva ?
- Coaxecva đã được gọi là sinh vật chưa ?
- Tế bào sơ khai có đặc điểm gì ?
- Các nhân tố tiến hoá ở đây là gì ?
(Lưu ý: quá trình tiến hoá tiền sinh học đã được tiến hành bằng thực nghiệm (SGK)).
* HS thảo luận, đọc SGK và trả lời: TH HH
- Các CVC → Các hợp CHC
↓ TH TSH
Các tế bào sơ khai
↓ TH SH
Các loài hiện nay
* HS thực hiện lệnh, thảo luận và trả lời:
- Nhân tố hoá học: CH4 , NH3 , H2 , H2O.
- Nhât tố vật lí: bức xạ nhiệt, tia tử ngoại,…
- CLTN.
- Hỗn hợp CH4 , NH3 , H2 → axit amin → mạch polipeptit.
- Không, thí nghiệm chỉ chứng minh từ chất vô cơ có thể → chất hữu cơ, nhưng chất hữu cơ này chưa phải là chất sống vì chúng không có dấu hiệu đặc trưng, đọc đáo của cơ thể sống.
- Không, vì thiếu điều kiện tự nhiên…; nếu có chất hữu cơ được tạo ra tì ngay lập tức vi khuẩn sẽ phân huỷ hay bị ôxi hoá.
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận và trả lời:
* HS đọc SGK, thảo luận và trả lời:
- Lipit có đặc tính kị nước…
- Ngăn cách với mt (bảo vệ), TĐC có tính chọn lọc.
- Bản chất của coaxecva là prôtêin và axit nuclêic
- Chưa, nhưng nó đã có dấu hiệu bản chất của cơ thể sống: TĐC, ST&PT, sinh sản (phân đôi) → mầm móng của những cơ thể sống đầu tiên.
* HS thảo luận và trả lời:
- Là biến dị, di truyền, CLTN.
* Sự sống được hình thành từ giới vô cơ có thể chia sự phát sinh và tiến hoá của sự sống thành 3 giai đoạn chủ yếu: TH hoá học, TH tiền sinh học, TH sinh học.
I. Tiến hoá hoá học:
- Các chất khí trong khí quyển nguyên thuỷ dưới tác động của nguồn Q tự nhiên → chất hữu cơ đơn giản (Axit amin, nuclêotit, đường đơn, axit béo) tiếp tục thông qua quá trình trùng phân → các đại phân tử (polipeptit, axit nuclêic) → các loại phức hợp các phân tử hữu cơ tiếp tục qua CLTN → phức hợp các phân tử hữu cơ có thể tự sao và phiên mã (ARN và polipeptit được bao bọc bởi màng bán thấm)
II. Tiến hoá tiền sinh học:
- Các đại phân tử như lipit, prôtêin, axit nuclêôtit,… xuất hiện trong nước, tập trung lại với nhau và được bao bọc trong lớp màng lipit tạo nên các giọt nhỏ li ti khác nhau (coaxecva). Tiếp tục CLTN tác động → tế bào sơ khai.
- Các tế bào sơ khai có khả năng tăng kích thước và duy trì cấu trúc tương đối ổn định trong dung dịch.
- Sau khi tế bào nguyên thuỷ được hình thành thì quá trình tiến hoá sinh học tiếp diễn nhờ các nhân tố tiến hoá → loài sinh vật hiện nay.
* Phiếu học tập: (câu hỏi củng cố)
Các đặc điểm
TH hoá học
TH tiền sinh học
TH sinh học
Khái niệm
HC VC → HC HC
HC HC → TB sơ khai
TB sơ khai → SV ngày nay
Nguyên nhân
Năng lượng Q tự nhiên
Trùng phân, CLTN
Nhân tố tiến hoá
Kết quả
HC HC
TB sơ khai
SV ngày nay
5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài.
6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.
File đính kèm:
- BAI32.doc