Chương 1: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải :
- Mô tả được cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và các ion khoáng
- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây
- Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng.
- Vận dụng được kiến thức bài học vào thực tiễn
II. Trọng tâm
- Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.
- Sự thích nghi của rễ với sự hấp thụ nước và ion khoáng.
III-Phương pháp
- Đàm thoại tìm tòi
IV-Chuẩn bị
-Hình vẽ 1.1,2,3 SGK, phiếu học tập
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2191 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 bài 1 đến 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải :
- Mô tả được cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và các ion khoáng
- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây
- Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng.
- Vận dụng được kiến thức bài học vào thực tiễn
II. Trọng tâm
- Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.
- Sự thích nghi của rễ với sự hấp thụ nước và ion khoáng.
III-Phương pháp
- Đàm thoại tìm tòi
IV-Chuẩn bị
-Hình vẽ 1.1,2,3 SGK, phiếu học tập
V- Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Vào bài mới
-Hoạt động 1: GV giới thiệu sơ qua chương trình 11 và nội dung chương 1
HS lắng nghe
-Hoạt động 2 -Vào bài mới: Mọi sinh vật muốn tồn tại, sinh trưởng và phát triển đòi hỏi phải thường xuyên trao đổi chất với môi trường. Vậy sự trao đổi chất đó diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài đầu tiên của chương.
" Bài1 Sự hấp thụ nuớc và muối khoáng ở rễ "
-Hoạt động 3: I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiểu kết
Gv yêu cầu học sinh quan quan sát hình 1.1 sgk kết hợp với một số mẫu rễ sống ở trong các môi trường khác nhau, hãy mô tả đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng của cây?
Quan sát hình 1.2 có nhận xét gì về sự phát triển của hệ rễ ?
- Môi trường ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của lông hút như thế nào?
- Tại sao cây ở cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết?
-Mô tả đặc điểm thích nghi của rễ về hút nước và hút khoáng:
+Rễ chính, rễ bên, lông hút, miền sinh trưởng kéo dài, đỉnh sinh trưởng, miền lông hút
+Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút
+Rễ sinh trưởng nhanh chiều sâu, phân nhánh chiếm chiều rộng và tăng nhanh số lượng lông hút
+Cấu tạo của lông hút thích hợp với khả năng hút nước của cây
- HS nghiên cứu SGK trả lời
1. Hình thái của hệ rễ
Hệ rễ của thực vật trên cạn gồm:
Rễ chính, rễ bên, lông hút, miền sinh trưởng kéo dài, đỉnh sinh trưởng. Đặc biệt có miền lông hút phát triển.
2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ
- Rễ cây liên tục tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với đất hấp thụ được nhiều nước và muối khoáng
- Tế bào lông hút có thành tế bào mỏng, có áp suất thẩm thấu lớn thuận lợi cho việc hút nước.
- Trong môi trường quá ưu trương, quá axit, thiếu oxi lông hút rất dễ gãy và tiêu biến
Hoạt động 4. II. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiểu kết
Đưa một tế bào vào một trong các môi trường có nồng độ khác nhau thì tế bào có sự biến đổi như thế nào?
Yêu cầu hs hoàn thành bài tập 1 trong phiếu học tập
- Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập 1 trong phiếu học tập:
Yêu cầu học sinh quan sát hình 1.3 sgk, phân tích và tìm ra các con đường vận chuyển nước và các ion khoáng...
Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường nào?
Sự khác nhau giữa các con đường đó?
HS nghiên cứ SGK trả lời
Mỗi cá nhân Hs nghiên cứu SGK để làm bài tập 1 trong phiếu học tập
- Hs hoàn thành phiếu
Hs nghiên cứu SGK trả lời
1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hut
( Xem đáp án bài tập 1 trong phiếu học tập)
2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ
- 2 con đường:
+ Con đường gian bào
+ Con đường tế bào chất
Hoạt động 5. III. Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiểu kết
GV chuẩn bị thêm một số mẫu vật sống: Rễ vùng khô cằn, rễ vùng ẩm... để học sinh quan sát, phân tích và rút ra kiến thức về mối liên quan giữa hệ rễ và môi trường
Hãy kể tên các tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến lông hút và qua đó giải thích sự ảnh hưởng của môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây?
HS quan sát, phân tích và rút ra kiến thức về mối liên quan giữa hệ rễ và môi trường
Học sinh nghiên cứu trả lời
- Độ thẩm thấu
- Độ axit
- Lượng oxi ...
4. Củng cố: ( bài tập 2 trong phiếu học tập)
5. Dặn dò: HS về trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 và xem trước bài 2 " Vận chuyển các chất trong cây"
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
Họ và tên:....................................................................
Lớp ....................................
Bài tập 1:
Dịch tế bào biểu bì rễ ưu trương so với dịch đất do những nguyên nhân nào?
- ...................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
- ...................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Nước và các ion khoáng xâm nhập vào rễ cây theo những con đường và các cơ chế nào?
Nước
.................. .......................................
......................................... (Do ................................)
Các ion khoáng
.................. .......................................
......................................... (Do chênh lệch građien nồng độ)
Các ion khoáng
.................. .......................................
......................................... (Ngược chiều građien nồng độ và cần ATP)
Bài tập 2. Trắc nghiệm
Câu 1: Sự hút khoáng thụ đông của tế bào phụ thuộc vào:
a. Hoạt động trao đổi chất b. Chênh lệch nồng độ ion
c. Cung cấp năng lượng d. Hoạt động thẩm thấu
Câu 2: Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc vào:
a. Građien nồng độ chất tan b. Hiệu điện thế màng
c. Trao đổi chất của tế bào d. Cung cấp năng lượng
Câu 3: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ ?
a. Đỉnh sinh trưởng b. Miền lông hút
c. Miền sinh trưởng d. Rễ chính
PHỤ LỤC
Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
Họ và tên:....................................................................Lớp ...................................
Bài tập 1:
Dịch tế bàobiểu bì rễ ưu trương so với dịch đất do những nguyên nhân nào?
- Quá trình thoát hơi nước của lá
- Nồng độ các chất tan cao
Nước và các ion khoáng xâm nhập vào rễ cây theo cơ chế nào?
Nước
Đất Tế bào lông hút
Thẩm thấu (Do chênh lệch thế nước )
Các ion khoáng
Đất Tế bào lông hút
Thụ động (Do chênh lệch građien nồng độ)
Các ion khoáng
Đất Tế bào lông hút
Chủ động (Ngược chiều građien nồng độ và cần ATP)
Bài tập 2. Trắc nghiệm
Câu 1: Sự hút khoáng thụ đông của tế bào phụ thuộc vào:
a. Hoạt động trao đổi chất ab. Chênh lệch nồng độ ion
c. Cung cấp năng lượng d. Hoạt động thẩm thấu
Câu 2: Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc vào:
a. Građien nồng độ chất tan b. Hiệu điện thế màng
c. Trao đổi chất của tế bào ad. Cung cấp năng lượng
Câu 3: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ ?
a. Đỉnh sinh trưởng ab. Miền lông hút
c. Miền sinh trưởng d. Rễ chính
BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Mô tả được cơ quan vận chuyển ,
- Thành phần của dịch vận chuyển
- Động lực đẩy dòng vật chất vận chuyển
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh
3. Thái độ:
- Giải thích một số hiện tượng liên quan đến vận chuyển các chất trong cây, dẫn đến yêu thích bộ môn
II/ TRỌNG TÂM BÀI DẠY:
Các dòng vận chuyển các chất trong cây (Dòng mạch gỗ, dòng mạch rây)
III.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp + Thảo luận nhóm
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Giáo viên:
-Tranh phóng to hình 2.1, 2.2, 2.3, 2..4, 2.5 sách giáo khoa
-Bảng phụ
2. Học sinh:
- Ôn tập lại sự vận chuyển các chất trong cây ở lớp 6
- bút lông, giấy lịch cũ, dùng phiếu học tập để củng cố
IV/. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
A / KIỂM TRA BÀI CŨ:
1. Trình bày cơ chế hấp thụ nước, ion khoáng ở rễ cây
2. Giải thích vì sao các cây sống trên cạn không sống được trên đất ngập mặn
3. Sự hút khoáng thụ đông của tế bào phụ thuộc vào:
A. Hoạt động trao đổi chất B. Chênh lệch nồng độ ion
C. Cung cấp năng lượng D. Hoạt động thẩm thấu
4. Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc vào:
A. Građien nồng độ chất tan B. Hiệu điện thế màng
C. Trao đổi chất của tế bào D. Cung cấp năng lượng
5. Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ
A. Đỉnh sinh trưởng B. Miền lông hút
C. Miền sinh trưởng D. Rễ chính
B / Bài mới:
1 / Mở bài: Hãy cho biết quá trình vận chuyển các chất trong cây nhờ vào hệ thống nào?
Học sinh liên hệ lại kiến thức đã học để trả lời, giáo viên dẫn qua bài mới: vậy mạch gỗ, mạch rây có cấu tạo thế nào? Thành phần của dịch mạch gỗ, mạch rây ra sao? Vận chuyển các chất nhờ động lực nào?. Để trả lời câu hỏi tiếp mời các em cùng tìm hiểu nội dung bài 2: Vân chuyển các chất trong cây
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: CẤU TẠO CỦA MẠCH GỖ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiểu kết
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 21 trả lời câu hỏi: Hãy mô tả con đường vận chuyển của dòng mạch gỗ trong cây.
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 2 2 và trả lời câu hỏi: hãy trình bày cấu tạo của mạch gỗ? tại sao các tế bào mạch gỗ là các tế bào chết
Giáo viên cho học sinh phân biệt quản bào và mạch ống thông qua bảng phụ:
Học sinh trả lời: Dòng mạch gỗ từ rễ qua thân lên lá, qua các tế bào nhu mô ( thịt lá ) ra ngoài qua khí khổng
Học sinh trả lời dựa vào sách giáo khoa và kiến thức đã học: Do chất tế bào đã hoá gỗ
Học sinh điền vào bảng phụ như trên thông qua thảo luận nhóm
I / Dòng mạch gỗ:
1.Cấu tạo mạch gỗ
- Mạch gỗ gồm các tế bào chết: gồm 2 loại quản bào và mạch ống. Các tế bào cùng loại nối kế tiếp nhau tạo thành con đường vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên thân, lá
Chỉ tiêu Quản bào Mạch ống
Đường Nhỏ Lớn
kính
Chiều
dài Dài Ngắn
Cách
nối Đầu tế bào này nối
với đầu tế bào kia
HOẠT ĐỘNG 2: THÀNH PHẦN DỊCH MẠCH GỖ
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Tiểu kết
Giáo viên: Hãy nêu thành phần của dịch mạch gỗ?
Học sinh tham khảo sách giáo khoa để trả lời
2.Thành phần c ủa dịch mạch gỗ
Thành phần chủ yếu gồm: nước, các ion khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ
HOẠT ĐỘNG 3: ĐỘNG LỰC ĐẨY DÒNG MẠCH GỖ
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Tiểu kết
Giáo viên: Cho học sinh quan sát hình 2.3, 2.4 trả lời câu hỏi:hãy cho biết nước và các ion được vận chuyển trong mạch gỗ nhờ vào những động lực nào?
Học sinh quan sát hình + tham khảo sách giáo khoa trả lời:
3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ
-Áp suất rễ (lực đẩy )tạo sức đẩy nước từ dưới lên
-Lực hút do thoát hơi nước ở lả
-Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ tạo thành một dòng vận chuyển liên tục từ rễ lên lá.
HOẠT ĐỘNG 4: DÒNG MẠCH RÂY
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Tiểu kết
Giáo viên: cho học sinh quan sát hình 2.2 và 2.5 đọc mục II trả lời câu hỏi sau:
+ Mô tả cấu tạo của Ống rây?
+ Thành phần dịch của mạch rây?
+ Động lực vận chuyển
Mỗi nhóm học sinh tìm hiểu một tiêu chí, thảo luận hoàn thành phiếu học tập, giáo viên chỉnh sữa bổ sung sau đó đưa ra tiểu kết
II / Dòng mạch rây:
1. Cấu tạo của mạch rây
-Gồm những tế bào sống, là ống rây và tế bào kèm
-Các ống rây nối đầu với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ
2. Thành phần dịch mạch rây:
Gồm các sản phẩm đồng hoá ở lá như:
+ Sacarozơ, axit amin, vitamin, hoocmon
+ Một số ion khoáng được sử dụng lại
3. Động lực của dòng mạch rây: là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan chứa (lá ), và cơ quan nhận ( mô )
V. CỦNG CỐ: Dựa vào bài để củng cố
Tìm điểm khác nhau giữa dòng mạch gỗ và mạch rây theo phiếu học tập sau
Tiêu chí
Mạch gỗ
Mạch rây
-Cấu tạo
-Thành phần dịch
-Động lực
Hãy chọn câu đúng nhất sau:
1/ Mạch gỗ được cấu tạo như thế nào
A / Gồm các tế bào chết
B/ Gồm các quản bào và mạch ống
C/ Các tế bào cùng loại nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên thân
D / A, B, C đều đúng
2 / Động lực nào đẩy dòng mạch rây từ lá đến rễ và các cơ quan khác
A / Trọng lực
B / Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu
C / Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa
D / Áp suất của lá
VI. DẶN DÒ:
- Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị bài mới cho tiết sau
BÀI 3 THOÁT HƠI NƯỚC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:Học sinh cần phải:
- Nêu được vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống thực vật
- Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước
-Trình bày được cơ chế điều tiết độ mở của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước
2. Kỹ năng:
- Quan sát , phân tích tranh
- So sánh, tổng hợp
- Vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn sản xuất - tưới tiêu hợp lí cho cây trồng
3. Thái độ:
- Thấy rõ tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng thoát hơi nước của lá cây
- Có ý thức tích cực trồng cây và bảo vệ cây xanh góp phần cải tạo môi trường sống
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:
-Cơ chế thoát hơi nước và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước
III. PHƯƠNG PHÁP:
-Quan sát tranh kết hợp đàm thoại gợi mở, đàm thoại tái hiện
IV. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
-Tranh hình 3.1, , 3.3, 3.4 (SGK)
Học sinh:
- Học bài cũ (bài 2) và đọc trước bài 3
V. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá?
Câu 2: Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ lớn hàng chục mét?
GV: Gọi học sinh kiểm tra bài cũ
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét và đánh giá
2.Hoạt động 2: Vào bài mới
Một trong 3 động lực giúp dòng nước trong mạch gỗ di chuyển ngược chiều trọng lực là : lực hút do thoát hơi nước ở lá .Chúng ta cùng tìm hiểu quá trình thoát hơi nước qua bài này
3.Hoạt động3: I. VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
TIỂU KẾT
GV:Cho HS nghiên cứu SGK mục I,yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
?So sánh tỉ lệ giữa lượng nước cây sử dụng để trao đổi tạo chất hữu cơ và lượng nước cây hấp thu được?
-GV nêu vấn đề: Lượng nước cây thoát vào không khí là rất lớn,vậy sự thoát hơi nước của cây có vai trò gì?
? Vai trò của thoát hơi nước đối với vận chuyển các chất trong cây?( Bài cũ)
-GV: Nêu vấn đề: ngô thoát 250 kg nước để tổng hợp 1 kg chất khô, lúa mì hay khoai tây thoát 600kg nước mới tổng hợp được 1kg chất khô. Vậy sự thoát hơi nước liên quan với quá trình tổng hợp chất hữu cơ của thực vật như thế nào?
-GV:Treo, giới thiệu tranh H3.2 (SGK),cho HS quan sát và dẫn dắt bằng các câu hỏi:
? Nhận xét về con đường khuếch tán của CO2 từ môi trường vào lá và khuếch tán hơi nước từ lá ra ngoài?Từ đây rút ra vai trò của thoát hơi nước?
? Tại sao những ngày nhiệt độ môi trường cao cây thoát hơi nước mạnh, phản ứng này có lợi gì cho cây?
-Nghiên cứu SGK mục I để trả lời
- Nhớ lại bài học trước đẻ trả lời
Nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi
Quan sát tranh,nghiên cứu SGK để trả lời
- Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ, giúp vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất tan khác từ rễ đến mọi cơ quan của cây trên mặt đất
- Nhờ có thoát hơi nước , khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp
- Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng đảm bảo cho quá trình sinh lí xảy ra bình thường
4. Hoạt động 4: II. THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ
H Đ CỦA GV
H Đ CỦA H S
TIỂU KẾT
? Nghiên cứu SGK và cho biết thí nghiệm nào chứng tỏ lá là cơ quan thoát hơi nước?
-GV:Cho HS xem bảng3: kết quả thực nghiệm của Garô,đặt câu hỏi:
?Số lượng khí khổng ở mặt lá cây có vai trò quan trọng trong sự thoát hơi nước của lá cây như thế nào?
?Lá cây đoạn và lá cây thường xuân đều không có lỗ khí ở mặt trên lá nhưng lá cây đoạn thì có thoát hơi nước còn lá cây thường xuân thì không?
?Vậy những cấu trúc nào của lá tham gia vào quá trình thoát hơi nước
?So sánh lượng hơi nước thoát ra ở mặt trên và mặt dưới của lá?Vì sao?Từ đó có thể rút ra kết luận gì?
GV:Treo, giới thiệu tranh H3.4 (SGK). Cho HS quan sát,đặt câu hỏi:
?Mô tả cấu tạo tế bào khí khổng?
?Nghiên cứu SGK và giải thích cơ chế đóng mở khí khổng?
?Tại sao khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn?
?Lá non và lá già,loại lá nào thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?Vì sao?
Nghiên cứu hình 3.2(SGK) để trả lời
-Nghiên cứu Bảng3 (SGK) để trả lời
-Quan sát tranhH3.4 để trả lời
-Nghiên cứu Sgk phần 2 để trả lời
-Nghiên cứu SGK để trả lời
1. Lá là cơ quan thoát hơi nước
-Các tế bào khí khổng và lớp cutin bao phủ toàn bộ bề mặt của lá (trừ khí khổng) là những cấu trúc tham gia vào quá trình thoát hơi nước ở lá
-Thoát hơi nước chủ yếu là qua khí khổng
2.Hai con đường thoát hơi nước:qua khí khổng và qua cutin
a.Thoát hơi nước qua khí khổng
*Cấu tạo tế bào khí khổng
(H 3.4SGK)
*Cơ chế đóng mở khí khổng
-Khi no nước, thành mỏng của khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo àkhí khổng mởàthoát hơi nước mạnh
-Khi mất nước,thành mỏng hết căng,thành dày duỗi thẳngàkhí khổng khép lạiàthoát hơi nước yếu
b.Thoát hơi nước qua cutin
trên biểu bì lá
-Lớp cutin càng dày thoát hơi nước càng giảm và ngược lại
4.Hoạt động 5: III. CÁC TÁC NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
TIỂU KẾT
GV:Cho HS nghiên cứu phầIII (SGK), đặt câu hỏi:
?Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thoát hơi nước?
-Qua nghiên cứu thấy cây cải bắp thoát hơi nước khá mạnh; cây lúa thời kì làm đòng thoát hơi nước mạnh nhất...
?Vậy sự thoát hơi nước còn chịu ảnh hưởng những yếu tố nào?
-Nghiên cứu SGK phầnIII để trả lời
-Vận dụng những kiến thức đã học để trả lời
-Nước,ánh sáng,nhiệt độ,gió,các ion khoáng...điều tiết hàm lượng nước trong tế bào khí khổng,làm tăng hay giảm độ mở khí khổng àảnh hưởng đến thoát hơi nước
- Sự thoát hơi nước còn chịu ảnh hưởng của:đặc điểm sinh học của loài, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây.
5.Hoạt động 6:
IV. CÂN BẰNG NƯỚC VÀ TƯỚI TIÊU HỢP LÍ CHO CÂY TRỒNG
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
TIỂU KẾT
?Nêu khái niệm sự cân bằng nước của cây trồng?
?Muốn cây phát triển bình thường, cần tưới nước hợp lí như thế nào?
?Bằng cách nào có thể chẩn đoán nhu cầu về nước của cây?
Nghiên cứu SGK phần IV để trả lời
Dựa vào các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước vận dụng để trả lời
1.Sự cân bằng nước của cây
(SGK)
2.Tưới tiêu hợp lí cho cây trồng
(SGK)
6.Hoạt động 7:
-Củng cố: +Những cấu trúc nào tham gia quá trình thoát hơi nước? Cấu trúc nào đóng vai trò chủ yếu?
+Vì sao khi trồng cây người ta thường ngắt bớt lá?
-Dặn dò: +Trả lời các câu hỏi và bài tập (SGK) trang 19
+Đọc trước bài 4 (SGK)
File đính kèm:
- Tiet 1(1).doc