B. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT
Bài 15. TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Nêu được khái niệm tiêu hoá ở động vật.
Phân biệt được tiêu hoá nội bào và tiêu hoá ngoại bào.
Biết cách phân biệt các hình thức tiêu hoá ở các dạng động vật khác nhau.
Chỉ ra được sự tiến hoá của hệ thống tiêu hoá ở động vật.
2. Kỹ năng
Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức.
II. Phương tiện dạy học:
Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
Hình 15.1, 15.2, 15.3, 15.5, 15.5, 15.6 SGK.
III. Phương pháp giảng dạy:
Trực quan, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 19396 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 bài 15: Tiêu hoá ở động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng
Tiết: Tuần:
B. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT
Bài 15. TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT
Mục tiêu:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Nêu được khái niệm tiêu hoá ở động vật.
Phân biệt được tiêu hoá nội bào và tiêu hoá ngoại bào.
Biết cách phân biệt các hình thức tiêu hoá ở các dạng động vật khác nhau.
Chỉ ra được sự tiến hoá của hệ thống tiêu hoá ở động vật.
2. Kỹ năng
Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức.
Phương tiện dạy học:
Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
Hình 15.1, 15.2, 15.3, 15.5, 15.5, 15.6 SGK.
Phương pháp giảng dạy:
Trực quan, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.
Lên lớp:
Ổn định lớp
Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có).
Kiểm tra bài cũ:
Giảng bài mới:
Dẫn nhập: Tiêu hoá là gì ? Tại sao thức ăn mà động vật ăn vào cần phải được tiêu hoá ? Tiêu hoá nội bào khác gì với tiêu hoá ngoại bào ? Tiêu hoá hoá học khác gì với tiêu hoá cơ học ? Để hiểu rõ hơn các vấn đề này chúng ta vào bài…
Bài 15. TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT
Hoạt động thầy giáo
Hoạt động học sinh
Nội dung
* Đặt vấn đề:
- Tiêu hoá là gì ?
Þ Tuy nhiên, trong thức tế ta thấy mỗi loại động vật khác nhau thì có những hình thức tiêu hoá cũng không giống nhau…
* Yêu cầu HS quan sát H 15.1 và mô tả lại trình tự diễn ra của quá trình tiêu hoá:
- Thức ăn được tiêu hoá ở đâu ? Theo hình thức nào ?
- Qua đó, em có nhận xét gì cơ quan tiêu hoá ở dạng động vật này ?
* Yêu cầu HS đọc sách phần III, quan sát H 15.2, lệnh trả lời câu hỏi SGK:
- Mô tả quá trình tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá ?
+ Quá trình diễn ra như thế nào ?
+ Đã có cơ quan tiêu hoá chưa ?
+ Tại sao, thức ăn sau khi tiêu hoá ngoại bào lại tiếp tục tiêu hoá nội bào ?
- Ưu điểm của tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá là gì ?
- Ví dụ ?
* Yêu cầu HS quan sát hình 15.3, 15.4, 15.5, 15.6 và hoàn thành bảng 15:
* HS thảo luận câu hỏi trắc nghiệm SGK và trả lời:
* HS quan sát H 15.1 đọc nội dung, thảo luận và trả lời:
- Diễn ra ở không bào tiêu hoá.
- Theo phương thức tiêu hoá hoá học.
* HS đọc sách và quan sát hình, thảo luận và trả lời:
- Nhằm tạo ra các hợp chất đơn giản (aa, đường đơn, glixerin, axít béo,…) cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn.
- Chỉ có 1 lỗ thông ra bên ngoài.
* HS quan sát hình, thảo luận và hoàn thành bảng 15:
I. Khái niệm tiêu hoá :
- Là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
II. Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá :
1. Đặc điểm : (2) – (3) – (1)
- Thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá (tiêu hoá nội bào).
- Tiêu hoá theo hình thức tiêu hoá hoá học.
2. Nhận xét : Chưa có sự hình thành các cơ quan chuyên biệt để thực hiện chức năng tiêu hoá.
III. Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá :
1. Đặc điểm :
- Có túi tiêu hoá hình túi, được hình thành từ nhiều tế bào, chỉ có một lỗ thông ra bên ngoài. Các tế bào tuyến trên thành cơ thể tiết ra enzym tiêu hoá vào lòng túi tiêu hoá ngoại bào.
- Sau khi tiêu hoá ngoại bào thức ăn tiếp tục được tiêu hoá nội bào trở thành dạng đơn giản để cơ thể hấp thụ được.
2. Nhận xét :
- Tiêu hoá đựoc thức ăn có kích thức lơn hơn.
- Đã có cơ quan tiêu hoá nhưng chưa có tính chuyên biệt.
IV. Tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá :
- Cơ quan tiêu hoá nào mà người không có ?
- Chức năng của bộ phận đó ?
Þ Ở đây, đã có sự hình thành các cơ quan tiêu hoá chuyên biệt.
- Diều: là một phần của thực quản biến đổi thành. Là nơi chứa nhiều và làm mềm thức ăn.
- Dạ dày cơ: nghiền nát thức ăn dạng hạt (sỏi).
Bộ phận
TH cơ học
TH hoá học
Miệng
X
X
Thực quản
X
Dạ dày
X
X
Ruột non
X
X
Ruột già
X
5. Củng cố:
- HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài.
- HS nêu chiều hướng tiến hoá của hệ thống tiêu hoá động vật ?
(+ Cấu tạo ngày càng phức tạp: từ chưa có cơ quan tiêu hoá ® túi tiêu hoá ® ống tiêu hoá.
+ Sự chuyên hoá về chức năng ngày càng rõ rệt: mỗi bộ phận đảm nhiệm một chức năng riêng.
+ Từ tiêu hoá nội bào ® tiêu hoá ngoại bào.)
6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.
File đính kèm:
- bai 15.doc