Giáo án Sinh học 11 bài 3: Thoát hơi nước

Bài 3. THOÁT HƠI NƯỚC

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

 Nêu được vai trò của quá trình thoát hới nước đối với đời sống của thực vật.

 Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước.

 Trình bày cơ chế điều tiết độ mở, đóng của khí khổng. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước.

2. Kỹ năng

 Biết khai thác kiến thức từ tranh vẽ.

 Hoạt động theo nhóm.

 Tư duy lôgic.

II. Phương tiện dạy học:

 Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.

 Hình 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 SGK.

III. Phương pháp giảng dạy:

 Trực quan, hỏi đáp, thảo luận.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 23241 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 bài 3: Thoát hơi nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày soạn: Tuần: Tiết: Bài 3. THOÁT HƠI NƯỚC Mục tiêu: 1. Kiến thức Sau khi học xong bài này, học sinh cần: Nêu được vai trò của quá trình thoát hới nước đối với đời sống của thực vật. Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước. Trình bày cơ chế điều tiết độ mở, đóng của khí khổng. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước. 2. Kỹ năng Biết khai thác kiến thức từ tranh vẽ. Hoạt động theo nhóm. Tư duy lôgic. Phương tiện dạy học: Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học. Hình 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 SGK. Phương pháp giảng dạy: Trực quan, hỏi đáp, thảo luận. Lên lớp: Ổn định lớp Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có). Kiểm tra bài cũ: Hỏi câu trang 14. Vì sao mạch gỗ là các tế bào chết, dạng ống rỗng, còn mạch rây là các tế bào sống, không có dạng rỗng ? Nêu đặc điểm giống, khác nhau giữa quản bào và mạch ống ? Giảng bài mới: Qua bài trước ta đã nói về sự thoát hơi nước ở lá là động lực đầu trên của dòng vận chuyển nước và các muối khoáng từ rễ lên lá. Vậy quá trình thoát hơi nước đó xảy ra như thế nào ? Ta vào… Bài 3. THOÁT HƠI NƯỚC Hoạt động thầy giáo Hoạt động học sinh Nội dung - Yêu cầu HS đọc phần I, qua khổ 1 có nhân xét gì về tỉ lệ giữa lượng hơi nước lá cây thoát ra và lượng nước được sử dụng ? - VD: (1000 g nước hấp thụ thì có 990 g nước bay hơi, còn lại 10 g nước giữ lại. Trong 10 g thì 8 – 9 g nước không tham gia cấu tạo chất khô còn 1 – 2 g nước tham gia cấu tạo chất khô). à Vậy thoát hơi nước có vai trò gì đối với cây ? - Trong 3 vai trò vừa nêu thì theo em vai trò nào là quan trọng nhất đối với cây ? - Vì sao ? * Tại sao nói thoát hơi nước là “hiểm họa” vừa “tất yếu” ? * Lệnh HS quan sát H 3.1; 3.3 và mô tả cấu tạo của lá ? - Đặc điểm cấu tạo nào của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước ? (Như vậy tế bào khí khổng có vai trò quan trọng trong quá trình thoát hơi nước). - Lệnh HS quan sát bảng 3 từ đó cho những nhận xét gì ? (Lệnh câu hỏi phần II.1) - Cụ thể như thế nào ? Ta vào…. - Sự thoát hơi nước được tiến hành như thế nào ? Nó phụ thuộc vào yếu tố gì ? - Lệnh HS quan sát H 3.4 qua đó cho biết đặc điểm cấu tạo nào của khí khổng thích nghi cho việc đóng mở của khí khổng ? - Theo em tế bào khí khổng có khi nào bị mất nước hoàn toàn không ? - Sự thoát hơi nước qua lớp cutin thì như thế nào ? - So sánh sự thoát hơi nước qua lớp cutin đối với lá non, lá trưởng thành, lá già ? - Nếu cây mọc trên đồi thì lượng nước thoát ra qua lớp cutin sẽ như thế nào so với cây mọc trong vườn ? - Sự thoát hơn nước nó còn chịu tác động của nhiều nhân tố khác, đó là những nhân tố nào ? - Vậy cần phải làm gì để đảm bảo lượng nước trông cây ? - Thế nào là tưới tiêu hợp lí ? (Các nguyên tắc của tưới tiêu hợp lí là: - Khi nào cầu tưới nước. - Lượng nước tưới là bao nhiêu. - Cách tưới như thế nào). - Đọc, thảo luận và trả lời : - Lượng hơi nước thoát ra quá nhiều so với lượng nước cây giữ lại. - Vai trò thứ 2 là quan trọng nhất. - Vì : khí CO2 vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp à năng lượng sống cho cây. - Lớp cutin, lớp biểu bì, mô giậu (chứa lục lạp). - Mặt trên và dưới của lá có nhiều tế bào khí khổng. - Mặt trên của lá có số lượng tế bào khí khổng thường ít hơn mặt dưới của lá. - Mỗi loại cây khác nhau thì có số lượng tế bào khí khổng khác nhau. - Sự thoát hơi nước có liên quan đến khí khổng. - HS quan sát hình vẽ, thảo luận và trả lời : + Có thành ngoài mỏng. + Thành trong dày. - Không, vì: tế bào hát đậu không bị mất nước hoàn toàn. - Lá non có thành cutin mỏng nên thoát hơi nước qua lớp cutin nhiều hơn lá trưởng thành. Còn là già do lớp cutin bị nứt nẻ nên lượng thoát hơi nước nhanh nhất. - Cây trong vườn nhiều hơn vì thành cutin mỏng hơn. - HS nghiên cứu phần III, thảo luận và trả lời : - Tưới tiêu hợp lí. I. Vai trò của quá trình thoát hơi nước : - Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất khác từ rễ lên mọi cơ quan của cây trên mặt đất; Tạo môi trường liên kết các bộ phân của cây; Tạo độ cứng cho thực vật thân thảo. - Nhờ có thoát hơi nước, khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. - Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt độ của lá vào những ngày nắng nóng, đảm bảo cho quá trình sinh lí xảy ra bình thường. II. Thoát hơi nước qua lá : 1. Lá là cơ quan thoát hơi nước : - Số lượng tế bào khí khổng trên lá có liên quan đến sự thoát hơi nước. - Ngoài tế bào khí khổng, sự thoát hơi nước của lá cây còn được thực hiện qua lớp cutin. 2. Hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng và qua cutin : - Sự thoát hơi nước qua khí khổng: độ mở của khí khổng nó phụ thuộc vào hàm lượng nước trong tế bào khí khổng (tế bào hạt đậu). + Khi tế bào khí khổng no nước à khí khổng mở. + Khi tế bào khí khổng mất nước à khí khổng đóng. - Sự thoát hơi nước qua lớp cutin: hơi nước có thể khuếch tán qua bề mặt lá. Lớp cutin càng dày thì thoát hơi nước càng giảm và ngược lại. III. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước : - Nước: thông qua việc đóng mở khí khổng. - Ánh sáng: cường độ khí khổng ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng. Cường độ ánh sáng càng tăng thì độ mở khí khổng càng tăng và ngược lại. - Nhiệt độ, gió, các ion khoáng, độ ẩm đất, không khí … IV. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng : - Cân bằng nước: khi A = B, mô của cây đủ nước, cây phát triển bình thường. - Tưới tiêu hợp lí:dựa vào đặc điểm di truyền, pha sinh trưởng, phát triển của giống, loài, đặc điểm của đất và thời tiết. Nhu cầu nước của cây theo các chỉ tiêu sinh lí như áp suất thẩm thấu, hàm lượng nước, sức hút nước của rễ cây. 5. Củng cố: - Tại sao phải trồng cây xanh quanh khu đô thị, sân trường ? - Đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung cuối bài. 6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.

File đính kèm:

  • docbai3.doc
Giáo án liên quan