Giáo án Sinh học 11 bài 20: Cân bằng nội môi

Bài 20. CÂN BẰNG NỘI MÔI

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

 Nêu được khái niệm, ý nghĩa và hậu quả của việc mất cân băng nội môi.

 Vẽ được sơ đồ khái quát cơ chế cân bằng nội môi.

 Nêu được vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu.

 Nêu được vai trò của hệ đệm trong cân bằmg nội môi.

2. Kỹ năng

 Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức.

II. Phương tiện dạy học:

 Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.

 Hình 20.1, 20.2 SGK.

III. Phương pháp giảng dạy:

 Trực quan, thảo luận, vấn đáp, giải thích.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 14839 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 bài 20: Cân bằng nội môi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày soạn:… Tiết: Tuần: Bài 20. CÂN BẰNG NỘI MÔI Mục tiêu: 1. Kiến thức Sau khi học xong bài này, học sinh cần: Nêu được khái niệm, ý nghĩa và hậu quả của việc mất cân băng nội môi. Vẽ được sơ đồ khái quát cơ chế cân bằng nội môi. Nêu được vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu. Nêu được vai trò của hệ đệm trong cân bằmg nội môi. 2. Kỹ năng Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức. Phương tiện dạy học: Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học. Hình 20.1, 20.2 SGK. Phương pháp giảng dạy: Trực quan, thảo luận, vấn đáp, giải thích. Lên lớp: Ổn định lớp Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có). Kiểm tra bài cũ: 1, 2, 3, 4 SGK/85. Giảng bài mới: Dẫn nhập: Làm thế nào để cơ thể hoạt động bình thường khi các yếu tố bên trong và bên ngoài vẫn luôn thay đổi ! (nhờ cơ chế cân bằng nội môi). Vậy cân bằng nội môi là gì ? Để hiểu rõ về vấn đề này chúng ta vào bài… Bài 20. CÂN BẰNG NỘI MÔI Hoạt động thầy giáo Hoạt động học sinh Nội dung * Đặt vấn đề: - Cân bằng nội môi là gì ? - Ví dụ ? - Môi trường trong ở đây có thể là gì ? (Sự biến động của môi trường thường gắn liền với sự biến động của 3 thành phần này) - Ý nghĩa của CBNM ? - Điều gì sẽ xảy ra khi cơ thể mất cân bằng nội môi ? * Yêu cầu HS q/s hình 20.1. Sau đó, kể tên các thành phần tham gia vào cơ chế duy trì cân bằng nội môi ? - Chức năng của từng bộ phận đó ? + BPTNKT ? + BPĐK ? + BPTH ? - Tại sao duy trì CBNM phải có đầy đủ các bộ phận đó. Nếu thiếu 1 trong các bộ phận đó thì CBNM có duy trì được không ? Ví dụ ? - Liên hệ ngược là gì ? - Lệnh HS hoàn thành câu hỏi SGK ở phần II ? - Thận có chức năng gì ? - Áp suất thẩm thấu của máu là gì ? Nó phụ thuộc vào yếu tố nào ? → Vai trò của thận ? - Gan có vai trò gì ? (Hai loại hoocmon Insulin và Glucagon do tuyến tụy tiết ra) - Trong máu có những hệ đệm nào ? - Theo em thì hệ đệm nào là mạnh nhất ? - Thận, phổi có vai trò gì trong điều hoà pH nội môi ? * HS đọc nội dung SGK, thảo luận và trả lời: - Duy trì nồng độ glucôzơ trong máu người. - Gồm: máu, bạch huyết, nước mô. - Cơ thể lâm bệnh và cơ thể dẫn đến tử vong. * HS nghiên cứu sách, quan sát H 20.1 SGK, thảo luận và trả lời: - Gồm: bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển, bộ phận thực hiện. - BPTNKT tiếp nhận KT từ MT hình thành xung thần kinh → bộ phận điều khiển. - BPĐK điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmon,…. - BPTH nhận các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmon → tăng hoặc giảm hoạt động đưa môi trường trong trở về trạng thái cân bằng và ổn định. - Không thể duy trì được. - VD: Người bị suy tim, lượng máu bơm vào ĐM ít, dẫn đến huyết áp và vận tốc máu giảm. - Bài tiết nước tiểu, điều hoà lượng muối, đường giúp ổn định môi trường trong. - Là khả năng điều hoà máu trong cơ thể (do áp lực máu). - Phụ thuộc vào lượng nước, nồng độ các chất hoà tan trong máu, đặc biệt là nồng độ Na+. - Glucôzơ Insulin Glycôgen Làm tăng tính TT của TB → giảm đường huyết. - Glycôgen Glucagon Glucơzơ Làm giảm tính TT của TB → tăng đường huyết. * HS đọc SGK và trả lời: - Hệ đệm prôtêinat(prôtêin). - Phổi tham gia vào điều hoà pH bằng cách thải CO2 - Thận tham gia vào điều hoà pH bằng cách thải H+, tái hấp thu Na+ I. Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi : 1. Khái niệm CBNM : - Là duy trì sự ổn định môi trường trong thể. 2. Ý nghĩa của CBNM : - Các tế bào, cơ quan trong cơ thể chỉ hoạt động bình thường khi các điều kiện lí hoá của môi trường trong thích hợp và ổn định. - Mất CBNM khi các điều kịên lí hoá của môi trường trong biến động không duy được sự ổn định → rối loạn của tế bào, cơ quan, thậm chí gây tử vong. II. Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi : - Cơ chế CBNM có sự tham gia: + BP tiếp nhận kích thích (thụ quan hoặc cơ quan thụ cảm). + BP điều khiển (TWTK hoặc tuyến nội tiết). + BP thực hiện (các cơ quan như tim, gan, thận, phổi,…). - LHN là sự trả lời của BP thực hiện và trở thành KT tác dụng ngược trở lại BPTNKT và BPĐK. III. Vai trò của thận, gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu : 1. Vai trò của thận : - Điều hoà nồng độ Na+, điều hoà, muồi, đường, nước trong máu thông qua đó điều hoà áp suất thẩm thấu. 2. Vai trò của gan : - Có vai trò quan trọng trong điều hoà của nhiều chất trong huyết tương → duy trì CBAPTT của máu. Đặc biệt là điều hoà glucozơ trong máu. IV. Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi : - Trong máu có các hệ đệm: + Hệ đêm bicacbonat H2CO3/NaHCO3 + Hệ đệm prôtêinat(prôtêin) + Hệ đệm phôtphat NaH2PO4/NaHCO3 5. Củng cố: - HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài. - Vẽ sơ đồ cơ chế duy trì glucôzơ trong máu khi nồng độ glucôzơ cao. 6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SB

File đính kèm:

  • docbai 20.doc