Giáo án Sinh học 11 - Trường THPT số 2 Đức Phổ

I.MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : Sau khi học xong bài này HS cần phải :

- Trình bày được đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.

- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây.

- Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng.

2. Kĩ năng :

- HS rèn luyện các kĩ năng tư duy: quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh,khái quát, tổng hợp.

- Kĩ năng học tập :

+ Phân biệt cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng(Cơ chế chủ động và thụ động).

3.Thái độ :

- Nhận thức rõ vai trò của rễ đối với các quá trình sống của cây , từ đó ý thức trồng cây hiệu quả.

 

doc157 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Trường THPT số 2 Đức Phổ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG. A/ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở TV Tuần : 1 Tiết 1 / Ngày 3/9/2007 Bài 1 SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ I.MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Sau khi học xong bài này HS cần phải : - Trình bày được đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng. - Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây. - Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng. 2. Kĩ năng : - HS rèn luyện các kĩ năng tư duy: quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh,khái quát, tổng hợp. - Kĩ năng học tập : + Phân biệt cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng(Cơ chế chủ động và thụ động). 3.Thái độ : - Nhận thức rõ vai trò của rễ đối với các quá trình sống của cây , từ đó ý thức trồng cây hiệu quả. - Hình thành niềm tin khoa học. - Vận dụng kiến thức vào thực tiễn trồng trọt. - Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ cây trồng. - Mọi cơ thể TV để tồn tại và phát triển luôn luôn cần có sự hấp thụ nước và ion khoáng - Thấy được mối quan hệ thống nhất giữa cấu tạo và chức năng II.TRỌNG TÂM : - Rễ là cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng. - Cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây. III.PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 1.Phương pháp : - Trực quan + vấn đáp tìm tòi. - Thuyết trình. 2. Phương tiện dạy học : - Các tranh hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK phóng to. - SGK - Cấu tạo chi tiết của lông hút. - Hình ve trong SGK (hình bài 1) IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : Thay bằng giới thiệu cho HS chương trình SH 11 , chương I 3.Nội dung bài mới : * Mở bài : Gv đặt câu hỏi về kiến thức cũ : Rễ cây hâp thụ nước và ion khoáng bằng cách nào?(lớp 6) → Dựa vào câu trả lời của HS,GV giới thiệu vào bài mới. * Bài mới : SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ Hoạt động GV Hoạt động của HS Nội dung bài giảng - Thế giới sống bao gồm các cấp độ nào? đặc điểm chung của tất cả các tổ chức sống? - Dựa trên sơ đồ sau em điền thông tin thích hợp vào ”?” Môi trườngCây xanhError! Not a valid link.Môi trường - Như vậy cây xanh tồn tại và phát triển thì phải cần hoạt động ? Đỉnh sinh trưởng Miền lông hút già chết Miền ST kéo dài Rễ chính Rễ Bên Miền lông hút Vậy sự trao đổi chất đó diễn ra như thế nào hôm nay chúng ta cùng nghiên cưu nội dung sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ. Hoạt động1: - cho hs quan sát hình 1.1 và 1.2 H1.1: Cấu tạo bên ngoài của hệ rễ - Dựa vào H1.1, 1.2 mô tả cấu tạo bên ngoài của hệ rễ ở một số TV ở cạn? - Dựa vào H1.1 cho biết mối quan hệ nguồn nước trong đất và sự phát triển của hệ rễ? VD? Hoạt động 2: HS nghiên cứu H1.1, 1.2 kết hợp sgk để giải quyết vấn đề sau: - Cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua bộ phân nào? - Rễ TV trên cạn phát triển thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng như thế nào? VD. Cây lúa sau khi cấy 4 tuần đã có hệ rễ với tổng chiều dài gần 625km và tổng diện tích bề mặt tiếp xúc 285m2, chủ yếu là tăng số lượng tb lông hút. ở họ lúa số lượng lông hút của 1 cây có thể đạt 14tỉ cái(lúa mì đen) - TB lông hút có cấu tạo thích nghi với chức năng hút nước và muối khoáng như thế nào? - Mt có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của lông hút như thế nào? ứng dụng này như thế nào trong trồng trọt? - Phân biệt sự phát triển của hệ rễ cây trên cạn và cây thủy sinh ? - Đối với TV cạn mà không có lông hút thì rễ hấp thụ nước và ion khoáng bằng cách nào? HOẠT ĐỘNG 3 - GV làm 1 thí nghiệm(thí nghiệm này hs cũng đã được làm lớp 10). dự đoán sự biến đổi của Tb khi cho vào 3 cốc đựng 3 dd có nồng độ ưu trương(thế nước thấp), nhược trương(thế nước cao) và đẳng trương. Các em dự đoán nước được thấm như thế nào? - Như vậy nước thấm quan tb theo cơ chế nào? - Dịch của TB biểu bì rễ(lông hút) như thế nào so với dịch môi trường đất? vì sao? - Vì dịch tbbb rễ là ưu trương so với dịch đất. nên nước được thấm thấu? - Các ion khoáng được hấp thụ vào tb lông hút như thế nào? - Sự hấp thụ chủ động khác với bị động ở điểm nào? HOẠT ĐỘNG 4 Yêu cầu hs quan sát hình 1.3-B và sgk để giải quyết vấn đề sau: - Có mấy con đường xâm nhập của nước và ion khoáng? - Mô tả mỗi con đường đó? GV. Vị trí và vai trò của đai caspari: - nằm ở phần nội bì của rễ. - kiểm soát các chất đi vào trung trụ, điều hoà vận tốc hút nước của rễ - Vì sao nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ theo 1 chiều? - Dựa trên kiến thức đã có phần I. hãy cho biết mt ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và ion khoáng của rễ cây ntn? Cho vd - GV cũng cho hs thấy hệ rễ cũng tác động lớn đến mt: giảm ô nhiễm mt . VD bèo tây, bèo cái... có thể hấp thụ và tích luỷ các ion kim loại nặng như chì, đồng, crom... Rễ tiết ra 1 số dịch hữu cơ làm thay đổi tính lý hoá của đất. - HS nghiên nhớ lại kiến thức 10 và trả lời: - Cấp tổ chức dưới tế bào: Các phân tử nhỏ → Các đại phân tử hữu cơ → Các bào quan của tế bào. - Cấp từ tế bào trở lên: Tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của sự sống. Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể → Quần thể ( loài ) → Quần xã - Hệ sinh thái → Sinh quyển. - HS nghiên cứu và trả lời: “?”: là bao gồm: nước, CO2 , O2, muối khoáng,..... -HS trả lời sau đó GV hoàn chỉnh: Cây xanh tồn tại phải thường xuyên TĐC với môi trường. H1.2: Lông hút của rễ - HS nghiên cứu và trả lời: rễ chính, rễ bên, lông hút, miền ST kéo dài, đỉnh ST. đặc biệt miền lông hút có lông hút rất phát triển -HS:Rễ cây luôn phát triển hướng tới nguồn nước trong đất. sự phát triển của hệ rễ thể hiện khả năng thích nghi rất cao với điều kiện nước trong môi trường : những cây mọc trong mt đất có đủ nước thì rễ pt với độ rộng và sâu vừa phải. ngược lại trong mt khan hiếm nước thì sâu và rộng. Cây cỏ lạc đà mọc sâu 10m để hút nước ngầm - HS kết hợp với hình 1.2 trả lời - HS kết hợp sgk và hình trả lời - Kiến thức lớp 6-về CT: à hs trả lời. - HS: trong mt quá ưu trương, quá acid hay thiếu oxi thì lông hút sẽ tiêu biến. vì vậy nếu trong trồng trọt nếu ta bón nhiều phân quá thì cây bị héo và dễ bị chết. nguyên nhân là do mt quá ưu trươngà lông hút tiêu biến à nước không cung cấp đủ.... - HS: cây trên cạn rễ pt sâu và rộng, số lượng lông hút khổng lồ, pt liên tục.... Cây thuỷ sinh thì rễ ít pt, không có lông hút, nước được hấp thụ qua khắp bề mặt của rễ thân lá. -HS không trả lời được thì GV gợi ý hs trả lời: VD cây thông, sồi...trên rễ chúng có nấm rễ bao bọc. nhờ có nấm rễ mà có nấm rễ mà các cây đó hấp thụ nước và ion khoáng dễ dàng và nước và ion khoáng còn dược hấp thụ qua TB rễ còn non(chưa bị suberin hoá) HS: HS trả lời được trong mỗi mt thì tb như thế nào. - Nước thấm từ nhược trương à ưu trương. Trong mt đẳng trương nước không thẩm thấu. HS: theo cơ chế bị động (thẩm thấu) HS: nghiên cứu sgk và trả lời HS: từ đất à TB lông hút HS: bằng 2 con đường chủ động và bị động. HS: yêu cầu cần hiểu và trả lời -bị động là nhờ có sự chênh lệch nồng độ - chủ động thì ngược dốc nồng độ và cần năng lượng. VD đối với 1 số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao như kali HS: dựa trên hình để trả lời, HS: sự chênh lệch AS thẩm thấu của tb theo hướng tăng dần từ ngoài vào. Hs: mt bao gồm ánh sáng, nhiệt độ, O2, pH, đặc điểm lý hoá của đất → ảh đến hấp thụ nước và khoáng. - đ/v TV cạn mà không có lông hút thì còn phụ thuộc lớn vào nấm rễ I. RỄ LÀ CƠ QUAN HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHÓANG 1. Hình thái của hệ rễ: Rễ bao gồm: rễ chính, rễ bên, lông hút, miền ST kéo dài, đỉnh ST. đặc biệt miền lông hút có lông hút rất phát triển 2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ - Cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút - Rễ đâm sâu, lan rộng và st liên tục hình thành nên số lượng khổng lồ lông hút các lông hút tăng bề mặt tiếp xúc với đất giúp cây hấp thụ được nhiều nước và muối khoáng - TB lông hút có thành tb mỏng, không thấm cutin, có ASTT lớn. II. CƠ CHẾ HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG Ở RỄ CÂY: 1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào rễ: a. Hấp thụ nước - Dịch của TBBB rễ(lông hút) là ưu trương so với dịch mt đất là do: + Thoát hơi nước ở lá (nước được hút lênà giảm lượng nước ở tb lông hút)à tạo ASTT cao + các chất tan(a.hữu cơ, đường là sp chuyển hoá vật chất trong cây, các ion khoáng rễ hấp thụ vào) cao. - Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tb lông hút luôn theo cơ chế thẩm thấu. đi từ mt nhược trương à ưu trương của tb rễ nhờ sự chênh lệch ASTT hay thế nước. b. Hấp thụ ion khoáng - Hấp thụ chọn lọc bằng 2 con đường chủ động và bị động. + Thụ động: Cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng cao → thấp. + Chủ động: ngược chiều nồng độ (gradien nồng độ) và cần năng lượng. 2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ lông hút vào mạch gỗ của rễ: Nước và các chất khoáng hoà tan trong nước đi từ đất qua lông hút vào mạch gỗ theo 2 con đường: - Con đường gian bào:từ đất →lông hút→gian bào của các tb vỏ → đai caspari bị chặn lại nên chuyển sang đi xuyên qua tbc của TB nội bì → mạch gỗ - Con đường TBC: từ đất → lông hút → đi xuyên qua tbc của các tb vỏ → nội bì → mạch gỗ III. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TÁC NHÂN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG Ở CÂY. - Yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và ion khoáng: ánh sáng, nhiệt độ, O2, pH, đặc điểm lý hoá của đất 4. Củng cố - Yêu cầu học sinh nêu cơ chế hấp thụ thụ động và chủ động. - đặc điểm của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ Trắc nghiệm: Câu 1: cây sống thủy sinh hấp thụ nước của môi trường bằng cấu trúc nào của nó? Lông hút của rễ chính Miền sinh trưởng của rễ Qua bề mặt các TB biểu bì của cây Lông hút của các rễ bên Câu 2: Nước từ đất vào tb lông hút của rễ theo cơ chế nào sau đây? Cơ chế tích cực, đòi hỏi có sự cung cấp năng lượng Di chuyển từ môi trường ưu trương sang mt nhược trương Di chuyển nơi có áp suất thẩm thấu cao sang nơi có áp suất thẩm thấu thấp Cơ chế bị động không cần cung cấp năng lượng Câu 3: Lông hút của rễ phát triển từ lọai tb nào sau đây? Tb biểu bì Tb vỏ ở rễ Tb mạch gỗ ở rễ Tb nội bì Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về tb lông hút của rễ? thành tb mỏng tb không có thấm cutin nằm sau (trong) lớp tb biểu bì của rễ có ASTT cao hơn ASTT trong đất Câu 5: Động lực tạo nên sự vận chuyển nước và ion ở đầu dưới của mạch gỗ của thân là: AS của rễ Sự thóat hơi nước của lá Sự trương nước của các tb khí khổng Họat động hô hấp mạnh của rễ Câu 6: Nước vận chuyển một chiều từ lông hút vào mạch gỗ của rễ là do: Thế nước giảm dần từ lông hút đến mạch gỗ của rễ Thế nước tăng dần từ lông hút đến mạch gỗ của rễ Sự chênh lệch về sức hút theo hướng giảm dần từ ngòai vào trong Sự chênh lệch về thế nước và sức hú nước Câu 7: Hai con đường vận chuyển nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ là: Con đường qua gian bào và con đường qua các tb Con đường qua gian bào và con đường qua các tbc của các tb Con đường qua các chất nguyên sinh và con đường thành tb Con đường qua gian bào và qua không bào Câu 8: Các ion khoáng được cây hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào a. Cơ chế chủ động b. cơ chế bị động c. cơ chế chủ động có cung cấp năng lượng d. cơ chế bị động và chủ động cần có cung cấp năng lượng 5. Dặn dò: Trả lời câu hỏi cuối bài vào vở. - Đọc SGK bài tiếp theo. 6. Bổ sung bài giảng: Tuần : 1 Tiết 2 / Ngày 4/9/2007 Bài 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY I.MỤC TIÊU : 1.Kiến thức :qua bài này HS phải : - Mô tả được các dòng vận chuyển chất trong cây bao gồm : + Con đường vận chuyển. + Thành phần của dịch được vận chuyển + Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển. 2.Kĩ năng và thái độ : - Xây dựng ý thức quan tâm và tìm hiểu những vấn đề thực tiễn trong nông nghiệp. - Rèn luyện 1 số kĩ năng : quan sát, phân tích , khái quát, tổng hợp. II.PHƯƠNG PHÁP & ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.PHương pháp : - Đàm thoại gọi mở - Trực quan tìm tòi - Giảng giải 2. Đồ dùng dạy học : - Tranh hình bài 2 SGK phóng to III.TRỌNG TÂM: Các dòng vận chuyển vật chất : + Dòng mạch gỗ + Dòng mạch rây IV.TIẾN TRÌNH BÀY GIẢNG 1. Ổn định lớp.1’ 2.Kiểm tra bài cũ :7’ -Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng? - Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây? - Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết? 3.Nội dung bài mới : * Mở bài :2’ GV yêu cầu HS xem lại H1.3 và trả lời câu hỏi : Con đường xâm nhập của nươc và ion khoáng vào rễ ? Tiếp theo nước và ion khoáng sẽ được vận chuyển trong thân đến lá bằng con đường nào? Dựa vào câu trả lời của HS GV hướng dẫn HS vào bài mới →bài 2 * Nội dung bài : 30’ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Dựa vào H1.3 SGK trang 8 cho biết điểm kết thúc của con đường xâm nhập nước và các ion khóang hướng tâm của rễ ? - Bài 2 : Nghiên cứu tiếp con đường xâm nhập của nước và ion khóang từ trung trụ của rễ lên lá cũng như các cơ quan khác trên mặt đết và dòng vận chuyển vật chất từ lá xuống rễ và các cơ quan dự trữ như hạt, quả, cũ,... - HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi : Các dòng vận chuyển vật chất trong cây? HỌAT ĐỘNG I - Cho HS quan sát H2.1 &H2.2. - Dựa vào H2.1 cho biết con đường của dòng mạch gỗ trong cây ? - Dựa vào H2.2 cho biết cấu tạo mạch gỗ? Để phù hợp với chức năng mạch dẫn thì tế bào mạch gỗ phải có cấu tạo như thế nào? - Cấu tạo quản bào ?Cách sắp xếp của quản bào để phù hợp chức năng mạch dẫn? - Cấu tạo mạch ống ? Cách sắp xếp của mạch ống để phù hợp chức năng mạch dẫn? - So sánh dòng vận chuyển trong mạch ống và quản bào? - Củng cố : Cấu tạo mạch ống và quản bào phù hợp với chức năng vận chuyển? - Quản bào và mạch ống chủ yếu có ở các nghành thực vật nào? Vì sao? - Điều gì sẽ xảy ra nếu lỗ bên của quản bào và mạch ống bị tắt nghẽn? - Thành phần của dịch mạch gỗ? - Làm thế nào để dòng mạch gỗ di chuyển theo chiều ngược với chiều của trọng lực từ rễ lên đến đỉnh của những cây gỗ cao đến hàng chục m như cây thông, cây lim,...? - Cho HS quan sát H2.3 - GV mô tả thí nghiệm và kết quả thí nghiệm. - Áp suất rễ là gì ? Tác dụng của áp suất rễ? - HS quan sát H2.4 - Thế nào là hiện tượng ứ gịot?Vì sao ứ giọt chỉ xảy ra ban đêm? - Hiện tượng ứ giọt thường xuất hiện ở những lòai thực vật nào? GV : giải thích lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với vách mạch dẫn qua hiện tượng ứ giọt treo hình tròn đầu mút các ống nhỏ như que tăm, bong bóng xà phòng,.... HỌAT ĐỘNG II - HS quan sát H2.5 - Dòng mạch rây vận chuyển những chất gì ? - Cấu tạo mạch rây? - Quan sát H2.5 mô tả cấu tạo ống rây và tế bào kèm? Thành phần của dịch mạch rây ? - So sánh thành phần của dịch mạch rây và thành phần của dịch mạch gỗ? - HS quan sát H2.6 - Mối liên hệ giữa dòng mạch rây và dòng mạch gỗ? HS : Nước và ion khóang từ đất lống hút biểu bì vỏ nội bì trung trụ. - HS : Dòng mạch gỗ (dòng đi lên) : vận chuyển nước và các ion khóang từ đất đến mạch gỗ ....(SGK trang 10) - HS : lông hút mạcxh gỗ rễMạch gỗ thânlá - Gồm các tế bào chết(không có màng và các bào quan), có 2 lọai : quản bào và mạch ống. HS quan sát hình trả lời câu hỏi, GV bổ sung cho hoàn chỉnh kiến thức - Dòng vận chuyển trong mạch ống lớn hơn vì : lỗ bên lớn, dòng vận chuyển liên tục,lực cản thấp. HS : tế bào chết lực cản thấp; Các lỗ bên của tế bào quản bào và mạch ống xếp sít nhau nên tạo dòng vận chuyển thẳng và ngang liên tục.: Thành tế bào được linhin hóatạo độ bến chắc và chịu nướcchịu được áp suất nước. - Quản bào có ở tất cả thực vật.Mạch ống có chủ yếu ở ngành thực vật hạt kín vì dòng vận chuyển trong các cây hạt kín lớn. HS : Nước và các ion khóang không vận chuyển đến lá được , làm rối lọan quá trình trao đổi chất,.... HS : trả lời theo SGK - HS : nhờ 3 lực + Lực đẩy + Lực hút do thóat hơi nước qua lá + Lực liên kết giữa các phân tử nước. HS : Áp suất rễ : là lực đẩy của rễ, đẩy nước và các ion khóang vào sâu trong thân cây. HS :Nước thóat ra ngòai qua khí khổng không bốc hơi được,các phân tử nước có lực liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt hình thành nên giọt nước treo đầu tận cùng của lá. Hiện tựơng này chỉ xảy ra vào ban đêm vì ban đêm nhiệt độ thường thấp, độ ẩm cao, hơi nước bão hòa. Hs : Cây 1 lá mầm : lúa, cỏ, ngô,.... -HS trả lời theo SGK HS : gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm. HS trả lời, GV bổ sung - HS trả lời theo SGK. HS so sánh, GV nhận xét,bổ sung. I.DÒNG MẠCH GỖ 1.Cấu tạo mạch gỗ: - Gồm các tế bào chết(không có màng và các bào quan), có 2 lọai : quản bào và mạch ống. + Quản bào : là những tế bào dài xếp thẳng hàng đứng gối đầu lên nhau theo cách lỗ bên của tế bào này sít khớp với lỗ bên của tế bào khác tạo lối đi cho dòng vận chuyển ngang. +Mạch ống : gồm những tế bào ngắn và rộng hơn quản bào, có các thành , 2 đầu đục lỗ tạo nên những tấm đục lỗ tại mỗi đầu của tế bào.các lỗ bên của mạch ống xếp đầu kế đầu tạo thành ống mạch dẫn dài, rộng. 2.Thành phần dịch mạch gỗ : CHủ yếu là nước và các ion khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ. 3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ? + Lực đẩy + Lực hút do thóat hơi nước qua lá + Lực liên kết giữa các phân tử nước. II. DÒNG MẠCH RÂY. 1.Cấu tạo mạch rây. - Gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm. + Ống rây : Không có nhân, có màng sinh chất, tế bào chất và một số bào quan. + tế bào kèm: có nhân, giàu ti thể 2.Thành phần của dịch mạch rây? - Chứa chủ yếu : saccarôzơ, các axit amin, vitamin, hoocmôn thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác và 1 số ion được sử dụng lại. 3. Động lực của dòng mạch rây: Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ,) 4.Củng cố :4’ - Các con đường vận chuyển vật chất trong cây? Ý nghĩa của các dòng vận chuyển đó? - Trình bày cấu tạo phù hợp với chức năng vận chuyển của mạch gỗ và mạch rây? - Tìm phương án trả lời đúng 1 Động lực của dòng mạch rây là do: a.Sự chênh lệch ASTT giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa. b.Áp suất rễ. c.Sự ứ giọt ở lá d.Tất cả đều đúng. 2:Điều khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của mạch rây a.Mạch rây gồm ống rây và tế bào nhu mô. b.Mạch rây gồm ống rây và tế bào kèm. c.Mạch rây gồm tế bào nhu mô và tế bào kèm. d.Mạch rây gồm bản rây và ống rây. 5.Dặn dò :1’ - Ghi nhớ nội dung tóm tắc trong khung. - Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK. - So sánh mạch gỗ và mạch rây theo hướng dẫn sau : + Đặc điểm giống nhau : + Đặc điểm khác nhau Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây Cấu tạo Thành phần dịch Động lực 6. Bổ sung bài giảng: Tuần : 2 Tiết 3 / Ngày 8/9/2007 Bài 3: THOÁT HƠI NƯỚC I.. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Sau khi học xong bài này, HS: -Nêu được vai trò của quá trình THN đối với đời sống TV. -Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng THN. -Trình bày được cơ chế điều tiết độ mở của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình THN. 2.Kĩ năng: Rèn một số kĩ năng: -QS, nhận xét để khai thác kiến thức. -Phân tích, tổng hợp , khái quát hoá để lĩnh hội KT về vai trò của THN. 3.Thái độ: - Xây dựng niềm tin vào KH, vào khả năng con người có thể chủ động tưới tiêu hợp lý nhằm bảo đảm cung cấp đủ nước cho cây, bảo đảm cho cây sinh trưởng , phát triển tốt, gớp phần làm tăng NS cây trồng, cây bóng mát, góp phần BVMT xanh, sạch, đẹp. - Tạo niềm hứng thú và say mê môn học. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC & PHƯƠNG PHÁP. 1.Phương tiện dạy học -Tranh hình: 3.1, 3.2, 3.3, 3,4 phóng to. -Bảng 3: Kết quả thực nghiệm của Garo. -Đèn chiếu. 2.Phương pháp: - Trực quan + vấn đáp tìm tòi. - Giảng giải - Nghiên cứu SGK III.TRỌNG TÂM : Thoát hơi nước qua lá. - Vai trò của quá trình thoát hơi nước IV. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1. Ổn định lớp( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) - Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá? - Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác? 3.Bài giảng: 35’ * Đặt vấn đề:(1’) Những nghiên cứu về thực vật cho thấy rằng chỉ có khoảng 2% lượng nứơc hấp thu vào cơ thể thực vật dùng để tổng hợp nên các chát hữu cơ. Vậy 98% lượng nước còn lại đã mất khỏi cơ thể TV bằng quá trình nào? Cơ quan nào đảm nhận nhiệm vụ này? Cơ chế xảy ra như thế nào?. Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu về vấn đề này: BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC Hoạt động 1 I.VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC (10’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CHÍNH - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK kết hợp với quan sát H3.1 và trả lời câu hỏi sau: - Sự thoát hơi nước ở lá có ý nghĩa gì cho dòng vận chuyển các chất trong mạch gỗ? - Nhận xét và bổ sung: BS:Trong quá trình thoát hơi nước thì lá luôn ở trạng thái thiếu nước thường xuyên trong tế bào. Do đó làm động lực cho sự hút nước liên tục từ đất vào rễ gọi là động lực đầu trên. - Cùng với quá trình thoát hơi nước qua khí khổng thì có dòng vận chuyển của chất khí nào vào lá? Ý nghĩa sinh học của khí này? Nhận xét và KL: - Ngoài ra thoát hơi nước còn có ý nghĩa gì khi cây bị chiếu sáng liên tục ngoài nắng? Nhận xét và kết luận HS nghiên cứu SGK, nghiên cứu tranh vẽ và trả lời câu hỏi - Tạo động lực hút, giúp vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất tan khác từ rễ đến mọi cơ quan khác. - Có sự khuếch tán của CO2 vào lá qua khí khổng. - Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp của TV diễn ra thuận lợi, Hs ghi chép nội dung chính HS trả lời: - Giúp hạ nhiệt độ của lá cây I. VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC -Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ giúp vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất tan khác từ rễ đến mọi cơ quan khác trên mặt đất của cây. tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây, tạo độ cứng cho thực vật thân thảo. - Nhờ có sự thoát hơi nước khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến được lục lạp, nơi thực hiện quá trình quang hợp - Thoát hơi nước có tác dụng bảo vệ các mô, cơ quan, lá cây không bị đốt nóng, duy trì nhiệt độ thích hợp cho các hoạt động sinh lí xảy ra bình thường. Hoạt động 2 II.THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ(12’) - Trình bày thí nghiệm của Garô (1859). Và Yêu cầu HS nghiên cứu Bảng 3 để trả lời câu hỏi sau:(Tổ chức hoạt động nhóm) - Sự gia tăng khối lượng của CaCl2 sau thí nghiệm đã chứng tỏ điều gì? + Những số liệu nào cho phép khẳng định số lượng khí khổng có vai trò quan trọng trong sự thoát hơi nước của lá cây? GV Nhận xét và kết luận : + Vì sao mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có sự thoát hơi nước? Gợi ý: Mặt trên không có khí khổng nhưng vẫn có quá trình thoát hơi nước chứng tỏ sự thoát hơi nước đã xảy ra qua cutin. - Dựa vào số liệu hình 3.3 và những điều vừa tìm hiểu cho biết nhưng cấu trúc nào tham gia vào quá trình thoát hơi nước? (N4) BS: Cường độ thoát hơi nước qua bề mặt lá giảm theo độ dày của tầng cutin ( lá non tầng cutin mỏng sự thoát hơi nước diễn ra mạnh, lá trưởng thành giảm dần và lá già tăng lên do sự rạn nứt của tầng cutin. GV nhấn mạnh sự thoát hơi nước chủ yếu xảy ra qua khí khổng. Vậy cấu tạo tế bào khí khổng như thế nào để thực hiện tốt chức năng này? Yêu cầu HS quan sát tế bào khí khổng H3.4 SGK. Và cho biết: - Tế bào khí khổng hình dạng như thế nào? Thành tế bào có đặc điểm gì? BS: tế bào khí khổng chứa nhiều tinh bột và lục lạp có nhiệm vụ làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào khí khổng để nó dễ hút nước vào gây ra sự đóng mở khí khổng. GV cho HS quan sát thí nghiệm: Dùng hai ống cao su mỏng có một thành dày và một thành mỏng. Cho hai thành dày áp vào nhau. Dùng nứơc hoặc thổi không khí vào. - Nhận xét hiện tượng gì đã xảy ra? -Vì sao xảy ra hiện tượng trên? Vậy khi mở túi khí này thì hiện tượng gì xảy ra? GV Nhận xét và kết luận : Đây cũng chính là cơ chế gây ra sự mở và đóng của khí khổng. Vậy Cơ chế này có thể trình bày như thế nào? GV hoàn thiện: - Trình bày thoát hơi nước qua cutin Học sinh hoạt động theo nhóm, nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi: HS cử đại diện nhóm trả lời các câu hỏi: - Lá là cơ quan đảm nhận chức năng thoát hơi nước và sự thoát hơi nước xảy ra ở cả hai mặt của lá cây. - Mặt trên của hầu hết các lá có ít khí khổng hơn mặt dưới và hàm lượng nước thoát ra ở mặt dưới cũng nhiều hơn so với mặt trên. HS ghi chép nội dung chính: Sự thoát hơi nước xảy ra theo hai con đường là: qua khí khổng và qua cutin ??? HS lúng túng - Có dạng hình hạt đậu Thành ngoài mỏng và thành trong dày HS quan sát HS trả lời: - xuất hiện khe hở giữa hai ống cao su. - Do thành mỏng căng nhanh kéo thành dày cong theo làm xuất hiện khe hở. - Hai ống cao su xẹp lại làm khe hở nhỏ lại. HS trả lời HS chép nội dung chính. II. THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ 1. Lá là cơ quan thoát hơi nước. -Cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước Vì: + Lá có nhiều khí khổng làm nhiệm vụ thoát hơi nước + Số lượng khí khổng ở mặt trên thường ít hơn ở mặt dưới và có tầng cutin che phủ để hạn chế sự mất nước. + Sự thoát hơi nước còn xảy ra qua tầng cutin * Quá trình thoát hơi nước xảy ra qua khí khổng và qua tầng cutin. 2.Hai con đường thoát hơi nước: Qua khí khổng và qua cutin. a.Thoát hơi nước qua khí khổng * Đặc điểm cấu tạo tế bào khí khổng: Gồm 2 tế bào hình hạt đậu quay mặt vào nhau và thành trong dày hơn thành ngoài. * Cơ chế đóng mở khí khổng: - Khi no thành mỏng

File đính kèm:

  • docGA hoan chinh 11 co ban.doc