TÊN BÀI:THỰC HÀNH: PHÁT HIỆN HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Sau khi học xong bài này HS phải có khả năng thực hiện các thí nghiệm.
- Phát hiện hô hấp của thực vật qua sự thải CO2
- Phát hiện hô hấp ở thực vật qua sự hút O2.
2. Kĩ năng:
3. Thái độ:
B/ CHUẨN BỊ DỤNG CỤ:
- Mỗi nhóm 5 -6 học sinh cung chuẩn bị dụng cụ và tiến hành thí nghiệm.
+ Mẫu vật: hạt mới nhú mầm (hạt lúa, ngô hay các loại đậu).
- Dụng cụ: Bình thuỷ tinh có dung tích 1 lít, nút cao su có khoan 2 lỗ vừa khít với ống thuỷ tinh hình chữ U.
- Phểu thuỷ tinh, ống nghiệm, cốc có mỏ.
- Bình thuỷ tinh có cỡ vừa nêu và có nút cao su không khoan lỗ.
+ Hoá chất: Nước bari [Ba(OH)2] hay nước vôi trong [Ca(OH)2] diêm.
112 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2830 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Trường THPT Vĩnh Định, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 14 Ngày soạn: 06/10/2007 Dạy các lớp:11C,11B1,B4, B6
TÊN BÀI:THỰC HÀNH: PHÁT HIỆN HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Sau khi học xong bài này HS phải có khả năng thực hiện các thí nghiệm.
- Phát hiện hô hấp của thực vật qua sự thải CO2
- Phát hiện hô hấp ở thực vật qua sự hút O2.
2. Kĩ năng:
3. Thái độ:
B/ CHUẨN BỊ DỤNG CỤ:
- Mỗi nhóm 5 -6 học sinh cung chuẩn bị dụng cụ và tiến hành thí nghiệm.
+ Mẫu vật: hạt mới nhú mầm (hạt lúa, ngô hay các loại đậu).
- Dụng cụ: Bình thuỷ tinh có dung tích 1 lít, nút cao su có khoan 2 lỗ vừa khít với ống thuỷ tinh hình chữ U.
- Phểu thuỷ tinh, ống nghiệm, cốc có mỏ.
- Bình thuỷ tinh có cỡ vừa nêu và có nút cao su không khoan lỗ.
+ Hoá chất: Nước bari [Ba(OH)2] hay nước vôi trong [Ca(OH)2] diêm.
C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
3. Các hoạt động dạy học:
Thí nghiệm 1: Phát hiện hô hấp qua sự thải CO2
Tiến hành thí nghiệm:
- Cho vào bình thuỷ tinh 50g các hạt mới nhú mầm. Nút chặt bằng nút cao sư đã gắn ống thuỷ tinh hình chữ U và phểu(hình 14.1).
Công việc này HS phải tiến hành trước giờ lên lớp ít nhất từ 1,5 - 2 giờ (chuẩn bị theo nhóm). Do hô hấp của hạt, CO2 tích luỹ lại trong bình CO2 nặng hơn không khí nên nó không thể khếch tán qua ống và phểu vào không khí xung quanh.
- Vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm, cho đầu ngoài của ống hình chữ U vào ống nghiệm có chứa nước bari(hay nước vôi) trong suốt. Sau đó, rót nước từ từ từng ít một qua phiểu vào bình chứa hạt. Nước sẽ đẩy không khí ra khỏi bình vào ống nghiệm. Vì không khí đó giàu CO2 nước bari sẽ bị vẫn đục.
- Để so sánh, lấy 1 ống nghiệm có chứa nước bari (hay nước vôi trong suốt) và thở bằng miệng vào đó qua 1 ống thuỷ tinh hay ống nhựa. Nước vôi trong trường hợp này cũng bị vẫn đục. HS tự rút ra kết luận về hô hấp của cây.
Thí nghiệm 2: Phát hiện hô hấp qua sự hút O2(hình 14.2)
Lấy 2 phần hạt mới nhú mầm (mỗi phần: 50g). đổ nước sôi lên một trong 2 phần hạt đó để giết chết hạt. Tiếp theo, cho mỗi phần hạt vào mỗi bình và nút chặt. Thao tác đó phải được HS tự tiến hành trước giờ lên lớp từ 1,5 - 2giờ.
Đến thời điểm thí nghiệm, mở nút bình chứa hạt sống (bình a) và nhanh chóng đưa nến(que diêm) đang cháy vào bình. Nến(que diêm) bị tắt ngay, vì sao? Sau đó, mở nút của bình chứa hạt chết(bình b) và lại đưa nến hay diêm đang cháy vào bình nến tiếp tục cháy, vì sao?
4. Thu hoạch:
Mỗi học phải viết tường trình các thí nghiệm trên, rút ra kết luận cho từng thí nghiệm và chung cho cả 2 thí nghiệm.
Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
B. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT
Tiết thứ: 15 Ngày soạn: 12/10/2007 Dạy các lớp:11C,11B1,B4, B6
TÊN BÀI:TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Mô tả được quá trình tiêu hoá trong không bào tiêu hoá, túi tiêu hoá và ống tiêu hoá.
- Phân biệt được tiêu hoá nội bào và tiêu hoá ngoại bào.
- Nêu được chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá.
- Thấy được sự khác nhau trong hấp thụ các chất từ môi trường vào cơ thể ở động vật và thực vật.
2. Kĩ năng:
3. Thái độ:
B/ CHUẨN BỊ DỤNG CỤ:
- Tranh phóng to các hình từ 15.1 đến 15.6 SGK.
- Máy chiếu qua đầu nếu dùng bản trong.
- Bảng 15 trang 63 SGK.
- Phiếu học tập.
C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao nói cây xanh tồn tại và phát triển như một thể thống nhất?
2. Bài mới:
Mở bài: Cây xanh tồn tại được là nhờ thường xuyên trao đổi chất với môi trường, thông qua quá trình hút nước, muối khoáng ở rễ và quá trình quang hợp diễn ra ở lá. Người động vật, thực hiện trao đổi chất với môi trường như thế nào?
3. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁI NIỆM TIÊU HOÁ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
Tiêu hoá là quá trình biến đổi và hấp thụ thức ăn.
Quá trình tiêu hoá xảy ra ở:
- Bên trong tế bào: tiêu hoá nội bào.
- Bên ngoài tế bào: tiêu hoá ngoại bào.
GV: cho HS quan sát các hình từ 15.1 đến 15.6, xem câu hỏi và đánh X vào câu trả lời đúng về tiêu hoá?
Từ đó cho biết tiêu hoá là gì?
Sau khi quan sát, thảo luận học sinh nêu được:
- Tiêu hoá là quá trình biến đổi và hấp thụ thức ăn.
HOẠT ĐỘNG 2: TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT ĐƠN BÀO
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
- Thức ăn vào không bào tiêu hoá chất đơn giản đi vào tế bào chất, còn chất thải thải ra ngoài.
GV: Cho HS quan sát hình 15.1.
Hãy mô tả quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn ở trùng đế giày?
HS: Sau khi quan sát mô tả được:
- Thức ăn từ môi trường vào cơ thể hình thành không bào tiêu hoá.
- Tại đây nhờ enzym của lizôxôm được biến đổi thành chất đơn giản đi vào tế bào chất.
- Chất cặn bã thải ra ngoài.
HOẠT ĐỘNG 3: TIÊU HOÁ THỨC ĂN TRONG TÚI TIÊU HOÁ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
- Thức ăn túi tiêu hoá
Thức ăn KT lớn mảnh nhỏ
Mảnh thức ăn chất đơn giản
- Ưu điểm tiêu hoá được những thức ăn có kích thước lớn.
GV: Cho HS quan sát hình 15.2.
Hãy mô tả quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn ở thuỷ tức?
HS: Sau khi quan sát mô tả được:
+ Thức ăn từ môi trường qua miệng vào túi tiêu hoá.
+ Thức ăn được tiêu hhoá ngoài bào sau đó tiếp tục được tiêu hhoá nội bào.
Tại sao phải có quá trình tiêu hoá nội bào?
HS: Có thể giải thích nhiều cách.
GV lưu ý đó là do thức ăn mới đwocj biến đổi dở dang, cơ thể chưa hấp thụ được.
Tiêu hoá trong ống tiêu hoá có ưu điểm gì so với tiêu hoá nội bào?
HS: Thức ăn đa dạng hơn vì kích thước lớn.
HOẠT ĐỘNG 4: TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT CÓ ỐNG TIÊU HOÁ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
- Ống tiêu hoá được cấu tạo từ nhiều bộ phận với chức năng khác nhau.
- Thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hoá.
- Khi đi qua ống tiêu hoá, thức ăn được biến đổi cơ học và hoá học để trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
- Các chất không được tiêu hoá sẽ tạ thành phân và được thải ra ngoài qua hậu môn.
- Mỗi bộ phận có một chức năng riêng, nên hiệu quả tiêu hoá cao.
GV: Cho HS quan sát hình 15.3 đến 15.6, phát phiếu học tập số 1 cho HS.
Phiếu học tập số 1
Nội dung
Túi tiêu hoá
Ông tiêu hoá
Mức độ trộn lẫn thức ăn với chất thải
Mức độ hoà loãng của dịch tiêu hoá
Mức độ chuyên hoá của các bộ phận
Chiều đi của thức ăn
Ông tiêu hoá là gì? Khác với túi tiêu hoá ở điểm nào?
HS: Ống tiêu hoá là 1 ống dài gồm nhiều bộ phận với chức năng khác nhau
- Thức ăn chỉ đi theo một chiều.
GV: Thức ăn được tiêu hoá trong ống tiêu hoá như thế nào?
HS: Trả lời bằng cách điền vào nội dung của phiếu học tập số 2
Phiếu học tập số 2
Bộ phận
Tiêu hoá cơ học
Tiêu hoá hoá học
Miệng
Thực quản
Dạ dày
Gan
Tụy
Ruột non
Ruột già
4. Cũng cố bài:
a. Phân biệt tiêu hoá nội bào với tiêu hoá ngoại bào.
b. Hãy chọn câu trả lời đúng:
Tiêu hoá nội bào là quá trình tiêu hoá diễn ra:
A. Bên ngoài tế bào B. Bên trong tế bào
C. Bên ngoài cơ thể D. Bên trong cơ thể
5. Dặn dò HS về nhà:
- Chuẩn bị câu hỏi SGK trang 64.
- Em hãy rút ra chiều hướng tiến háo của hệ tiêu hoá ở động vật?
- Đọc trước bài: 16 giải thích sự khác nhau giữa cơ quan tiêu hoá của động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật.
Phần bổ sung kiến thức:
- Đọc thêm phần em có biết trang 64 SGK.
Đáp án phiếu học tập số 1
Nội dung
Túi tiêu hoá
Ông tiêu hoá
Mức độ trộn lẫn thức ăn với chất thải
Nhiều
Không
Mức độ hoà loãng của dịch tiêu hoá
Nhiều
Ít
Mức độ chuyên hoá của các bộ phận
Thấp
Cao
Chiều đi của thức ăn
Thức ăn và chất thải vào ra cùng chiều
Một chiều
Đáp án phiếu học tập số 2
TIÊU HOÁ CỦA NGƯỜI
Bộ phận
Tiêu hoá cơ học
Tiêu hoá hoá học
Miệng
Nhai làm nhỏ thức ăn
Nước bọt chứa men amilaza
Thực quản
Không
Không
Dạ dày
Co bóp trộn dịch vị
Dịch dạ dày chưa pépin
Gan
Không
Dịch mật nhũ tương hoá mỡ
Tụy
Không
Dịch tụy
Ruột non
Co bóp
Dịch ruột chứa cá enzym tiêu hoá prôtêin
Ruột già
Co bóp tống phân ra ngoài
Không
Tiết thứ: 16 Ngày soạn: 18/10/2007 Dạy các lớp:11C,11B1,B4, B6
TÊN BÀI:TIÊU HOÁ VÀ HẤP THỤ THỨC ĂN Ở ĐỘNG VẬT ĂN THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT ĂN THỊT
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hoá thích nghi với thức ăn động vật và thực vật.
- So sánh cấu tạo và chức năng của ống tiêu hoá ở động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.
2. Kĩ năng:
3. Thái độ:
B/ CHUẨN BỊ DỤNG CỤ:
- Hình 16.1 và 16.2 phóng to.
- Máy chiếu qua đầu nếu dùng bản trong.
C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Phân biệt tiêu hoá nội bào và tiêu hoá ngoại bào? Cho ví dụ.
- Cho biết những ưu điểm của tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá và tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá?
2. Bài mới:
Mở bài: Động vật ăn động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật đều có cơ quan tiêu hoá là ống tiêu hoá. Vậy cấu tạo của ống tiêu hoá ở hai nhóm động vật này có điểm nào giống và khác nhau?
3. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: ĐẶC ĐIỂM TIÊU HOÁ VÀ HẤP THỤ THỨC ĂN TRONG ỐNG TIÊU HOÁ CỦA ĐỘNG VẬT ĂN THỊT
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
1. Miệng:
- Động vật ăn thịt có răng nanh, răng hàm và răng cạnh hàm phát triển để giữ mối, cắt nhỏ thịt.
2. Dạ dày và ruột:
- Dạ dày to chứa nhiều thức ăn và tiêu hoá cơ học và hoá học.
- Ruột ngắn do thức ăn dễ tiêu hoá và hấp thụ.
GV: Cho HS quan sát hình 16.1, đọc thông tin ở mục I.
- Cấu tạo của miệng, dạ dày và ruột phù hợp với chức năng tiêu hoá như thế nào?
HS: trả lời bằng cách điền các thông tin thích hợp vào.
Phiếu học tập số 1
CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG ỐNG TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT ĂN THỊT
Bộ phận
Cấu tạo
Chức năng
Miệng
Dạ dày
Ruột
Sau đó GV gọi một HS trình bày, các HS khác bổ sung.
GV: bổ sung và hoàn chỉnh phiếu số 1
HOẠT ĐỘNG 2: ĐẶC ĐIỂM TIÊU HOÁ VÀ HẤP THỤ THỨC ĂN TRONG ỐNG TIÊU HOÁ CỦA ĐỘNG VẬT ĂN THỰC VẬT
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
- Động vật ăn thực vật có răng cạnh hàm, răng hàm phát triển để nghiền nát thức ăn thực vật cứng.
- Dạ dày một ngăn hoặc bốn ngăn có vi sinh vật phát triển.
- Ruột dài do thức ăn cứng khó tiêu hoá.
- Thức ăn qua ruột non trãi qua quá trình tiêu hoá thành các chất đơn giản và hấp thụ.
- Manh tràng phát triển có vi sinh vật phát triển.
- Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau nên ống tiêu hoá cũng biến đổi để thích nghi với thức ăn
GV: Cho HS quan sát hình 16.2 đọc thông tin ở mục II.
- Cấu tạo của miệng, dạ dày và ruột phù hợp với chức năng tiêu hoá thức ăn thực vật như thế nào?
HS: trả lời bằng cách điền các thông tin thích hợp vào
Phiếu học tập số 2
CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG ỐNG TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT ĂN THỰC VẬT
Bộ phận
Cấu tạo
Chức năng
Miệng
Dạ dày
Ruột
HS: làm trong 5 phút
Sau đó GV gọi 1 HS trình bày, các em khác bổ sung hoàn chỉnh.
Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa cấu tạo của ống tiêu hoá với các loại thức ăn?
HS: Thức ăn khác nhau, cấu tạo ống tiêu hoá cũng thay đổi.
4. Cũng cố bài:
- Hãy so sánh điểm khác nhau và giống nhau giữa ống tiêu hoá của động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt? Bằng cách điền vào
Phiếu học tập số 3
SO SÁNH CƠ QUAN TIÊU HOÁ CỦA ĐỘNG VẬT ĂN THỊT VÀ ĐỘNG VẬT ĂN THỰC VẬT
Tên bộ phận
Động vật ăn thịt
Động vật ăn thực vật
Răng
Dạ dày
Ruột non
Manh tràng
Hãy chọn câu trả lời đúng:
Chức năng của dạ múi khế ở động vật nhai lại là:
A. Chức năng ăn, tiêu hoá sinh học nhờ các vi sinh vật.
B. Tiêu hoá hoá học nhờ nước bọt
C. Tiêu hoá hoá học nhờ nước bọt, hấp thu bớt nước.
D. Tiết ra pepxin và HCl tiêu hoá prôtêin.
5. Dặn dò HS về nhà:
- Chuẩn bị câu hỏi SGK trang 68.
- Em hãy rút ra chiều hướng tiến háo của hệ tiêu hoá ở động vật?
- Đọc trước bài: các hình thức hô hấp ở động vật.
Phần bổ sung kiến thức:
Em có biết vì sao thỏ lại ăn phân của mình? Vì trong viên phân có màu xanh là những viên phần chưa được tiêu hoá hết, mặt khác trong viên phân đó lại có chứa nhiều vi sinh vật cộng sinh. Vì vậy, ăn những viên phân này hoàn toàn có lợi trong tiêu hoá của thỏ.
Đáp án phiếu học tập số 1
CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG ỐNG TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT ĂN THỊT
Bộ phận
Cấu tạo
Chức năng
Miệng
Bộ răng:
- Răng cửa hình nêm
- Răng nang nhọn
- Răng hàm nhỏ
- Gặm và lấy thịt ra.
- Cắm và giữ con mồi
- Ít sử dụng.
Dạ dày
Dạ dày đơn, to
- Chứa thức ăn.
- Tiêu hoá cơ học
- Tiêu hoá hoá học
Ruột
Ruột:
- Ruột non ngắn
- Ruột già ngắn
- Manh tràng nhỏ
- Tiêu hoá và hấp thụ thức ăn.
- Hấp thụ lại nước và thải bả.
- Hầu như không có tác dụng.
Đáp án phiếu học tập số 2
CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG ỐNG TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT
ĂN THỰC VẬT
Bộ phận
Cấu tạo
Chức năng
Miệng
Bộ răng:
- Răng cửa to bản bằng
- Răng nanh giống răng cửa
- Răng hàm có nhiều giờ
- Giữ và giật cỏ
- Nghiền nát cỏ
Dạ dày
* Động vật nhai lại có 4 ngăn:
- Dạ cỏ
- Dạ tổ ong
- Dạ lá sách
- Dạ múi khế
* Động vật ăn thực vật khác:
- Dạ dày đơn.
- Chứa thức ăn, tiêu hoá sinh học nhờ các vi sinh vật.
- Tiêu hoá hoá học nhờ nước bọt.
- Tiêu hoá hoá học nhờ nước bọt hấp thu bớt nước.
- Tiết ra pepxin và HCl tiêu hoá prôtêin có trong cỏ và vi sinh vật.
- Chứ thức ăn, tiêu hoá cơ học và hoá học.
Ruột
Ruột:
- Ruột non dài
- Ruột già lớn
- Manh tràng lớn
- Tiêu hoá và hấp thụ thức ăn.
- Hấp thụ lại nước và thải bả.
- Tiêu hoá nhờ vi sinh vật, hấp thụ thức ăn.
Phiếu học tập số 3
SO SÁNH CƠ QUAN TIÊU HOÁ CỦA ĐỘNG VẬT ĂN THỊT VÀ ĐỘNG VẬT ĂN THỰC VẬT
Tên bộ phận
Động vật ăn thịt
Động vật ăn thực vật
Răng
Bộ răng:
- Răng cửa hình nêm
- Răng nang nhọn
- Răng hàm nhỏ
Bộ răng:
- Răng cửa to bản bằng
- Răng nanh giống răng cửa
- Răng hàm có nhiều giờ
Dạ dày
Dạ dày đơn, to
* Động vật nhai lại có 4 ngăn:
- Dạ cỏ
- Dạ tổ ong
- Dạ lá sách
- Dạ múi khế
* Động vật ăn thực vật khác:
- Dạ dày đơn.
Ruột non
- Ruột non ngắn
- Ruột non dài
Manh tràng
- Manh trang nhỏ
- Manh tràng lớn
Tiết thứ: 17 Ngày soạn: 24/10/2007 Dạy các lớp:11C,11B1,B4, B6
TÊN BÀI: CÁC HÌNH THỨC HÔ HẤP CỦA ĐỘNG VẬT
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm chung của bề mặt hô hấp của động vật.
- Liệt kê được các hình thức hô hấp của động vật ở cạn và ở nước.
- Phân tích được hiệu quả của sự trao đổi khí ở động vật.
2. Kĩ năng:
3. Thái độ:
B/ CHUẨN BỊ DỤNG CỤ:
- Tranh phóng to hình 17.1 đến 17.5 SGK
- Máy chiếu qua đầu nếu dùng bản trong.
- Phiếu học tập: Đặc điểm chung của các kiểu hô hấp.
C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao trong dạ có của động vật nhai lại có nhiều vi sinh vật sống cộng sinh?
2. Bài mới:
3. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁI NIỆM HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
- Hô hấp là:
O2
Cơ thể Môi trường
CO2
- Ở nước: mang
- Ở cạn: phổi, da, ống khí.
HS tham gia thảo luận các câu hỏi sau:
- Hô hấp là gì? Liệt kê các hình thức hô hấp của động vật ở nước và ở cạn?
Sau khi HS trả lời, GV giới thiệu nội dung của bài học.
HOẠT ĐỘNG 2: BỀ MẶT TRAO ĐỔI KHÍ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
- Bề mặt trao đổi khí quyết định hiệu quả trao đổi khí.
- Đặc điểm bề mặt:
+ Diện tích bề mặt lớn.
+ Mỏng và luôn ẩm ướt.
+ Có rất nhiều mao mạch.
+ Có sắc tố hô hấp.
+ Có sự lưu thông khí
+ Nguyên tắc trao đối khí: Khuếch tán.
GV: Cho HS đọc mục II.
- Bề mặt trao đổi khí có tầm quan trọng như thế nào?
Đặc điểm và nguyên tắc trao đổi khí qua bề mặt hô hấp?
HS: Sau khi thảo luận
- Phải nêu được 5 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí.
- Những đặc điểm trên của bề mặt trao đổi khí có tác dụng gì?
HS giải thích được:
- Tăng độ hoà tan của chất khí.
- Tăng diện tích tiếp xúc giữa máu với không khí...
HOẠT ĐỘNG 3: CÁC HÌNH THỨC HÔ HẤP
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể:
- Trao đổi khí qua da có đủ 5 đặc điểm của bề mặt hô hấp.
- Đại diện: giun đất.
2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí;
Các ống khí phân bố đến tận tế bào.
3. Hô hấp bằng mang:
- Cấu tạo của mang.
+ Gồm nhiều tia mang
+ Có mạng lưới mao mạch phân bố dày đặc.
+ Phối hợp nhịp nhàng giữa miệng và xương nắp mang để tạo dòng nước lưu thông.
- Đại diện: cá,...
4. Hô hấp bằng phổi.
- Phổi gồm nhiều túi phổi nên bề mặt trao đổi khí rất lớn.
- Ở chim nhờ có hệ túi khí ở phía sau phổi nên cả hít vào và thở ra đều có không khí giàu ôxy để trao đổi.
GV: Cho HS đọc từ mục II đến mục V và quan sát từ hình 17.1 đến hình 17.5.
Hãy điền các thông tin thích hợp vào Phiếu học tập số 1
Đặc điểm chung của các kiểu hô hấp
Kiểu hô hấp
Đặc điểm
Đại diện
Hô hấp qua bề mặt cơ thể
Hô hấp bằng mang
Hô hấp bằng hệ ống khí
Hô hấp bằng phổi
Sau đó, GV cho 1 HS trình bày các HS khác nghe và bổ sung.
- Vì sao da của giun đảm nhiệm được chức năng hô hấp?
HS: Nêu được vì da của giun có đầy đủ 5 đặc điểm của bề mặt hô hấp.
- Vì sao hệ thống ống khí trao đổi khí đạt hiệu quả cao?
HS: Giải thích hệ thống ống khí phân bố đến tận tế bào.
- Vì sao sự trao đổi khí ở cá xương lại đạt hiệu quả cao?
HS: giải thích được:
Ngoài 5 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí ở cá còn có 2 đặc điểm:
+ Mang và nắp mang hoạt động nhịp nhàng, tạo điều kiện cho dòng nước lưu thông.
+ Cách sắp xếp của mao mạch tạo điều kiện cho dòng nước và máu vận chuyển ngược chiều, tăng hiệu quả trao đổi khí.
Tại sao mang cá thích hợp trao đổi khí ở nước nhưng không thích hợp trao đổi khí ở cạn?
HS: Vì mang chỉ trao đổi khí hoà tan trong nước và được lưu chuyển qua mang.
- Vì sao phổi của thú trao đổi khí đạt hiệu quả cao, đặc biệt là ở chim?
HS: gải thích được cấu tạo của phổi đặc biệt là phổi người có nhiều túi phổi nên có diện tích bề mặt tiếp xúc rất lớn.
Riêng ở chim nhờ có hệ thống túi khí ở phía sau phổi nên cả hít vào và thở ra đều có không khí giàu ôxy để trao đổi.
4. Cũng cố bài:
* Phân biệt hô hấp ngoài và hô hấp trong?
- Hô hấp ngoài: Trao đổi chất khí giữa cơ thể với môi trường.
- Hô hấp trong: Trao đổi chất khí giữa tế bào với môi trường trong cơ thể và hô hấp tế bào.
- Sự vận chuyển chất khí trong cơ thể như thế nào?
- Hô hấp ở động vật đã tiến hoá theo chiều hướng nào?
(Từ đơn giản đến phức tạp vàn gày càng chuyên hoá)
* Loài động vật nào sau đây có cơ quan trao đổi khí hiệu quả nhất? Câu trả lưòi đúng là:
A. Chim B. Bò sát C. Lưỡng cư D. Giun đất.
5. Dặn dò HS về nhà:
- Chuẩn bị câu hỏi SGK trang 73.
- Em hãy rút ra chiều hướng tiến háo của hệ tiêu hoá ở động vật?
- Đọc trước bài: Hệ tuần hoàn ở động vật.
Phần bổ sung kiến thức:
Em hãy cho biết vì sao một số loài cá như: cá trê, lươn, trạch có theer sống rất lâu trên cạn khi có đủ ẩm.
Đáp án phiếu học tập số 1
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC KIỂU HÔ HẤP
Kiểu hô hấp
Đặc điểm
Đại diện
Hô hấp qua bề mặt cơ thể
- Chưa có cơ quan hô hấp.
- Chất khí được trao đổi trực tiếp qua bề mặt cơ thể ẩm ướt.
Giun đất
Hô hấp bằng hệ ống khí
- Cơ quan hô hấp là hệ thống ống khí.
- Chất khí trao đổi trực tiếp giữa tế bào với các ống nhỏ nhất.
Côn trùng
Hô hấp bằng mang
- Cơ quan hô hấp là mang.
- Trao đổi khí diễn ra giữa các phiến mang với môi trường nước.
Cá
Hô hấp bằng phổi
- Cơ quan hô hấp là phổi.
- Trao đổi khí diễn ra ở các phế nang
Động vật: lưỡng cư, bò sát, chim, thú, người,...
Đáp án phiếu học tập số 2
SO SÁNH TRAO ĐỔI KHÍ Ở THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
Nội dung
Thực vật
Động vật
Con đường vận chuyển
Khếch tán qua khoảng gian bào
Máu
Bộ phận thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường
Chưa có cơ quan chuyện biệt. Trao đổi khí qua khí khổng và biểu bì.
Có cơ quan chuyên biệt. Trao đổi khí qua: da, mang, phổi.
Cơ chế thực hiện
Thụ động
Chủ động, được điều hoà bằng thần kinh và thể dịch.
Giống nhau
Đều là quá trình lấy ôxy từ ngoài vàocung cấp cho quá trình ôxy hoá các chất trong tế bào, tạo năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải khí cacbonnic ra khỏi cơ thể dựa trên sự khếch tán và thẩm thấu các chất khí, bao gồm hô hấp ngoài và hô hấp trong.
Tiết thứ: 18 Ngày soạn: 31/10/2007 Dạy các lớp:11C,11B1,B4, B6
TÊN BÀI: HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT(tt)
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được tuần hoàn hở và tuần hoàn kín.
- Nêu được đặc điểm tuần hoàn máu của hệ tuần hoàn hở và kín.
- Phân biết được tuần hoàn đơn và kép.
- Nêu được ưu điểm tử tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép.
- Phân biệt được sự khác nhau trong tuần hoàn máu lưỡng cư, bò sát, chim và thú, đồng thời nêu được sự tiến hoá của hệ tuần hoàn trong giới động vật.
2. Kĩ năng:
3. Thái độ:
B/ CHUẨN BỊ DỤNG CỤ:
- Tranh phóng to hình 18.1 đến 18.4 SGK
- Máy chiếu qua đầu nếu dùng bản trong.
- Phiếu học tập.
C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí. Vì sao khi lau khô da ếch thì ếch bị chết.
2. Bài mới:
3. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA
HỆ TUẦN HOÀN
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
1. Cấu tạo chung:
- Động vật đơn bào, đa bào có kích thước nhỏ chưa có hệ tuần hoàn.
- Động vật đa bào hệ tuần hoàn gồm có những bộ phận chính sau:
+ Dịch tuần hoàn: máu và nước mô.
+ Tim và hệ thống mach máu.
2. Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn
Vận chuyển các chất.
GV: Cho HS quan sát tranh hình 18.1 đến 18.4.
Hệ tuần hoàn ở động vật có cấu tạo như thế nào?
HS: Nêu được các bộ phận chính của hệ tuần hoàn như: tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn.
Hệ tuần hoàn có chức năng gì?
HS: Nêu được chức năng của hệ tuần hoàn là vận chuyển các chất trong cơ thể.
Sau đó, GV cho HS chỉ ra động mạch, tĩnh mạch, mao mạch ở hệ tuần hoàn kín.
GV: Lưu ý căn cứ hệ mạch, người ta chia hệ tuần hoàn làm 2 loại:
+ Hệ tuần hoàn hở.
+ Hệ tuần hoàn kín.
HOẠT ĐỘNG 2: CÁC HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
1. Hệ tuần hoàn hở:
là hệ tuần hoàn có một đoạn máu đi ra khỏi mạch và trộn lẫn với nước mô, lưu thông với tốc độ chậm
- Hệ tuần hoàn hở có các đặc điểm sau:
+ Máu xuất phát từ tim qua hệ thống động mạch tràn vào xoang, sau đó vào tĩnh mạch trở về tim.
+ Sắc tố hô hấp là hemôxian(chứa Cu) nên có màu xanh.
+ Tốc độ máu chảy chậm.
+ Khả năng điều hoà và phân phối máu đễn các cơ quan chậm.
GV: Có HS đọc thông tin ở mục I và quan sát sơ đồ 18.1 và 18.2 kết hợp nghiên cứu mục II.1 và II.2 điềnvào phiếu học tập số 1
Đặc điểm
Hệ tuần hoàn hở
Hệ tuần hoàn kín
Hệ mạch
Sắc tô hô hấp
Tốc độ, áp lực
Phân phối
Hệ tuần hoàn hở có những đặc điểm gì?
HS: Nêu được 4 đặc điểm của hệ tuần hoàn.
Vì sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hựop cho động vật có kích thước nhỏ, ít hoạt động?
HS: Vì tốc độ máu chảy chậm, khả năng điều hoà phân phối máu đến các cơ quan chậm.
Côn trùng vẫn hoạt động mạnh vì sao?
HS: Vì trao đổi khí không liên quan đến hô hấp.
HOẠT ĐỘNG 3: HỆ TUẦN HOÀN KÍN
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
2. Hệ tuần hoàn kín:
- Gồm: Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.
- Hệ tuần hoàn có máu lưu thông trong mạch kín với tốc độ cao, khả năng điều hoà phân phối nhanh.
Đặc điểm của hệ tuần hoàn kín:
+ Máu lưu thông liên tục trong mạch kín.
+ Sắc tố hô hấp (Fe) nên có màu đỏ.
+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh
+ Khả năng điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh.
GV: Cho HS đọc thông tin ở mục II, quan sát sơ đồ 18.3 và 18.4
Hãy mô tả hệ tuần hoàn kín? Giải thích được vì sao gọi là hệ tuần hoàn kín?
HS: Mô tả được hệ tuần hoàn kín: có hệ mạch liên tục, khép kín.
Hệ tuàn hoàn kín có đặc điểm gì?
HS: Cũng nêu được 4 đặc điểm của hệ tuần hoàn kín.
Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép?
HS: nêu được hệ tuần hoàn đơn chỉ có 1 vòng tuần hoàn, hệ tuần hoàn kép co 2 vòng tuần hoàn, trong đó vòng lớn đi khắp cơ thể, vòng nhỏ qua phổi.
Tim có chức năng gì trong hệ tuần hoàn?
4. Cũng cố bài:
- Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép?
HS: nêu được hệ tuần hoàn đơn chỉ có 1 vòng tuần hoàn, hệ tuần hoàn kép có 2 vòng tuần hoàn, trong đó vòng lớn đi khắp cơ thể, vòng nhỏ qua phổi.
- Tim có chức năng gì trong hệ tuần hoàn?
HS: Tim như cái bơm hút và đẩy máu đi trong hệ mạch.
So sánh sự vận chuyển các chất trong cơ thể thực vật và động vật? (Phiếu học tập số 2).
5. Dặn dò HS về nhà:
- Nêu chiều hướng tiến hoà của hệ tuần hoàn ở động vật?
- Sự vận chuyển các chất trong cơ thể động vật và thực vật có điểm gì giống và khác nhau.
- Đọc trước bài: Các cơ chế cân bằng nội môi.
- Hoàn thành phiếu học tập số 2.
Phần bổ sung kiến thức: Đọc mục em có biết ở cuối SGK.
Đáp án phiếu học tập số 2
SO SÁNH SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CƠ THỂ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT
Tiêu chí
Thực vật
Động vật
Con đường vận chuyển
Dòng nhựa ngyên từ đất rễ(mạch, gỗ) thân, lá.
Dòng nhựa luyện từ lá các cơ quan(mạch rây)
Tim ĐMM. mạch TM
Tuần hoàn kín
Tim ĐMkh. máu TM
Tuần hoàn hở
Động lực vận chuyển
Gradien nồng độ bơm
Ap suất rễ
(động lực dưới) Ba lực Thoát hơi nước
(động lực trên)
Lực liên kết
giữa các phân tử
nước và giữa phân
tử nước với mạch gỗ.
Chênh lệch áp
suất thẩm thấu
Sự co bóp của tim tạo lực đẩy hút
Thành phần các chất vận chuyển
Nước, muối khoáng sản phẩm quang hợp, sản phẩm tiết
Chất dinh dưỡng, khí ôxy, CO2, sản phẩm bài tiết.
Đáp án phiếu học tập số 1
Đặc điểm
Hệ tuần hoàn hở
Hệ tuần hoàn kín
Hệ mạch
Hở (giữa TM và ĐM không có mao
File đính kèm:
- gan11cbtu tiet4het.doc