Giáo án Sinh 11 bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật

Bài 42. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

 Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính ở thực vật.

 Nêu được các đặc trưng, ưu điểm của sinh sản hữu tính đối với sự phát triển của thực vật.

 Mô tả được quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi.

 Mô tả được sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa.

2. Kỹ năng

 Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức.

 Ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn giống cây trồng.

II. Phương tiện dạy học:

 Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.

 Hình 42.1, 42.2 SGK.

III. Phương pháp giảng dạy:

 Vấn đáp, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 9793 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 11 bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày soạn: Tiết: Tuần: Bài 42. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT Mục tiêu: 1. Kiến thức Sau khi học xong bài này, học sinh cần: Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính ở thực vật. Nêu được các đặc trưng, ưu điểm của sinh sản hữu tính đối với sự phát triển của thực vật. Mô tả được quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi. Mô tả được sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa. 2. Kỹ năng Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức. Ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn giống cây trồng. Phương tiện dạy học: Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học. Hình 42.1, 42.2 SGK. Phương pháp giảng dạy: Vấn đáp, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận. Lên lớp: Ổn định lớp Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có). Kiểm tra bài cũ: câu 1, 2, 3, 4 SGK trang 162. Giảng bài mới: Dẫn nhập: Ở tiết trước các đã được nghiên cứu về hình thức SSVT ở thực vật. Hôm nay, chúng ta tiếp tục nghiên cứu một hình thức sinh sản khác ở thực vật. Đó là, SSHT ở thực vật…. Bài 42. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT Hoạt động thầy giáo Hoạt động học sinh Nội dung - Sinh sản hữu tính là gì ? - Việc sinh sản như vậy có nét đặc trưng gì ? - Trên cơ sở những đặc trưng đó, SSHT có những ưu điểm gì ? - Tại sao ? - Hoa được cấu tạo gồm những bộ phân nào ? - Hạt phấn được hình thành như thế nào ? - Hạt phấn được hình thành từ đâu ? - Túi phôi có mấy nhân ? Đó là những nhân nào ? - Sau khi có hạt phấn và túi phôi rồi thì hoạt động gì tiếp theo ? - Thụ phấn ở cây được diễn ra như thế nào ? - Có những hình thức thụ phấn nào ? - Thực vật hạt kín thụ phấn nhờ vào yếu tố gì ? - Thụ tinh diễn ra như thế nào ? - Như thế nào được gọi là thụ tinh kép ? - Thụ tinh kép như vậy có ý nghĩa sinh học gì ? - Hạt được hình thành như thế nào ? - Có mấy loại hạt ? Đó là những loại hạt nào ? - Quả được hình thành từ đâu ? - Chức năng của quả là gì ? - Có mấy loại quả ? - Quả như thế nào gọi là quả chín ? - Tại sao quả chín ? - Quả chín có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của thực vật và đời sống của cong người ? * HS thảo luận, trả lời: * HS thảo luận, lấy ví dụ và giải thích: - Do sự trao đổi, tái tổ hợp vật chất di truyền của hai bộ gen ® nhiều tổ hợp gen khác nhau ® nguyên liệu phong phú cho CLTN và tiến hoá, thích nghi. * Kiến thức cấp II (lớp 6) * HS quan sát hình 42.1 SGK, thảo luận và trả lời: - Từ nhị hoa của tế bào mẹ. - Có 8 nhân: 3 TB đối cực, 2 TB cực, 2 TB kèm, 1 TB trứng. - Cây thụ phấn, thụ tinh. * HS nghiên cứu SGK, thảo luận và trả lời: - Tự thụ phấn. - Giao phấn. - Nhờ gió, côn trùng. * HS quan sát hình 42.2, nghiên cứu SGK, thảo luận và trr lời: - Noãn. - Có 2 loại hạt: hạt có nội nhũ và hạt không có nội nhũ. - Bầu nhụy - Bảo vệ hạt. * SH thảo luận và trả lời: - Quả giả (Vd: quả điều) I. Sinh sản hữu tính : 1. Khái niệm : - Là kiểu sinh sản trong đó có sự hợp nhất của giai tử đực và giai tử cái ® hợp tử ® cơ thể mới. 2. Đặc Trưng : - Có sự hợp nhất giữa giao tử đực với giao tử cái. - Có sự trao đổi và tái tổ hợp của 2 bộ gen. - Gắn liền với quá trình giảm phân. 3. Ưu điểm : - Tăng khả năng thích nghi cho các thế hệ sau. - Tạo sự đa dang di truyền cung cấp nguyên liệu phong phú cho CLTN và tiến hoá. II. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa : 1. Cấu tạo của hoa : - Cuống, đài, tràng, nhị, nhụy. 2. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi : a. Hạt phấn : - Tế bào mẹ (2n) GP 4 TB con NP thể GT đực (hạt phấn). - Hạt phấn có hai TB (nhân): + Tế bào sinh sản. + Nhân lớn của TB ống phấn. b. Túi phấn : - Noãn (TB mẹ) GP 4 TB con xếp chồng lên nhau, 3 TB tử tiêu biến còn lại 1 TB (đại bào tử) NP thể GT cái (TP). - Túi phôi gồm 8 nhân. 3. Quá trình thụ phấn và thụ tinh : a. Thụ phấn : - Khái niêm: là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy. - Quá trình thụ phấn: Khi hạt phấn ở trên núm nhụy sẽ nảy mầm. - Các hình thức thụ phấn: + Tự thụ phấn. + Giao phấn. b. Thụ tinh : - Khái niệm: là sự hợp nhất của nhân gt đực với nhân của tb trứng trong túi phôi ® hợp tử ® cơ thể mới. - Quá trình thụ tính: ống phấn xuyên qua vòi nhụy, qua lỗ túi phôi và túi phôi ® giải phóng 2 nhân (2 gt), một nhân hợp nhất với tb trứng ® hợp tử, nhân còn lại hợp nhất với tb cực ® tb tam bội ® nội nhũ. - Ý nghĩa: việc hình thành nội nhũ cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi vào thời kì đầu của cơ thể mới, tăng khả năng thích nghi ® duy trì nòi giống. 4. Quá trình hình thành hạt, quả : a. Hạt: - Noãn thụ tinh (chứa hợp tử, tb tam bội) ® hạt. hợp tử ® phôi, tb tam bội ® nội nhũ. - Có 2 loại hạt: + Hạt có nội nhũ (cây 1 lá mầm). + Hạt không có nội nhũ ( cây 2 lá mầm). b. Quả: - Do bầu nhụy phát triển thành. - Có chức năng bảo vệ hạt. - Quả không có thụ tinh noãn (quả giả) gọi là quả đơn tính. - Quá trình chín của quả là quá trình biến đổi sinh lí, sinh hoá làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc, hương vị thay đổi hấp dẫn thuận lợi cho sự phát tán của hạt. Cung cấp dinh dưỡng quý cho cơ thể người (vitamin, khoáng chất, đường,…). 5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài. 6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.

File đính kèm:

  • docbai 42.doc
Giáo án liên quan