I. Mục tiêu:
- Làm cho học sinh phân biệt được vật sống và vật không sống.
- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống.
- Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại chúng và rút ra nhận xét.
II. Phương pháp:
Đàm thoại, quan sát.
III. Phương tiện:
- Giáo viên: Một số động vật và thực vật, H46.1
- Học sinh: Hòn đá, viên phấn, cây cỏ.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: không.
3. Bài mới:
A. Mở Bài:
Mỗi ngày chúng ta tiếp xúc với các loại đồ vật, cây cối, con vật khác nhau. Đó chính là thế giới vật chất quanh ta Bài học hôm nay, ta tìm hiểu về chúng
158 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tuần 1 đến tuần 34, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 NS:
TIẾT 1 ND:
MỞ ĐẦU SINH HỌC
Bài 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG
--------------------------
I. Mục tiêu:
Làm cho học sinh phân biệt được vật sống và vật không sống.
Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống.
Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại chúng và rút ra nhận xét.
II. Phương pháp:
Đàm thoại, quan sát.
III. Phương tiện:
Giáo viên: Một số động vật và thực vật, H46.1
Học sinh: Hòn đá, viên phấn, cây cỏ.
IV. Tiến trình bài giảng:
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: không.
Bài mới:
A. Mở Bài:
Mỗi ngày chúng ta tiếp xúc với các loại đồ vật, cây cối, con vật khác nhau. Đó chính là thế giới vật chất quanh ta à Bài học hôm nay, ta tìm hiểu về chúng.
B. Phát Triển Bài:
Hoạt Động Giáo Viên
Hoạt Động HS
Nội dung
*HĐ1: nhận dạng vật sống và vật không sống.
MT:Biết nhận dạng vật sống và vật không sống qua biểu hiện bên ngoài.
TH: GV yêu cầu:
- Nêu ví dụ về vật sống và vật không sống.
- Chọn ví dụ vật sống và vật không sống cho học sinh thấy rõ (gồm thực vật và động vật) à Trao đổi => giáo viên nêu câu hỏi theo bài và gợi ý học sinh trả lời => sinh vật là gì? Chỉnh lý, bổ sung.
- Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận vật sống và vật không sống? (cho ví dụ, phân biệt sự khác nhau)
TK:
- Vật sống: Lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản.
- Vật không sống: Không lấy thức ăn, không lớn lên,không sinh sản.
*HĐ2: Đặc điểm của cơ thể sống.
MT: Thấy được đặc điểm của cơ thể sống là trao đổichất để lớn lên.
TH: GV yêu cầu:
- Lập bảng so sánh đặc điểm của cơ thể sống và vật không sống.
- Lập bảng theo SGK.
- So sánh, phát triển sự khác nhau giữa vật sống và vật không sống? => Đặc điểm quan trọng của cơ thể sống là gì?
TK: Đặc điểm của cơ thể sống:
Trao đổi chất với môi trường.
Lớn lên và sinh sản.
- Trả lời vật sống và vật không sống.
- Học sinh trao đổi, thảo luận, so sánh ví dụ của giáo viên.
- Học sinh trả lời bảng theo câu hỏi gợi ý của giáo viên.
- Các nhóm chuẩn bị câu hỏi và câu trả lời.
- Nhóm khác nhận xét.
I. Nhận dạng vật sống và vật không sống:
- Vật sống: Lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản.
VD: Con gà, cây đậu,…
- Vật không sống: Không lấy thức ăn, không lớn lên, không sinh sản.
VD: Hòn đá, cái bàn,…
II. Đặc điểm của cơ thể sống:
- Có sự trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết và lọai bỏ các chất thảy ra ngoài)
- Lớn lên và sinh sản.
4. Củng cố:
a/ Giữa vật sống và vật không sống có những điểm gì khác nhau?
b/ Cơ thể sống có đặc điểm gì?
5. Dặn dò:
- Học bài.
- Chuẩn bị: Một số tranh về sinh vật trong tự nhiên.
V. Rút kinh nghiệm:
TUẦN 1 NS:
TIẾT 1 ND:
Bài 2: NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC
--------------
I. Mục tiêu:
Nêu một vài ví dụ cho thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với những mặt lợi mặt hại của chúng.
Kể tên 4 nhóm sinh vật chính.
Hiểu được sinh học nói chung và thực vật học nói riêng, nghiên cứu gì, nhằm mục đích gì?
II. Phương pháp:
Đàm thọai, vấn đáp và quan sát.
III. Phương tiện:
- Tranh H2.1, các lọai cây và động vật có hình dạng và kích thước khác nhau.
- Một số sinh vật có ích và có hại.
IV. Tiến trình bài giảng:
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Vật sống và vật không sống có những đặc điểm gì khác nhau?
Vật sống: Lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản.
Vật không sống: Không lấy thức ăn, không lớn lên, không sinh sản.
Đặc điểm chung của cơ thể sống là gì?
- Có sự trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết và lọai bỏ các chất thảy ra ngoài)
- Lớn lên và sinh sản.
3. Bài mới:
A. Mở bài:
Bài trước chúng ta đã biết “Đặc điểm của cơ thể sống”. Cơ thể sống bao gồm: động vật, thực vật, con người,….à Sinh vật trong tự nhiên. Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu nhiệm vụ của các sinh vật đó.
“Nhiệm vụ của sinh vật học”
B. Phát triển bài:
Hoạt Động Giáo Viên
Hoạt Động Học Sinh
Nội dung
*HĐ1: Sinh vật trong tự nhiên.
MT: Tìm hiểu sự đa dạng của sinh vật trong tự nhiên.
TH: Giáo viên yêu cầu:
- Lấy vở bài tập điền vào các cột mục “sự đa dạng của thế giới sinh vật”
- Tương tự cho các sinh vật khác.
- Xác định các nhóm sinh vật chính.
- Nhìn lại bảng xếp riêng ví dụ nào
thuộc thực vật, động vật.
- Em biết chúng thuộc nhóm nào của sinh vật? =>Nhận xét, kết luận.
TK: - Thế giới sinh vật rất đa dạng và phong phú.
- Sinh vật trong tự nhiên chia thành 4 nhóm: Vi khuẩn, nấm, thực vật, đông vật.
*HĐ2: Nhiệm vụ của sinh học.
MT: Tìm hiểu nhiệm vụ của sinh học.
TH: GV giới thiệu nhiệm vụ chủ yếu của sinh học.
- Nhiệm vụ của sinh học là gì?
- Đọc ¨ 2/8 SGK.
- Giới thiệu các bộ môn sinh học:
+ Thực vật.
+ Động vật.
+ Giải phẩu sinh lý người.
TK:Kết luận trong khung trang 9.
- Điền vào vở bài tập.
- Nhóm 1: trình bày.
- Nhóm 2: Nhận xét
- Nhóm 3, 4, 5: tiếp tục cho các nhóm sinh vật khác.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh đọc thông tin ¨2/8.
I. Sinh vật trong tự nhiên:
a. Sự đa dạng của thế giới sinh vật:
Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng.
b. Các nhóm sinh vật trong tự nhiên:
- Gồm 4 nhóm chính: vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật.
- Chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có quan hệ mật thiết với nhau và với con người.
II. Nhiệm vụ của sinh học:
- Nghiên cứu hình thái, cấu tạo, đời sống cũng như sự đa dạng của sinh vật nói chung và thực vật nói riêng để sử dụng hợp lý.
- Phát triển và bảo vệ chúng phục vụ đời sống con người.
4. Củng cố:
a/ Kể tên một số sinh vật sống trên cạn, dưới nước và ở cơ thể người?
b/ Nhiệm vụ của sinh học là gì?
5. Dặn dò:
- Học bài.
- Chuẩn bị bài: “Đặc điểm chung của thực vật”
V. Rút kinh nghiệm:
TUẦN 1 NS:
TIẾT 2 ND:
ĐẠI CƯƠNG VỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT
Bài 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
---o-O-o---
I. Mục tiêu:
Nêu được đặc điểm chung của thực vật.
Tìm hiểu sự đa dạng, phong phú của thực vật.
Thể hiện lòng yêu thiên nhiên, thực vật bằng hành động bảo vệ thực vật.
II. Phương pháp:
Đàm thoại + quan sát.
III. Phương tiện:
- Tranh vài hình ảnh về vai trò của thực vật, động vật đối với đời sống con người.
- Tranh: H3.1; H3.2; H3.3; H3.4 SGK/10.
IV. Tiến trình bài giảng:
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Kể tên một số sinh vật sống trên cạn, dưới nước và ở cơ thể người?
Trên cạn: Con mèo, con gà, ...
Dưới nước: Con cá, tảo, ...
Cơ thể người: Vi khuẩn, nấm, ...
Nhiệm vụ của sinh học là gì?
- Nghiên cứu hình thái, cấu tạo, đời sống cũng như sự đa dạng của sinh vật nói chung và thực vật nói riêng để sử dụng hợp lý.
- Phát triển và bảo vệ chúng phục vụ đời sống con người.
3. Bài mới:
A. Mở bài:
Bài trước mình đã biết nhóm thực vật rất phong phú và đa dạng. Vậy đặc điểm chung của thực vật là gì? à ta cùng nhau nghiên cứu.
“Đặc điểm chung của thực vật”
B. Phát triển bài:
Hoạt Động Giáo Viên
Hoạt Động HS
Nội dung
*HĐ1: Sự đa dạng và phong phú của thực vật.
MT: Thấy được sự đa dạng và phong phú của thực vật.
TH:
- Treo H3.1; H3.2; H3.3; H3.4 SGk/10 hoặc tranh, hình do tự các em sưu tầm.
- Yêu cầu thảo luận theo câu hỏi SGK/11.
- GV nhận xét.
- Đọc thông tin ¨1/11.
TK: Thực vật trong thiên nhiên rất đa dạng và phong phú.
*HĐ2: Đặc điểm chung của thực vật.
MT: Nắm được đặc điểm chung cơ bản của thực vật.
TH: Giáo viên yêu cầu:
- Làm vào vở chuẩn bị (bài tập)
- Nhận xét hiện tượng trong SGK/11
=> Đặc điểm chung của thực vật
- Nuôi mèo có cho ăn? Cây trồng có cho ăn khác mèo?
- Đánh chóà chó chạy; cây trồngà không.
- Trồng cây vào chậu, đặt ở cửa sổ. Sau một thời gian ngọn cây mới mọc cong về phía có ánh sáng.
- Yêu cầu đọc thông tin o2/11.
TK: Đặc điểm chung của thực vật.
- Quan sát tranh.
- Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Kết luận.
- Đọc thông tin ¨1/11.
- Làm vào vở bài tập.
- Nhận xét:
+ Động vật có khả năng di chuyển, thực vật không.
+ Thực vật phản ứng chậm với các kích thích của môi trường.
- Đọc thông tin o2/11.
I. Sự đa dạng và phong phú của thực vật:
Thực vật trong thiên nhiên rất đa dạng và phong phú.
II. Đặc điểm chung của thực vật:
- Tự tổng hợp được chất hữu cơ.
- Phần lớn không có khả năng di chuyển.
- Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
4. Cuûng coá:
a/ Thực vật sống ở những nơi nào trên trái đất?
b/ Đặc điểm chung của thực vật là gì?
5. Daën doø:
- Học bài.
- Hoàn thành vở bài tập
- Chuẩn bị bài: “Có phải tất cả thực vật đều có hoa?”
V. Rút kinh nghiệm:
Ký duyÖt
TUẦN 2 NS:
TIẾT 3 ND:
Bài 4: CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA?
------------------------
I. Mục tiêu:
Biết quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và không hoa dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản.
Phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm.
Có ý thức bảo vệ thực vật.
II. Phương pháp:
Quan sát + vấn đáp.
III. Kiểm tra bài cũ:
Đặc điểm chung của thực vật là gì?
=> - Tự tổng hợp được chất hữu cơ.
- Phần lớn không có khả năng di chuyển.
- Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
Thực vật ở nước ta rất phong phú nhưng vì sao chúng ta còn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chúng?
=>Vì: - Dân số tăng, nhu cầu về lương thực tăng.
- Tình trạng khai thác rừng bừa bãi làm giảm diện tích rừng, nhiều thực vật quí hiếm bị cạn kiệt.
- Có vai trò trong cuộc sống.
IV. Phương tiện:
Giáo viên: tranh H4.1; H4.2 SGK/13,14
Học sinh: vài mẫu cây xanh có hoa.
V. Tiến trình bài giảng:
A. Mở bài:
Nhắc lại đặc điểm chung của thực vật à tuy chúng có đặc điểm chung như thế nhưng nếu quan sát kĩ các em sẽ nhận ra sự khác nhau giữa chúng. Vậy khác nhau như thế nào? Có phải tất cả thực vật đều có hoa không? à cùng nhau nghiên cứu
“Tất cả thực vật đều có hoa”
B. Phát triển bài
Hoạt Động Giáo Viên
Hoạt Động Học Sinh
Nội dung
- Đọc bảng cạnh H4.1 và đối chiếu hình.
- Thảo luận mẫu vật mang theo: xác định cơ quan sinh dưỡng và sinh sản.
Bài tập:
- Rễ, thân, lá là:………
- Hoa, quả, hạt là:………
- Chức năng chủ yếu của cơ quan sinh dưỡng là:………
- Chức năng chủ yếu của cơ quan sinh sản là:………
*Hoạt động 1: Phân biệt cây có hoa và cây không hoa:
- Kẻ bảng, xem H4.2 điền vào bảng.
- Các nhóm để vật mẫu lên bàn và chia chúng làm 2 nhóm: cây có hoa và không hoa.
- Cử đại diện giới thiệu mẫu của mình.
- Giáo viên: nhận xét, bổ sung bằng tranh ảnh, vật mẫu thật
- Đọc thông tin o SGK/13.
=> Tiểu kết:
Cơ thể thực vật có hoa gồm 2 lọai cơ quan….
Làm bài tập s/14 (viết bảng)
*Hoạt động 2: Phân biệt cây một năm và cây lâu năm:
- Kể tên những cây có vòng đời kết thúc trong 1 năm.
- Kể tên những cây sống lâu năm, trong vòng đời có nhiều lần ra hoa, kết quả à cây 1 năm là cây như thế nào? Cây lâu năm là cây như thế nào?
==> Nhận xét à tiểu kết.
- Đọc bảng cạnh H4.1 xem H4.1
- Thảo luận – nhận xét.
- Làm nhanh trong vở bài tập.
- Kẻ bảng và điền vào bảng trong vở bài tập.
- Chia mẫu thành 2 nhóm cây có hoa và không hoa.
- Đại diện nhóm giới thiệu mẫu.
- Đọc thông tin o/13.
- Làm bài tập s/14.
* Làm việc theo nhóm:
- Kể tên cây 1 năm.
- Kể tên cây nhiều năm.
- Trả lời câu hỏi cây 1 năm và cây lâu năm.
I. Thực vật có hoa và thực vật không hoa:
- Thực vật có hoa là thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt.
- Thực vật không có hoa là thực vật mà cơ quan sinh sản không là hoa, quả, hạt.
- Cơ thể thực vật có hoa gồm 2 lọai cơ quan:
+ Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá. Chức năng nuôi dưỡng cây.
+ Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt.
Chức năng: sinh sản, duy trì và phát triển nòi giống.
II. Cây 1 năm và cây lâu năm:
- Cây 1 năm: Chỉ ra hoa và tạo quả 1 lần trong đời sống (lúa, ngô, đậu)
- Cây lâu năm: Ra hoa và tạo quả nhiều lần trong đời sống (nhãn, xoài)
VI. Hướng dẫn học ở nhà:
1. Củng cố:
a/ Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không hoa?
b/ Kể tên một vài cây có hoa, một vài cây không hoa?
2. Dặn dò:
- Hoàn thành vở bài tập.
- Chuẩn bị bài: “Kính lúp – kính hiển vi và cách sử dụng”
VII. Rút kinh nghiệm:
TUẦN 2 NS:
TIẾT 4 ND:
Chương I: TẾ BÀO THỰC VẬT
Bài 5:
KÍNH LÚP – KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG
------------------------
I. Mục tiêu:
Nhận biết được các bộ phận của kính lúp, kính hiển vi.
Biết được cách sử dụng kính lúp nhờ các bước sử dụng kính hiển vi.
Có ý thức giữ gìn và bảo vệ kính lúp và kính hiển vi khi sử dụng.
II. Phương pháp:
Thực hiện thí nghiệm, quan sát.
III. Phương tiện:
Giáo viên: kính lúp, kính hiển vi. Tranh H5.1; H5.3 SGK
Học sinh: cây nhỏ (cả cây); bộ phận: cành, lá, hoa.
IV. Kiểm tra bài cũ:
Hãy đánh dấu x vào ô vuông câu trả lời đúng nhất:
¨Xoài, rau bợ, đậu, hoa hồng.
o Bưởi, ớt, dương xỉ, cải.
ý Táo, mít, cà chua, điều.
o Dừa, hành, thông, rêu.
Toàn cây có hoa?
o Xoài, bưởi, đậu, lạc.
ý Lúa, ngô, hành, bí xanh.
o Táo, mít, đậu xanh, đào.
o Su hào, cải, cà chua, táo.
Toàn cây 1 năm
V. Tiến trình bài giảng:
A. Mở bài: đã học thực vật có hoa và thực vật không hoa, hoa gồm có cấu tạo khá phức tạp: nào nhị, nhụy, đế, đài, cuống, tràng. Lá gồm: gân lá, phiến lá, lỗ khí. Để nhìn rõ các bộ phận của thực vật thì bài học hôm nay sẽ giới thiệu
“ Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng”
B. Phát triển bài:
Hoạt Động Giáo Viên
Hoạt Động Học Sinh
Nội dung
*Hoạt động 1: Tìm hiểu công dụng kính lúp và kính hiển vi:
- Đọc thông tin o1 SGK/17
- Xác định các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi.
- Kính lúp và kính hiển vi được sử dụng để làm gì?
- Kính hiển vi giống và khác kính lúp ở điểm nào?
=> tiểu kết.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng kính hiển vi và kính lúp:
* Dùng kính lúp quan sát các bộ phận cây xanh.
- Đặt cây lên bàn à hướng dẫn sử dụng (quan sát theo nhóm)
* Đặt kính hiển vi lên bàn từng nhóm => quan sát kính hiển vi.
- Đọc thông tin o2 SGK/18.
- Kính hiển vi gồm mấy phần? (lên bảng chỉ) kể ra?
- Bộ phận nào của kính hiển vi là quan trọng nhất? Vì sao?
- Đọc thông tin o3 SGK/19
=> Tiểu kết.
- Đọc thông tin o SGK/17.
- Cầm kính lên xác định các bộ phận của kính.
- Trả lời.
- Đặt cây lên bàn à các nhóm liên tiếp quan sát.
- Quan sát kính hiển vi.
- Đọc thông tin o2 SGK/18.
- 3 phần (lên bảng chỉ)
- Trả lời .
- Đọc thông tin.
I. Công dụng kính lúp và kính hiển vi:
- Kính lúp và kính hiển vi dùng để quan sát những vật nhỏ bé.
- Kính hiển vi giúp ta nhìn được những gì mắt thường không nhìn thấy được.
II. Cách sử dụng kính lúp:
Để mặt kính sát vật mẫu, từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật.
III. Cách sử dụng kính hiển vi:
- Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
- Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng.
- Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.
VI. Hướng dẫn học ở nhà:
a. Củng cố:
Trả lời câu hỏi SGK/19.
Đọc bài “em có biết”
Giáo viên nhận xét bài đọc.
b. Dặn dò:
Chuẩn bị tiết thực hành:
Mỗi nhóm mang củ hành tây, quả cà chua.
DUYỆT CỦA TT
Giẻ lau.
VII. Rút kinh nghiệm:
TUẦN 3 NS:
TIẾT 5 ND:
Bài 6: QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT
---------------------
I. Mục tiêu:
Chuẩn bị được một tiêu bản tế bào thực vật (tế bào vảy hành hoặc tế bào thịt quả cà chua)
Có kỹ năng sử dụng kính hiển vi
Có kỹ năng vẽ hình đã quan sát.
II. Phương pháp:
Quan sát và thực hiện thí nghiệm
III. Phương tiện:
Tranh:
+ Củ hành và tế bào vảy hành
+ Quả cà chua chín và tế bào thịt quả cà chua
+ Thuốc nhuộm xanh metylen
Vật mẫu: củ hành + cà chua chín
IV. Kiểm tra bài cũ:
1/ Hãy nêu cấu tạo kính lúp và cách sử dụng?
=> - Cấu tạo: Gồm tay cầm ( bằng nhựa hoặc bằng kim loại) và kính lồi 2 mặt.
- Cách sử dụng: Để mặt kính sát vật mẫu, từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật.
2/ Hãy nêu cấu tạo kính hiển vi và cách sử dụng?
=> - Cấu tạo: Gồm chân kính, thân kính và bàn kính.
- Cách sử dụng:+ Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính
+ Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng.
+ Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.
V. Tiến trình bài giảng:
A. Mở bài:
Bài trước chúng ta đã học về cấu tạo và cách sử dụng của kính lúp và kính hiển vi rồi. Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục quan sát tế bào thực vật trên kính hiển vi.
“Quan sát tế bào thực vật”
B. Phát triển bài:
Hoạt Động Giáo Viên
Hoạt Động HS
Nội dung
- Nhắc lại các bước sử dụng kính hiển vi.
*Hoạt động 1: Quan sát tế bào dưới kính hiển vi:
- Chia 2 nhóm quan sát tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi.
- 2 nhóm quan sát tế bào thịt quả cà chua chín dưới kính hiển vi.
- Giáo viên làm mẫu cả lớp quan sát.
- Đọc cách tiến hành thí nghiệm trong SGK.
=> Nhận xét, giải đáp thắc mắc.
*Hoạt động 2: Vẽ hình đã quan sát được, chú thích hình vẽ:
- Treo tranh và giới thiệu:
+ Củ hành và tế bào biểu bì vảy hành.
+ Quả cà chua và tế bào thịt quả cà chua.
- Quan sát tranh, đối chiếu tiêu bản. Chủ yếu quan sát vách, nhân và màng sinh chất của tế bào.
- Quan sát tế bào và vẽ hình.
=> Tổng kết.
- Đánh giá kết quả bài thực hành.
- Cho điểm bài thực hành theo nhóm.
- Vệ sinh, lau chùi kính, cho kính vào hộp.
- Thu gom rác, lau chùi bàn ghế à chuẩn bị tiết học sau.
- Nhắc lại kiến thức cũ.
- Nhóm 1+2: quan sát tế bào biểu bì vảy hành.
- Nhóm 3+4: quan sát tế bào thịt quả cà chua.
- Theo dõi.
- Quan sát tranh, đối chiếu với tiêu bản quan sát được dưới kính hiển vi để phân biệt các bộ phận của tế bào.
- Vẽ hình đã quan sát được vào vở bài tập.
- Lau chùi kính, cho kính và cho vào hộp bảo quản kính.
I. Quan sát tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi:
H6.2 Tế bào biểu bì vảy hành.
II. Quan sát tế bào thịt quả cà chua chín:
H6.3 Tế bào thịt quả cà chua.
VI. Hướng dẫn học ở nhà:
Củng cố:
Nhắc lại các bước tiến hành làm tiêu bản hiển vi tế bào thực vật?
Dặn dò:
Hoàn thành hình vẽ.
Chuẩn bị bài: “Cấu tạo tế bào thực vật”
VII. Rút kinh nghiệm:
TUẦN 3 NS:
TIẾT 6 ND:
Bài 7: CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT
-----------------
I. Mục tiêu:
Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào.
Những thành phần chủ yếu của tế bào thực vật.
Khái niệm về mô.
II. Phương pháp:
Quan sát + đàm thoại.
III. Phương tiện:
Tranh H7.1; H7.2; H7.3; H7.4; H7.5 SGK/23,24
Sưu tầm tranh ảnh về hình dạng các loại tế bào thực vật và kích thước của chúng.
IV. Kiểm tra bài cũ:
Nhận xét bài thực hành.
V. Tiến trình bài giảng:
A. Mở bài:
Nhà bác học người Anh Rôbơc Huc (Robert Hook) tiến hành nghiên cứu cấu tạo tế bào thông qua kính hiển vi à Xác định thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào. Vậy tế bào thực vật ra sao thì bài học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu:
“ Cấu tạo tế bào thực vật”
B. Phát triển bài:
Hoạt Động Giáo Viên
Hoạt Động HS
Nội dung
- Nhà bác học Robert Hook đã xác định “Thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào”
*Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng và kích thước của tế bào.
- Quan sát H7.1; H7.2; H7.3 và tranh đã sưu tầm.Tự nghiên cứu thông tin trong SGK trả lời:
+ Tìm điểm giống nhau cơ bản trong cấu tạo của rễ, thân, lá?
+ Nhận xét hình dạng tế bào thực vật?
+ Nhận xét kích thước của lọai tế bào?
=> Tiểu kết: Các cơ quan thực vật (rễ, thân, lá, hoa, quả) đều cấu tạo bởi các tế bào. Các tế bào có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau.
*Hoạt động 2: tìm hiểu các bộ phận tế bào thực vật.
- Xem H7.4, đọc thông tin o2 SGK/24.
- Treo tranh à chỉ các bộ phận và nêu chức năng.
- GV nhận xét, sửa chữa.
=> tiểu kết.
*Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm mô.
- Yêu cầu quan sát H7.5, nghiên cứu thông tin.
- Nhận xét: Cấu tạo, hình dạng các tế bào của cùng một loại mô, các loại mô khác nhau?
- Mô là gì?
=> tiểu kết.
- Các nhóm quan sát tranh, nghiên cứu thông tin:
+ Nhóm 1+2: trả lời
+ Nhóm 3+4: trả lời
+ Nhóm 5+6: trả lời
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Xem H7.4, đọc thông tin o2.
- Chỉ các bộ phận trên tranh và nêu chức năng.
- Tiếp thu kiến thức.
- Xem tranh 7.5, đọc thông tin SGK.
- Nhận xét (từng nhóm)
à khái niệm mô?
*Mọi cơ quan thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào.
I. Hình dạng và kích thước của tế bào:
Tế bào thực vật có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau.
II. Cấu tạo tế bào: gồm:
- Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
- Màng sinh chất: bao bọc chất tế bào.
- Chất tế bào: nơi diễn ra các hoạt động sống.
- Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
- Một số thành phần khác: không bào, lục lạp (ở tế bào thịt lá).
III. Mô:
Là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.
VI. Hướng dẫn học ở nhà:
Củng cố:
Trò chơi giải ô chữ SGK/26.
Dặn dò:
- Vẽ H7.4 trong SGK/24.
- Hoàn thành vở bài tập.
- Chuẩn bị bài: “Sự lớn lên và phân chia của tế bào”
VII. Rút kinh nghiệm:
DUYỆT CỦA TT
TUẦN 4 NS:
TIẾT 7 ND:
Bài 8: SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO
---------------------
I. Mục tiêu bài học:
Biết được tế bào lớn lên và phân chia như thế nào?
Hiểu ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào ở thực vật chỉ có những tế bào mô phân sinh mới có khả năng phân chia.
II. Phương pháp:
Đàm thọai + quan sát.
III. Phương tiện:
Học sinh: ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây xanh.
Giáo viên: tranh H8.1; H8.2 SGK/27.
IV.Kiểm tra bài cũ:
1. Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào?
=>- Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
- Màng sinh chất: bao bọc chất tế bào.
- Chất tế bào: nơi diễn ra các hoạt động sống.
- Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
- Một số thành phần khác: không bào, lục lạp (ở tế bào thịt lá)
2. Mô là gì? Kể tên một số loại mô thực vật?
=>- Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.
- Tên một số loại mô: Mô phân sinh ngọn, mô mềm, mô nâng đỡ.
V. Tiến trình bài giảng:
A. Mở bài: đã biết thực vật được cấu tạo bởi các tế bào như ngôi nhà được xây dựng bởi các viên gạch. Nhưng các ngôi nhà không tự lớn lên mà thực vật lại lớn lên được. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu:
“Sự lớn lên và phân chia của tế bào”
B. Phát triển bài:
Cơ thể thực vật lớn lên do tăng số lượng tế bào qua quá trình phân chia và tăng kích thước của từng tế bào do sự lớn lên của tế bào.
Hoạt Động Giáo Vên
Hoạt Động Học Sinh
Nội dung
*Hoạt động 1: Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào.
- Treo H8.1, đọc thông tin o1 SGK/27.
- Trả lời: (trả lời trong SGV)
Tế bào lớn lên như thế nào?
Nhờ đâu tế bào lớn lên được?
- GV: Nhận xét, bổ sung.
=> Tiểu kết: Nhờ quá trình trao đổi chất, tế bào lớn dần lên.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân chia của tế bào.
- Treo H8.2, đọc thông tin o2 SGK/28.
- Mối quan hệ giữa sự lớn lên và phân chia của tế bào (ở mô phân sinh)
- Thảo luận: trả lời theo SGK/36
a. Tế bào phân chia như thế nào?
b. Tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia?
c. Cơ quan của thực vật như: rễ, thân, lá lớn lên như thế nào?
- Thế nào là sự phân bào?
- Quá trình phân bào diễn ra như thế nào?
- Tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia?
- Tế bào lớn lên và phân chia để làm gì?
=> Tiểu kết.
- Xem H8.1, đọc thông tin o1 SGK.
- Nhóm 1+2: trả lời câu a.
- Nhóm 3+4: trả lời câu b.
- Tiếp thu thông tin.
- Xem H8.2, đọc thông tin o2 SGK/28.
- Tiếp thu kiến thức.
- Nhóm 1: trả lời câu a
- Nhóm 2: trả lời câu b
- Nhóm 3: trả lời câu c
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
I. Sự lớn lên của tế bào:
Tế bào được sinh ra rồi lớn lên tới một kích thước nhất định
à tế bào trưởng thành.
II. Sự phân chia tế bào:
- Tế bào trưởng thành chia thành 2 tế bào con: Sự phân bào.
- Quá trình phân bào: Đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia.
- Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển.
VI. Hướng dẫn học ở nhà:
Củng cố: (Phiếu học tập)
- Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia?
- Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật? (làm cho thực vật lớn lên cả chiều cao và chiều ngang)
Dặn dò:
- Vẽ sơ đồ sự lớn lên của tế bào.
- Vẽ sơ đồ sự phân chia tế bào.
- Chuẩn bị bài: “Các loại rễ, các miền của rễ”
VII. Rút kinh nghiệm:
TUẦN 4 NS:
TIẾT 8 ND:
Chương II: RỄ
Bài 9: C ÁC LO ẠI RỄ - CÁC MIỀN CỦA RỄ
------------------------
I. Mục tiêu:
Làm cho học sinh nắm rõ các loại rễ: rễ cọc và rễ chùm.
Phân biệt được cấu tạo và chức năng của các miền của rễ.
II. Phương pháp:
Quan sát + đàm thoại.
III. Phương tiện:
Tranh H9.1; H9.2
Vật mẫu: rễ lúa, hành, đậu, bưởi.
IV. Kiểm tra bài cũ:
Quá trình phân bào diễn ra như thế nào?
=> Đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
Sự lớn lên và phân chia có ý nghĩa gì đối với thực vật?
=> Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển.
V. Tiến trình bài giảng:
A. Mở bài: bài trước “Sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp cây sinh trưởng và phát triển” cây sinh trưởng và phát triển ở các bộ phận: rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt,…Đầu tiên tìm hiểu “Rễ”
- Cây có rễ để làm gì? (mọc được trên đất) rễ hút nước và muối khoán
File đính kèm:
- sinh hoc 7.doc