Giáo án Sinh học 7 bài 42: Cấu tạo trong của chim bồ câu

BÀI 42: CẤU TẠO TRONG CỦA CHIM BỒ CÂU

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Học sinh biết được hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng, thần kinh thích nghi với đời sống bay.

- Nêu được điểm sai khác trong cấu tạo của chim bồ câu so với thằn lằn, từ đó tìm ra đặc điểm tiến hóa hơn.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát tranh, kỹ năng so sánh.

- Rèn kỹ năng phân tích, thảo luận nhóm để mô tả chi tiết cấu tạo trong của chim bồ câu.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.

1. Giáo viên:

- Tranh cấu tạo trong của chim bồ câu.

- Mô hình chim bồ câu.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 10115 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 bài 42: Cấu tạo trong của chim bồ câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Ngày soạn: 17/01/2014 Tiết 44 Ngày dạy: 21/01/2014 BÀI 42: CẤU TẠO TRONG CỦA CHIM BỒ CÂU I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - Học sinh biết được hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng, thần kinh thích nghi với đời sống bay. - Nêu được điểm sai khác trong cấu tạo của chim bồ câu so với thằn lằn, từ đó tìm ra đặc điểm tiến hóa hơn. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát tranh, kỹ năng so sánh. - Rèn kỹ năng phân tích, thảo luận nhóm để mô tả chi tiết cấu tạo trong của chim bồ câu. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC. 1. Giáo viên: - Tranh cấu tạo trong của chim bồ câu. - Mô hình chim bồ câu. 2. Học sinh: - Đọc bài trước ở nhà. - Tìm hiểu về chim bồ câu. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 7A1…………............................................… 7A2…………........................................…… 7A3……………........................................… 7A4…………........................................…… 7A5............................................................... 7A6................................................................ 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu các đặc điểm của chim thích nghi với đời sống bay? 3. Hoạt động dạy - học: Mở bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu các cơ quan dinh dưỡng HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Tiêu hóa: - GV cho HS nhắc lại các bộ phận của hệ tiêu hoá ở chim. - GV cho HS thảo luận và trả lời: + Hệ tiêu hoá của chim hoàn chỉnh hơn bò sát ở những điểm nào? + Vì sao chim có tốc độ tiêu hoá cao hơn bò sát? - Lưu ý HS: HS không giải thích được thì GV phải giải thích do có tuyến tiêu hoá lớn, dạ dày cơ quan nghiền thức ăn, dạ dày tuyến tiết dịch. - GV chốt lại kiến thức. 2/ Tuần hoàn: - GV cho HS thảo luận: + Tim của chim có gì khác tim bò sát? + ý nghĩa sự khác nhau đó? - GV treo sơ đồ hệ tuần hoàn câm " gọi 1 HS lên xác định các ngăn tim. - Gọi 1 HS trình bày sự tuần hoàn máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn. 3/ Hô hấp: - GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình 43.2 SGK " thảo luận và trả lời: + So sánh hô hấp của chim với bò sát? + Vai trò của túi khí? + Bề mặt trao đổi khí rộng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống bay lượn của chim? 4/ Bài tiết và sinh dục: - GV yêu cầu HS thảo luận: + Nêu đặc điểm hệ bài tiết và hệ sinh dục của chim? + Những đặc điểm nào thể hiện sự thích nghi với đời sống bay? - GV chốt lại kiến thức. - 1 HS nhắc lại các bộ phận của hệ tiêu hoá đã quan sát được ở bài thực hành. - HS thảo luận " nêu được: + Thực quản có diều. + Dạ dày: dạ dày tuyến, dạ dày cơ " tốc độ tiêu hoá cao. - 1-2 HS phát biểu, lớp bổ sung. - HS đọc thông tin SGK trang 141, quan sát hình 43.1 và nêu điểm khác nhau của tim chim so với bò sát: + Tim 4 ngăn, chia 2 nửa. + Nửa trái chứa máu đỏ tươi " đi nuôi cơ thể, nửa phải chứa máu đỏ thẫm. + ý nghĩa: Máu nuôi cơ thể giàu oxi " sự trao đổi chất mạnh. - HS lên trình bày trên tranh " lớp nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận và nêu được: + Phổi chim có nhiều ống khí thông với hệ thống túi khí. + Sự thông khí do sự co giãn túi khí (khi bay), sự thay đổi thể tích lồng ngực (khi đậu). + Túi khí: giảm khối lượng riêng, giảm ma sát giữa các nội quan khi bay. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS đọc thông tin " thảo luận và nêu được các đặc điểm thích nghi với đời sống bay: + Không có bóng đái " nước tiểu đặc, thải ra ngoài cùng phân. + Chim mái chỉ có 1 buồng trứng và ống dẫn tr ứng trái phát triển. - Đại diện nhóm trình bày,c ác nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Tiểu kết: 1. Tiêu hóa: - Ống tiêu hoá phân hoá, chuyên hoá với chức năng. - Tốc độ tiêu hoá cao. 2. Tuần hoàn: - Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. - Máu nuôi cơ thể giàu oxi (máu đỏ tươi). 3. Hô hấp: - Phổi có mạng ống khí - 1 số ống khí thông với túi khí " bề mặt trao đổi khí rộng. - Trao đổi khí: + Khi bay – do túi khí + Khi đậu – do phổi 4. Bài tiết và sinh dục: - Bài tiết: + Thận sau + Không có bóng đái + Nước tiểu thải ra ngoài cùng phân - Sinh dục: + Con đực: 1 đôi tinh hoàn + Con cái: buồng trứng trái phát triển + Thụ tinh trong. Hoạt động 2: Thần kinh và giác quan. - GV yêu cầu HS quan sát mô hình não chim, đối chiếu hình 43.4 SGK, nhận biết các bộ phận của não trên mô hình. + So sánh bộ não chim với bò sát? - GV chốt lại kiến thức. - HS quan sát mô hình, đọc chú thích hình 43.4 SGK và xác định các bộ phận của não. - 1 HS lên chỉ trên mô hình, lớp nhận xét, bổ sung. * Tiểu kết: - Bộ não phát triển + Não trước lớn. + Tiểu não có nhiều nếp nhăn. + Não giữa có 2 thuỳ thị giác. - Giác quan: + Mắt tinh có mí thứ ba mỏng + Tai: có ống tai ngoài. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ. 1. Cũng cố: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Trình bày đặc điểm hô hấp của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay? + Hoàn thành bảng so sánh cấu tạo trong của chim bồ câu với thằn lằn. 2. Dặn dò: - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Chuẩn bị trước bài thực hành. V. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………….

File đính kèm:

  • docSINH 7TUAN 23TIET 44.doc