Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 9: Đa dạng ngành ruột khoang (Bản hay)

I/Mục tiêu:

1.Kiến thức:

 Hiểu được ruột khoang chủ yếu sống ở biển, đa dạng về loài,phong phú về số lượng cá thể ở biển

Nhận biết được cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống bợi lội tự do ở biển.

Giải thích được cấu tạo của hải quỳ và san hô thích nghi với lối sống bám ở biển.

2Kỹ năng:

 Rèn luyện kỹ năng quan sát , so sánh , tổng hợp – kỹ năng hoạt động nhóm.

3.Thái độ:

 Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

II/Đồ dùng dạy học:

Tranh:

 Cấu tạo thủy tức – Thủy tức bắt mồi, thủy tức di chuyển và sinh sản.

 Cấu tạo tế bào của thủy tức, sứa, san hô, hải quỳ.

Vật thật:

 San hô – sứa – hải quỳ – các bảng trong vởi bài tập sinh 7.

III/Hoạt động dạy học:

*Kiểm tra:

 1.Trình bày hình dạng , cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản của thủy tức?

2. Thủy tức có cấu tạo trong như thế nào?Mô tả cách di chuyển của thủy tức?

*Bài mới:

Giới thiệu bài mới: Biển là cái nôi của ruột khoang với khoảng 10 nghìn loài. Ruột khoang phân bố hầu hết các vùng biển trên thế giới trừ một số nhỏ sống ở nước ngọt như thủy tức đơn độc. Các đại diện ruột khoang thường gặp là sứa hải quỳ và san hô.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 9: Đa dạng ngành ruột khoang (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5(từ 21/09/2009 đến 26/09/2009) Tiết 9: Ngày soạn: 22/09/2009) ĐA DẠNG NGÀNH RUỘT KHOANG. I/Mục tiêu: 1.Kiến thức: Hiểu được ruột khoang chủ yếu sống ở biển, đa dạng về loài,phong phú về số lượng cá thể ở biển Nhận biết được cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống bợi lội tự do ở biển. Giải thích được cấu tạo của hải quỳ và san hô thích nghi với lối sống bám ở biển. 2Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát , so sánh , tổng hợp – kỹ năng hoạt động nhóm. 3.Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn. II/Đồ dùng dạy học: Tranh: Cấu tạo thủy tức – Thủy tức bắt mồi, thủy tức di chuyển và sinh sản. Cấu tạo tế bào của thủy tức, sứa, san hô, hải quỳ. Vật thật: San hô – sứa – hải quỳ – các bảng trong vởi bài tập sinh 7. III/Hoạt động dạy học: *Kiểm tra: 1.Trình bày hình dạng , cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản của thủy tức? 2. Thủy tức có cấu tạo trong như thế nào?Mô tả cách di chuyển của thủy tức? *Bài mới: Giới thiệu bài mới: Biển là cái nôi của ruột khoang với khoảng 10 nghìn loài. Ruột khoang phân bố hầu hết các vùng biển trên thế giới trừ một số nhỏ sống ở nước ngọt như thủy tức đơn độc. Các đại diện ruột khoang thường gặp là sứa hải quỳ và san hô. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA SỨA. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HS NỘI DUNG GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu hình 9.1, đọc nội dung sgk rút ra đặc điểm so sánh với thủy tức – hoàn thành phiếu so sánh đặc điểm của sứa với thủy tức trang 33 sgk Giáo viên treo bảng so sánh lên bảng gọi học sinh điền vào bảng. Hỏi: Đặc điểm thích nghi với đời sống bơi lội tự do của sứa là gì? GV bổ sung – thông báo kiến thức đúng. Cá nhân theo dõi nội dung ghi trong bảng – nghiên cứu sgk trao đổi nhóm. Đại diện nhóm lên bảng ghi kết quả từng nội dung. Các nhóm theo dõi bổ sung.tự ghi vào vở nội dung đúng. Rút ra kết luận. Kết luận 1: Sứa: Cơ thể hình dù,tầng keo dày,khoang tiêu hoá thu hẹp thông với miệng ở dưới. Di chuyển bằng cách co bóp dù đẩy nước qua lỗ miệng tiến về phía ngược lại. Tự vệ bằng tế bào gai ở tua miệng. Aên động vật - bắt mồi bằng tua miệng. HOẠT ĐỘNG 2: CẤU TẠO CỦA HẢI QUỲ VÀ SAN HÔ. Hướng dẫn học sinh quan sát hình 9.2 ;9.3 đọc nội dung sgk trang 34 , hoàn thành bảng. So sánh san hô với sứa. Gv treo bảng so sánh – hs lên điền vào bảng. Hỏi: Hải quỳ có đặc điểm gì thích nghi với đời sống bám? San hô cũng sống bám nhưng có cấu tạo như thế nào thích nghi với đời sống tập đoàn? Hs quan sát hình 9.2sgk.đọc thông tin. suy nghĩ – đại diện nhóm phát biểu ý kiến -> Học sinh bổ sung. Hs tiếp tục quan sát hình 9.3 sgk.đọc thông tin thống nhất câu trả lời. Đại diện nhóm phát biểu.các nhóm bổ sung. Rút ra kết luận. Cá nhân nghiên cứu sgk trao đổi nhóm, cử đại diện nhóm lên bảng điền kiến thức vào bảng. Các nhóm theo dõi bổ sung. Học sinh tự sửa sai. Kết luận 2: 1.Hải quỳ: Cơ thể hình trụ dài 3 – 5cm. Sống bám ở bờ đá. Aên động vật nhỏ, có màu sắc sặc sở, có nhiều tua miệng mọc đối xứng nhau. 2.San hô: Sống bám – cơ thể hình trụ gắn với nhau tạo nên tập đoàn hình khối hay hình cành cây màu sắc sặc sở. Sinh sản bằng cách mọc chồi. Cơ thể con dính với cơ thể mẹ tạo nên tập đoàn có khoang ruột thông với nhau. Kết luận chung: Gọi học sinh đọc kết luận SGK. IV/Kiểm tra – Đánh giá: Điền tên động vật (NGÀNH RUỘT KHOANG) vào bảng sau: Đặc điểm Đại diện Cơ thể đơn bào Cơ thể đa bào Đối xứng tỏa tròn Không đối xứng Cơ thể hình dù Sống dị dưỡng Sống tự dưỡng V/Dặn dò: Học thuộc bài theo nội dung đã ghi. Vẽ hình 9-1,9-2,9-3 sgk Làm các bài tập trong sách bài tập sinh 7 tập 1 trang 19,20. Tìm hiểu bài(đặc điểm chung và vai trò của ruột khoang.) Làm bài tập 1 trang 21 sách bài tập.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_9_da_dang_nganh_ruot_khoang_ban.doc