Bài 33: THÂN NHIỆT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức: Trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hòa thân nhiệt
- Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chống nóng lạnh đề phòng cảm nóng cảm lạnh
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng hoạt động nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự bảo vệ cơ thể đặc biệt khi môi trường thay đổi
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tư liệu về trao đổi chất thân nhiệt và tranh môi trường
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài 33 môi trường
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5103 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 tiết 37: Thân nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Ngày soạn 22/12/2013
Tiết 37 Ngày dạy 26/12/2013
Bài 33: THÂN NHIỆT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức: Trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hòa thân nhiệt
- Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chống nóng lạnh đề phòng cảm nóng cảm lạnh
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng hoạt động nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự bảo vệ cơ thể đặc biệt khi môi trường thay đổi
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tư liệu về trao đổi chất thân nhiệt và tranh môi trường
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài 33 môi trường
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:8A1:……..........................................; 8A2:……...................................................;
8A3:………............ ...........................................; 8A4:….....................................................…;
8A5:……..............................................................; 8A6:….….....................................................
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Hoạt động dạy học:
* Mở bài: Em đã cặp nhiệt độ bằng nhiệt kế chưa và được bao nhiêu độ? Đó chính là thân nhiệt
Hoạt động 1: Tìm hiểu thân nhiệt là gì ?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Thân nhiệt là gì?
+ Ở người khỏe mạnh thân nhiệt thay đổi như thế nào khi trời nóng hay lạnh?
- GV nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm
- GV giảng giải thêm: Ở người khoẻ mạnh thân nhiệt không phụ thuộc môi trường do cơ chế điều hoà
- GV giúp học sinh hoàn thiện kiến thức
- GV chuyển ý: Cân bằng giữa sinh nhiệt và toả nhiệt là cơ chế tự điều hoà thân nhiệt
- Cá nâhn học sinh tự tìm hiểu thông tin SGK trang 105
- Trao đổi nhóm thống nhất đáp án trả lời câu hỏi
- Yêu cầu nêu được:
+ Thân nhiệt ổn định do cơ chế tự điều hoà
+ Quá trình chuyển hoá sinh ra nhiệt
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS tự bổ sung hoàn thiện kiến thức
*Tiểu kết:
- Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể
- Thân nhiệt luôn ổn định ở 370 C là do sự cân bằng giữa sinh nhiệtvà tỏa nhiệt
Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ chế điều hoà thân nhiệt
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV nêu vấn đề:
+ Bộ phận nào của cơ thể tham gia vào sự điều hoà thân nhiệt?
+ Sự điều hoà thân nhiệt dựa vào cơ chế nào?
-GV gợi ý bằng các câu hỏi:
+ Nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì?
+ Khi lao động nặng cơ thể có những phương thức toả nhiệt nào?
+ Vì sao mùa hè da người ta hồng hào còm mùa đông da tái hay sởn gai ốc?
+ Khi trời nóng độ ẩm không khí cao không thoáng gió (oi bức )cơ thể có phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?
- GV tóm tắt ý kiến các nhóm lên bảng
- GV nhận xét và đưa ra đáp án chuẩn
- GV nêu câu hỏi: Tại sao khi tức giận mặt đỏ nóng lên?
- Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK trang 105 vận dụng kiến thức bài 32 và kiến thức thực tế trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi: Da và thần kinh có vai trò quan trọng trong điều hoà thân nhiệt
+ Do cơ thể sinh ra phải thoát ra ngoài
+ Lao động nặng toát mồ hôi mặt đỏ, môi hồng
+ Mạch máu co giãn khi nóng lạnh
+ Ngày oi bức toát mồ hôi, bức bối
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung
- HS lĩnh hội kiến thức qua trao đổi nhóm và lời giảng của giáo viên d0ể rút ra kết luận cho vấn đề mà giáo viên đặt ra lúc đầu
- HS vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi
*Tiểu kết: - Da có vai trò quan trọng nhất trong điều hoà thân nhiệt
- Cơ chế:
+ Khi trời nóng, lao động nặng mao mạch ở da dãn toả nhiệt, tăng tiết mồ hôi
+ Khi trời rét mao mạch co lại cơ chân lông co giảm sự toả nhiệt (run sinh nhiệt )
- Mọi hoạt động điều hoà thân nhiệt đều là phản xạ dưới sự điều khiển của hệ thần kinh
Hoạt động 3 :Tìm hiểu các phương pháp phòng chống lạnh
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV nêu câu hỏi: + Chế độ ăn uống hè mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?
+ Chúng ta phải làm gì để chống nóng và chống rét ?
+ Vì sao rèn luyện thân thể cũng là biện pháp chống nóng và chống rét?
+ Việc xây nhà, công sở…cần lưu ý những yếu tố nào góp phần chống nóng lạnh?
+ Trồng cây xanh có phải là biện pháp chống nóng không?
- GV yêu cầu các nhóm đưa ra các biện pháp chống nóng lạnh cụ thể
+ Em đã có biện pháp, hình thức rèn luyện nào để tăng sức chịu đựng của cơ thể?
+ Giải thích câu: Trời nóng chóng khát, trời mát chống đói?
+ Tại sao mùa rét càng đói càng thấy rét?
- GV tổng hợp ý kiến của HS
- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK trang 106 nêu được
+ Ăn uống phù hợp cho từng mùa
+ Quần áo, phương tiện phù hợp
+ Nhà thoáng mát vào mùa hè ấm vào màu đông
+ Trồng nhiều cây xanh để tăng bóng mát và khí oxy
- Đại diện hhóm trìh bày nhóm khác bổ sung
- Thảo lậun toàn lớp
- HS tự hoàn thiện kiến thức
- HS vận dụng kiến thức đã học trả lời
Tiểu kết: Biện pháp phòng chống nóng và lạnh là:
- Rèn luyện thân thể tăng khả năng chịu đựng của cơ thể
- Nơi ở và nơi làm việc phải phù hợp cho mùa nóng và mùa lạnh
- Mùa hè: Đội mũ nối khi đi đường và lao động
- Mùa đông: Giữ ấm chân cổ ngực, thức ăn nóng, nhiều mỡ
- Trồng nhiều cây xanh quanh nhà và nơi làm việc nơi công cộng
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Củng cố: - Thân nhiệt là gì? Tại sao thân nhiệt luôn ổn định
- Trình bày cơ chế điều hoà thân nhiệt khi trời nóng lạnh
2. Dặn dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK và đọc mục “Em có biết”
- Tìm hiểu các loại vitamin và muối khoáng trong thức ăn
*Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Sinh 8 - Tiet 37.doc