Giáo án Sinh học 8 tiết 43: Cấu tạo và chức năng của da

CHƯƠNG VIII: DA

Bài 42: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:

1. Kiến thức:

- Mô tả được cấu tạo của da và các chức năng có liên quan.

2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình và kĩ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh da

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh câm cấu tạo da và các miếng bìa nhỏ ghi thành phần cấu tạo

- Tranh cấu tạo da

2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài học

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 7769 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 tiết 43: Cấu tạo và chức năng của da, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Ngày soạn 10/01/2014 Tiết 33 Ngày dạy 16/01/2014 CHƯƠNG VIII: DA Bài 42: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Mô tả được cấu tạo của da và các chức năng có liên quan. 2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình và kĩ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh da II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh câm cấu tạo da và các miếng bìa nhỏ ghi thành phần cấu tạo - Tranh cấu tạo da 2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài học III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp:8A1:……............................................; 8A2:……........................................................; 8A3:……….........................................................; 8A4:….....................................................…; 8A5:……..............................................................; 8A6:….…..................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các bệnh về thận và đườn tiết niệu? Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu? - Trong các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào? Thử đề ra kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học nếu em chưa có? 3. Hoạt động dạy học * Mở bài: ngoài chức năng bài tiết và điều hoà thân nhiệt da còn có những chức năng gì? Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện những chức năng đó? Để trả lời câu hỏi trên hôm nay thầy cùng các em tìm hiểu bài 42 Hoạt động 1:Cấu tạo của da Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV hướng dẫn HS quan sát hình 41.1 trong SGK và hình phóng to trên bảng thảo luận nhóm trả lời: + Da được cấu tạo bởi mấy lớp? Là những lớp nào? + Em hãy nêu thành phần cấu tạo của từng lớp? + Vì sao vào mùa khô ta thường thấy có những vảy trắng nhỏ bong ra như phấn ở quần áo. Điều đó giúp ta giải thích như thế nào về thành phần lớp ngoài cùng của da? + Vì sao da ta luôn mềm mại và không thấm nước? + Vì sao ta nhận biết được nóng lạnh, độ cứng, mềm mại của vật khi ta tiếp xúc? + Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng hay lạnh quá? + Đánh mũi tên hoàn thành sơ đồ cấu tạo của da + Lớp mỡ dưới da có vai trò gì? + Tóc và lông mày có tác dụng gì? + Vì sao da có nhiều màu sắc khác nhau? - GV chốt lại kiến thức - HS quan sát tự đọc thông tin thu thập kiến thức + Da có 3 lớp: Lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da . Lớp biểu bì gồm tầng sừng và tế bào sống . Lớp bì gồm: thụ quan, tuyến nhờn, cơ co chân lông, lông và bao lông, tuyến mồ hôi, dây thần kinh và mạch máu. . Lớp mỡ dưới da gồm lớp mỡ + Vảy trắng bong ra chứng tỏ lớp TB ngoài cùng của da hóa sừng và chết + Vì da được cấu tạo từ các sợi mô liên kết gắn chặt với nhau và trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn. + Vì da có nhiều cơ quan thụ cảm là những đầu mút tế bào thần kinh + Trời nóng: Mao mạch dưới da dãn tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi + Trời lạnh mao mạch co lại, cơ chân lông co - Đại diện nhóm trình bày trên bảng nhóm khác nhận xét bổ sung + Là lớp đệm chống ảnh hưởng cơ học và chống mất nhiệt khi trời rét + Tóc tạo nên lớp đệm không khí để: . Chống tia tử ngoại . Điều hoà nhiệt độ + Lông mày: Ngăn mồ hôi và nước không chảy xuống mắt + Vì trong lớp tế bào sống của biểu bì có các sắc tố - Đại diện nhóm phát biểu các nhóm khác bổ sung *Tiểu kết: Da cấu tạo gồm 3 lớp - Lớp biểu bì gồm: Tầng sừng (gồm những TB chết đã hóa sừng, xếp sít nhau dễ bong ra) và tầng tế bào sống( TB có khả năng phân chia tạo thành TB mới, trong có chất sắc tố tạo nên màu da) - Lớp bì: Cấu tạo từ sợi mô liên kết bền chặt trong có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông, dây thần kinh và mạch máu. - Lớp mỡ dưới da: Chứa mỡ dự trữ Hoạt động 2: Chức năng của da Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Đặc điểm nào của da thực hiện chức năng bảo vệ? + Bộ phận nào giúp da tiếp nhận kích thích? Bộ phận nào thực hiện chức năng bài tiết? + Da điều hoà thân nhiệt bằng cách nào? - GV chốt lại kiến thức bằng câu hỏi: Da có những chức năng gì? - HS nghiên cứu thông tin SGK thảo luận nhóm trả lời: + Nhờ các đặc điểm: Sợi mô liên kết, tuyến nhờn, lớp mỡ dưới da + Nhờ các cơ quan thụ cảm qua tuyến mồ hôi + Nhờ: Co dãn mạch máu dưới da, hoạt động tuyến mồ hô và cơ co chân lông, lớp mỡ cũng góp phần chống mất nhiệt - HS tự rút ra kết luận về chức năng của da *Tiểu kết: Chức năng của da: + Lớp biểu bì bảo vệ cơ thể + Lớp bì: Cảm giác về xúc giác, tiếp nhận kích thích, bài tiết, đều hòa thân nhiệt và làm da mềm mại. + Lớp mỡ: Dự trữ mỡ và cách nhiệt - Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp cho con người IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 1. Củng cố: Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ - Em hãy nêu thành phần cấu tạo và chức năng của các lớp da? 2. Dặn dò: - Học bài trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục “Em có biết “ - Tìm hiểu các bệnh ngoài da và cách phòng chống - Kẻ bảng 42.2 vào vở *Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docSinh 8 - Tiet 43.doc