Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- Cho học sinh tham gia trò chơi “Họa sĩ nhí” theo nhóm
- Thu sản phẩm nhận xét đánh giá tuyên dương tổ hoàn thiện xuất sắc.
- GV: Bất cứ cơ thể sống nào cũng đều được cấu tạo bởi những đơn vị cơ bản là tế bào. Thực vật được cấu tạo bởi tập hợp các tế bào cũng những cái cây trong bức tranh vừa hoàn thành được xây dựng từ tập hợp những hạt cát. Vậy tế bào thực vật có hình thái và cấu tạo như thế nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp sau bài học hôm nay! - Mỗi nhóm hoàn thiện một bức tranh cát với chủ đề cây xanh.
B: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng kích thước của tế bào (12,)
- Mục tiêu: Kể tên các bộ phận cấu tạo của tế bào thực vật : Kể tên các thành phần chính của tế bào thực vật ( vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân) ; Chức năng của các thành phần.
- Phương thức hoạt động: tư duy, quan sát, phân tích, hoạt động cá nhân
5 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 7: Cấu tạo tế bào thực vật - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 04 Ngày thángnăm
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 7_Bài 7: CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, HS cần:
1. Kiến thức:
- Kể tên các bộ phận cấu tạo của tế bào thực vật : Kể tên các thành phần chính của tế bào thực vật (vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân)
- Trình bày chức năng của các thành phần.
- Nêu được khái niệm mô, kể tên được các loại mô chính của thực vật.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ, thu thập kiến thức, so sánh, lắng nghe, phản hồi, làm việc theo nhóm, đảm nhận trách nhiệm, tìm kiếm thông tin
- Vẽ sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập, lòng yêu thích môn học.
4. Năng lực:
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy tính, giáo án
- Tranh phóng to hình 7.1; 7.2; 7.3; 7.4 ; 7.5 SGK. Bảng phụ
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách, vở, bút
- Sưu tầm tranh ảnh về tế bào thực vật.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các bước làm tiêu bản hiển vi tế bào biểu bì vảy hành và cho biết hình dạng của tế bào vảy hành.
- Kiểm tra hình vẽ tế bào vảy hành và tế bào thịt quả cà chua HS đã làm ở nhà.
3. Bài mới:
A: Hoạt động Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Cho học sinh tham gia trò chơi “Họa sĩ nhí” theo nhóm
- Thu sản phẩm nhận xét đánh giá tuyên dương tổ hoàn thiện xuất sắc.
- GV: Bất cứ cơ thể sống nào cũng đều được cấu tạo bởi những đơn vị cơ bản là tế bào. Thực vật được cấu tạo bởi tập hợp các tế bào cũng những cái cây trong bức tranh vừa hoàn thành được xây dựng từ tập hợp những hạt cát. Vậy tế bào thực vật có hình thái và cấu tạo như thế nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp sau bài học hôm nay!
- Mỗi nhóm hoàn thiện một bức tranh cát với chủ đề cây xanh.
B: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng kích thước của tế bào (12,)
- Mục tiêu: Kể tên các bộ phận cấu tạo của tế bào thực vật : Kể tên các thành phần chính của tế bào thực vật ( vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân) ; Chức năng của các thành phần.
- Phương thức hoạt động: tư duy, quan sát, phân tích, hoạt động cá nhân
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc thông tin SGK ở mục 1. Quan sát H7.1 ; 7.2 ; 7.3/ SGK / 23 và đọc bảng /SGK/ 24 trả lời câu hỏi : Nhận xét về hình dạng kích thứơc của tế bào thực vật ?
- GV thông báo thêm số tế bào có kích thước nhỏ (mô phân sinh ngọn) tế bào sợi gai dài...
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
- HS quan sát hình 7.1; 7.2; 7.3 SGK trang 23 đọc bảng / sgk/ 24 và trả lời câu hỏi:
- HS quan sát tranh đưa ra nhận xét:
- Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau
- Kích thước của tế bào khác nhau.
1. Hình dạng và kích thước của tế bào
- Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào.
- Các tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo tế bào (15,)
- Mục tiêu: Nêu được khái niệm mô, kể tên được các loại mô chính của thực vật.
- Phương thức hoạt động: tư duy, quan sát, phân tích, hoạt động cá nhân
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu độc lập nội dung SGK trang 24.và sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật H 7.4/sgk/24
- GV treo tranh câm; sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật.
- Gọi HS lên bảng chỉ các bộ phận của tế bào trên tranh.
- Gv bổ sung: ngoài các thành phần chính, một số tế bào còn có không bào và lục lạp.
* Chức năng:
- GV treo bảng phụ :Yêu cầu HS thảo luận nhóm :
Bài tập : Ghép các thành phần cấu tạo chính của tế bào thực vật ở cột A phù hợp với chức năng của chúng ở cột B rồi điền vào cột trả lời ở cột C.
- GV yêu cầu HS nhắc lại chức năng của các thành phần cấu tạo tế bào thực vật.
GV mở rộng:
Chú ý lục lạp trong chất tế bào có chứa diệp lục làm cho hầu hết lá cây có màu xanh và góp phần vào quá trình quang hợp.
+ Vẽ sơ đồ tế bào thực vật : Yêu cầu có đủ các thành phần chính : vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân. Chú thích rõ vị trí của chúng trên sơ đồ.
- GV tóm tắt, rút ra kết luận để HS ghi nhớ thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào.
- HS đọc thông tin SGk trang 24. Kết hợp quan sát hình 7.4 SGK trang 24.
- HS xác định được các bộ phận của tế bào rồi ghi nhớ kiến thức.
- 1->2 HS lên bảng chỉ tranh: chỉ rõ vị trí các thành phần chính của tế bào thực vật.
- Đại diện 4 nhóm lên điền kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1,2 HS nhắc lại chức năng của các thành phần chính của tế bào thực vật.
+HS vẽ sơ đồ cấu tạo của 1 tế bào thực vật vào vở.
- HS khác nghe và bổ sung.
2. Cấu tạo tế bào:
Cấu tạo:
+ Vách tế bào
+ Màng sinh chất
+ Chất tế bào
+ Nhân.
Chức năng của các thành phần: SGK/ 24
Bài tập: Ghép các chữ số chỉ thành phần cấu tạo chính của tế bào thực vật ở cột A với các chữ cái chỉ chức năng của chúng ở cột B cho phù hợp rồi điền vào cột trả lời ở cột C.
Cột A: Các thành phần chính của TB
Cột B: Chức năng của các thành phần
Cột C: Trả lời
1. Vách tế bào.
a/ bao bọc ngoài tế bào chất.
1 - d
2. Màng sinh chất
b/ tham gia quang hợp
2 - a
3. Chất tế bào
c/ điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
3 - e
4. Nhân
d/ làm cho tế bào có hình dạng nhất định
4 - c
e/ chứa các bào quan
Hoạt động 3: Tìm hiểu mô (6,)
- Mục tiêu: Trình bày được khái niệm mô. Liệt kê các loại mô chính trong cơ thể thực vật.
- Phương thức hoạt động: quan sát, tư duy và trình bày nhóm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV treo tranh các loại mô yêu cầu HS quan sát và đưa câu hỏi: (H7.5/sgk/25)
Yêu cầu: Nhận xét cấu tạo hình dạng các tế bào của cùng 1 loại mô, của các loại mô khác nhau?
- GV đưa gợi ý: nhận xét về hình dạng, cấu tạo, nguồn gốc và chức năng.
? Rút ra kết luận: mô là gì?
? Kể tên các loại mô?
- GV bổ sung thêm vào kết luận của HS: chức năng của các tế bào trong 1 mô nhất là mô phân sinh làm cho các cơ quan của thực vật lớn lên.
- Khái niệm mô: Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.
- HS quan sát tranh, trao đổi nhanh trong nhóm đưa ra nhận xét ngắn gọn.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Hs nêu được:
- Các tế bào ở cùng một mô có cùng hình dạng, cấu tạo, nguồn gốc, và cùng thực hiện một chức năng riêng.
+ HS kể được các loại mô: Mô phân sinh ngọn, mô mềm, mô nâng đỡ.
3. Mô
- KN: Mô là gồm một nhóm tế bào có hình dạng và cấu tạo giống nhau cùng thực hiện 1 chức năng riêng.
- Các loại mô chính:
+ Mô phân sinh ngọn
+ Mô mềm
+ Mô nâng đỡ.
C: Hoạt động luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2,3 cuối bài.
D: Hoạt động vận dụng, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- HS giải ô chữ nhanh, đúng, GV đánh giá điểm.
Hàng ngang số 1: thực vật Hàng ngang số 2: Nhân tế bào
Hàng ngang số 3: Không bào Hàng ngang số 4: Màng sinh chất
Hàng ngang số 5: Chất tế bào Ô chữ hàng dọc: Tế bào.
* Dặn dò (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
- Ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây xanh (lớp dưới).
- Làm bài tập trong vở Luyện tập Sinh học 6.
* Rút kinh nghiệm bài học:
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_bai_7_cau_tao_te_bao_thuc_vat_nam_hoc.docx