I. Mục đích – yêu cầu
- Học sinh nêu được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật và thực vật
- Học sinh nêu được đặc điểm chung của động vật, nắm được sơ lược cách phân chia giới động vật.
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.
II. Phương tiện
- Tranh hình 2.1, 2.2 sgk.
III. Logic
- So sánh đặc điểm cấu tạo, di chuyển, phản xạ của động vật và thực vật phân biệt ĐV-TVĐặc điểm chung của ĐV, giới ĐV.
IV. Phương pháp
- Hỏi đáp.
- Quan sát.
- Nghiên cứu sgk.
V. Tiến trình
1. Kiểm tra bài cũ
? Sự đa dạng và phong phú của thế giới động vật thể hiện ntn, lấy vd.
? Động vật sống ở những môi trường nào, do đâu mà chúng có thể tồn tại được ở những môi trường khác nhau.
174 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Bài 1-52 - Trường THCS Nam Lợi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24 / 8 / 2008
Ngày dạy: 25 / 8 / 2008
tiết 1: thế giới động vật đa dạng và phong phú
I. Mục đích – yêu cầu
Học sinh hiểu được sự đa dạng và phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống.
Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm.
Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.
II. Phương tiện
Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của chúng.
III. Logic
Phân tích vd để thấy được sự đa dạng về loài, phong phú về số lượng cá thể, môi trường sống.ịThế giới động vật đa dạng và phong phú.
IV. Phương pháp
Trực quan, hỏi đáp, nghiên cứu sgk.
IV. Tiến trình
Gv
Mở bài: Đồng hành với sự sống của con người trên TĐ đó là sự có mặt của các giới ĐV và TV. Tiếp nối với chương trình lớp 6 tìm hiểu về TV, đến chương trình lớp 7 chúng ta sẽ tìm hiểu về Thế giới động vật. Ngoài việc chúng ta có thể biết tên các loài động vật, các em còn biết được các quy luật cấu tạo, hoạt động sống của chúng. Hy vọng môn học tạo được sự hấp dẫn, lí thú cho các em. Sự tìm hiểu và khám phá đầu tiên của chúng ta về TGĐV sẽ là về sự đa dạng, phong phú của giới ĐV ntnđ
Hs
Bảng
Tiết 1: Thế giới động vật đa dạng và phong phú
Gv: yêu cầu hs nghiên cứu sgk, quan sát hình 1.1 và hình 1.2 trang 5,6 trả lời câu hỏi:
Sự phong phú về loài được thể hiện ntn, ví dụ
Gv ghi tóm tắt ý kiến của hs, bổ sung
Qua 2 bức tranh 1.1 và 1.2 cho thấy điều gì
Gv bổ sung
Hãy kể tên những loài động vật mà em biết trong:
Một mẻ kéo lưới ở biển ( cá thu, cá nục, cá hồng...)
Tát một ao cá ( cá chép, cá trắm,...)
Đánh bắt ở đầm, hồ ( ếch, nhái, dế...)
Vậy qua phân tích vd những nơi như ở biển, ao, hồ, sông suối em có nhận xét gì
Ban đêm mùa hè ở trên cánh đồng có những loài động vật nào phát ra tiếng kêu
Gv: Ngoài sự đa dạng về số loài, giới động vật còn có sự phong phú về số lượng cá thểđ
Để hiểu thêm sự phong phú về số lượng cá thể chúng ta cùng nhau phân tích những vd sau:
Em có nhận xét gì về số lượng cá thể trong bầy ong, đàn kiến, đàn bướm, châu chấu. Vd những trường hợp có thể thấy số lượng lớn các cá thể
Gv bổ sung: Mùa hè, đi thăm quan rừng Cúc Phương, nếu đổ nước ra đường đi thì một lúc sau bướm bay đến thành đàn, bay lượn trên vũng nước
Gv thông báo thêm: Một số ĐV được con người thuần hoá thành vật nuôi, có những đặc điểm phù hợp với nhu cầu của con người, vd: gà...
Chuyển tiếp:
Số lượng các loài lớn như vậy và khu vực phân bố hay môi trường sống của chúng cũng thật đa dạng. Vậy do đâu mà môi trường sống đa dạng, sự thích nghi của những loài động vật với môi trường sống ntnđ
Gv: yêu cầu hs quan sát hình 1.4 làm bài tập trang 7
Gv cho hs thảo luận:
Đặc điểm gì giúp chim cánh cụt thích nghi với khí hậu giá lạnh ở vùng cực
Gv bổ sung thêm tập tính ấp trứng và chăm sóc con của chim cánh cụt
Gv: Vậy môi trường sống cũng ảnh hưởng lớn đến sự phân bố của các loài ĐV
Nguyên nhân nào khiến ĐV ở vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn vùng ôn đới và Nam cực
Động vật nước ta có phong phú và đa dạng không, tại sao
Gv: yêu cầu hs tự rút ra kết luận:
Sau khi phân tích các vd, vậy các em cho biết nguyên nhân khiến cho ĐV có ở khắp nơi
Gv yêu cầu hs đọc kết luận SGK
Hs nghiên cứu sgk
1 hs trả lời, hs khác bổ sung
Hs trả lời đ
Hs thảo luận
Hs: dù ở biển, ao, hồ hay suối đều có nhiều Đv sinh sống
Hs thảo luận, trả lời: Cóc,ếch, dế mèn, sâu bọ, ngoé, sẻ sành...
Hs trả lời
Hs chữa BT
Hs phân tích, trả lời
Hs phân tích, trả lời
Hs: do chúng thích nghi với điều kiện sống
I. Đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể
-Đa dạng loài:
Số lượng 1,5 triệu loài
Kích thước khác nhau: Động vật nhỏ bé ( Đv nguyên sinh )
Động vật to lớn ( Voi Châu phi )
Loài vẹt có 316 loài, có 27 loài ghi vào sách đỏ.
Có nhiều loài trong 1 giọt nước biển ( ấu trùng, giáp xác..)
-ĐV phong phú về số lượng cá thể
Bướm
Châu chấu
Hồng hạc
II. Đa dạng về môi trường sống
Dưới nước: cá, tôm, mực...
Trên cạn: Voi, gà, hươu...
Trên không: các loài chim..
Củng cố:
Chọn câu trả lời đúng:
? Động vật có mặt ở khắp mọi nơi do:
Chúng có khả năng thích nghi cao
Sự phân bố có sẵn từ xa xưa
Do con người tác động
Chọn câu trả lời đúng:
?Động vật đa dạng và phong phú do:
Số cá thể nhiều
Sinh sản nhanh
Số loài nhiều
Động vật sống ở khắp mọi nơi trên TĐ
Con người lai tạo, tạo ra nhiều giống mới
Động vật di cư từ những nơi xa đến
Bài tập về nhà: Trả lời câu hỏi SGK.
Ngày soạn: 24 / 8 / 2008
Ngày dạy: 27 / 8 / 2008
Tuần 1- Tiết 2. Phân biệt động vật với thực vật.
Đặc điểm chung của động vật
I. Mục đích – yêu cầu
Học sinh nêu được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật và thực vật
Học sinh nêu được đặc điểm chung của động vật, nắm được sơ lược cách phân chia giới động vật.
Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.
II. Phương tiện
Tranh hình 2.1, 2.2 sgk.
III. Logic
So sánh đặc điểm cấu tạo, di chuyển, phản xạ của động vật và thực vậtđ phân biệt ĐV-TVđĐặc điểm chung của ĐV, giới ĐV.
IV. Phương pháp
Hỏi đáp.
Quan sát.
Nghiên cứu sgk.
V. Tiến trình
1. Kiểm tra bài cũ
Sự đa dạng và phong phú của thế giới động vật thể hiện ntn, lấy vd.
Động vật sống ở những môi trường nào, do đâu mà chúng có thể tồn tại được ở những môi trường khác nhau.
2. Bài giảng
Gv
Mở bài: ? Em hãy so sánh điểm giống và khác giữa 2 đại diện cho giới ĐV và TV, vd: con gà và cây bàng. ( Hs trả lời ). Nếu đem con gà so sánh với cây bàng ta thấy chúng khác nhau hoàn toàn, song chúng đều là cơ thể sống. Vậy phân biệt chúng bằng cách nào, bài học hôm nay sẽ đề cập tới vấn đề đó.đ
Hs
Bảng
Tiết 2. Phân biệt động vật với thực vật.
Đặc điểm chung của động vật
Gv gọi 1 hs nêu từng phần trong tranh
Gv yêu cầu hs , hoàn thành bảng 1 trang 9
Gv kẻ bảng 1 lên bảng để hs chữa bài.
hs quan sát, trao đổi nhóm
đại diện các nhóm lên chữa
I. Phân biệt động vật với thực vật
Đối tượng phân biệt
Đặc điểm cơ thể
Cấu tạo tế bào
Thành xenlulô của tế bào
Lớn lên và sinh sản
Chất hữu cơ nuôi cơ thể
Khả năng di chuyển
Hệ thần kinh và giác quan
Không
Có
Không
Có
Không
Có
Tự tổng hợp được
Sử dụng chất hữu cơ có sẵn
Không
Có
Không
Có
Động vật
+
+
+
+
+
+
Thực vật
+
+
+
+
+
+
Gv yêu cầu hs tiếp tục thảo luận:
Động vật giống thực vật ở điểm nào
Động vật khác thực vật ở điểm nào
Các nhóm dựa vào kết quả của bảng 1 trả lời
Chuyển tiếp: Chúng ta thấy có rất nhiều loài động vật khác nhau, tuy nhiên chúng đều có những đặc điểm chung nhất, đó là những đặc điểm gìđ
Gv yêu cầu hs làm bài tập ở mục II trang 10 vào vở ( có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan, dị dưỡng tức là khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn ).
Đại diện nhóm trả lời. nhóm khác bổ sungđ
Hs chọn 3 đặc điểm cơ bản của động vật.
Giống nhau:
Cấu tạo từ tế bào
Lớn lên và sinh sản được.
Khác nhau:
Thực vật
Động vật
Có thành xenlulô
Tự tổng hợp chất hữu cơ
Không có khả năng di chuyển
Không có hệ thần kinh và giác quan
Không có thành xenlulô
Sử dụng chất hữu cơ có sẵn nuôi cơ thể
Có khả năng di chuyển
Có hệ thần kinh và giác quan
II. Đặc điểm chung của động vật
Chuyển tiếp: Gv giới thiệu sơ lược phân chia giới động vật: giới động vật được chia thành 20 ngành thể hiện ở hình 2.2 trong sgk. Chương trình sinh học 7 chỉ học 8 ngành cơ bản: Động vật không xương sống 7 ngành, động vật có xương sống 1 ngành.
Chuyển tiếp: Động vật rất gần gũi với con người, vậy chúng đã đem lại cho chúng những lợi ích và tác hại gìđ
Gv yêu cầu hs hoàn thành bảng 2 sgk, trang 11.
Gv yêu cầu hs nêu những mặt lợi ích và tác hại cụ thể
Hs nghe, ghi nhớ kiến thức,
Hs trao đổi nhóm, hoàn thành bảng
Một số hs trả lời
III. Vai trò của động vật
Lợi ích:
Tác hại:
Củng cố: cho hs trả lời câu hỏi trong sgk.
Gv yêu cầu hs đọc kết luận chung.
Ngày soạn: 30 / 8 / 2008
Ngày dạy: 1 / 9 / 2008
Chương 1: Ngành động vật nguyên sinh
Tu ần 2- Tiết 3. Thực hành quan sát một số động vật nguyên sinh.
I. Mục đích – yêu cầu
Học sinh thấy được ít nhất 2 đại diện điển hình cho ngành động vật nguyên sinh là: Trùng roi, trùng đế giày.
Phân biệt được hình dạng và cách di chuyển của 2 đại diện này.
Rèn kỹ năng sử dụng và quan sát mẫu bằng kính hiển vi, thái độ nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận.
II. Phương tiện
Giáo viên:
Kính hiển vi, lam kính, lamen, kim nhọn, ống hút, khăn lau.
Tranh trùng đế giày, trùng roi, trùng biến hình.
Học sinh:
Váng nước ao hồ, rễ bèo Nhật Bản, rơm khô ngâm trong nước 5 ngày.
III. Logic
Quan sát, thí nghiệmđ kiến thức.
IV. Phương pháp
Thực hành nghiên cứu tìm bộ phận
V. Tiến trình
Gv
Mở bài: Động vật nguyên sinh là những động vật cấu tạo chỉ gồm 1 tế bào, xuất hiện sớm nhất trên hành tinh. Với kích thước rất nhỏ, hầu hết động vật nguyên sinh không nhìn thấy được bằng mắt thường. Qua kính hiển vi sẽ thấy trong một giọt nước ao, hồ, .... là một thế giới động vật nguyên sinh vô cùng đa dạng.
Gv chia lớp thành 8 nhóm, phát phiếu học tập
Hs
Bảng
Gv hướng dẫn hs cách quan sát:
Gv cho hs tiến hành quan sát, điền thông tin vào phiếu học tập.
Gv thông báo kết quả đúng để hs tự sửa chữa
Gv cho hs làm bài miệng trang 15, 16.
Gv yêu cầu hs vẽ hình trùng giày và trùng roi vào vở, ghi chú thích.
Lần lượt từng hs lấy mẫu quan sát.
Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Một số hs của từng nhóm trả lời.
Các thao tác:
Dùng ống hút lấy một giọt nhỏ ở nước ngâm rơm.( chỗ thành bình ), giọt nước váng xanh ngoài ao, hồ hay giọt nước nuôi cấy từ bèo Nhật Bản.
Nhỏ lên lam kínhđrải vài sợi bông để cản tốc độ đsoi dưới kính hiển vi.
Điều chỉnh thị trường nhìn cho rõ, quan sát để nhận biết trùng.
Cố định mẫu:
Dùng lamen đậy lên giọt nước ( có trùng ), lấy giấy thấm bớt nước.đQuan sát trùng di chuyển
Chú ý: đậy lamen nghiêng 450 so với mặt lam kính để tránh có bọt khí.
Phiếu học tập
Môn : Sinh Học 8
Họ và tên:
Lớp:
Thực hành quan sát một số động vật nguyên sinh
Môi trường sống
Trùng giày
Trùng roi
Hình dạng
Di chuyển
Hình vẽ
Ngày soạn: 30 / 8 / 2008
Ngày dạy: 3 / 9 / 2008
Tuần 2-Tiết 4. Trùng roi
I. Mục đích – yêu cầu
Học sinh mô tả được cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của trùng roi từ đó nắm được cách dinh dưỡng và sinh sản của chúng.
Tìm hiểu cấu tạo tập đoàn trùng roi và quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào với động vật đa bào.
II. Phương tiện
Tranh vẽ cấu tạo trùng roi, sinh sản, sự hoá bào xác của chúng.
Tranh vẽ cấu tạo tập đoàn Vôn vốc.
III. Phương pháp
Nêu vấn đề
Quan sát, Hỏi đáp, Nghiên cứu sgk.
III. Logic
Nêu vấn đềđ quan sát cấu tạo, di chuyểnđ dinh dưỡng, hình thức sinh sản.
IV. Tiến trình
1.Kiểm tra bài cũ
Nêu hình dạng, cách thức di chuyển của trùng roi đã được quan sát ở bài trước.
2. Bài giảng
Gv
Mở bài: Môn thực vật và động vật đều coi trùng roi thuộc phạm vi nghiên cứu của mình. Vậy đặc điểm cấu tạo cơ thể và hoạt động sinh lý của trùng roi thể hiện sự liên quan với thực vật và động vật ntnđ bài mới: trùng roi
Hs
Bảng
Tiết 4. Trùng roi
Trước tiên, chúng ta sẽ nghiên cứu một cá thể riêng lẻđ
Bài trước, chúng ta đã thực hành quan sát cấu tạo ngoài một bạn nhắc lại trùng roi xanh gặp được ở môi trường nào, có đặc điểm cấu tạo ngoài ntn
Gv bổ sung: màu xanh của cơ thể chúng đã làm nên màu nước xanh hoặc váng xanh ở các ao hồ.
Gv kẻ phiếu học tập lên bảng, yêu cầu hs nghiên cứu sgk, kết hợp với bài trước hoàn thành phiếu học tập.
MT sống: tự so trong ao, hồ..
Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù, có đuôi dài.
I. Cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản
Đặc điểm
Trùng roi xanh
Cấu tạo
Di chuyển
Là một tế bào ( 0,05mm ) hình thoi, có roi, điểm mắt, hạt dự trữ, không bào co bóp.
Roi xoáy vào nướcđ vừa tiến vừa xoay mình.
Dinh dưỡng
Tự dưỡng và di dưỡng
Hô hấp: Trao đổi khí qua màng tế bào
Bài tiết: Nhờ không bào co bóp.
Sinh sản
Vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc
Yêu cầu đại diện nhóm hoàn thành phiếu học tập, nhóm khác bổ sung:
1. Cấu tạo:
Gv treo tranh cấu tạo cơ thể trùng roi, yêu cầu hs lên bảng điền chú thích từng bộ phận.
Yêu cầu hs nêu chức năng của từng bộ phận.
?Đặc điểm cấu tạo của trùng roi xanh có gì giống thực vật.
2. Dinh dưỡng:
? Cách thức dinh dưỡng của trùng roi xanh có đặc điểm gì giống và khác thực vật
? Cách dinh dưỡng của trùng roi xanh gợi cho ta suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa ĐV và TV
3. Sinh sản:
? Cách thức sinh sản của trùng roi diễn ra ntn và cách sinh sản đó gọi là gì
Gv khẳng định đây là hình thức sinh sản bậc thấp.
Chuyển tiếp: Hoạt động sinh lý của trùng roi ntnđ
Yêu cầu hs nghiên cứu sgk, trình bày thí nghiệm về tính hướng sáng của trùng roi, giải thích hiện tượng, sau đó hoàn thành bài tập trang 18
Chuyển tiếp: Ta đã biết cơ thể trùng roi xanh là cơ thể đơn bào, đôi khi ta có thể gặp các hạt hình “ cầu”, màu xanh bơi lơ lửng, xoay tròn. Đó là tập đoàn trùng roi hay tập đoàn Vôn vốc. Vậy cấu tạo của tập đoàn Vôn vốc ntnđ
Gv dùng tranh giới thiệu khái quát về cấu tạo: gồm nhiều tế bào có roi liên kết lại với nhau, tạo thành khối đa bào, nêu ý nghĩa : trùng roi xanh là động vật trung gian giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.
1 hs lên bảng điền chú thích.
Từng hs nêu chức năng của từng bộ phận:
roi: di chuyển; hạt diệp lục: quang hợp; ....
Cơ thể có hạt diệp lục như thực vật.
Giống: tự dưỡng
Khác : hình thức dị dưỡng.
Đv và Tv có chung nguồn gốc. Trùng roi xanh được coi là trung gian giữa Đv và Tv
Hs nêu quá trình sinh sản của trùng roi, dựa vào hình 4.2 trang 18
Hs tự nghiên cứu sgk, 1 số hs trả lời, hs khác bổ sung.
II. Tính hướng sáng
thí nghiệm : sgk – 18.
Giải thích hiện tượng: Trùng roi xanh tiến về phía ánh sáng nhờ roi và điểm mắt.
III. Tập đoàn trùng roi
Ngày soạn: 6 / 9 / 2008
Ngày dạy: 8 / 9 / 2008
Tiết 5.Trùng biến hình và trùng giày
I. Mục đích – yêu cầu
Hs phân biệt được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình và trùng giày.
Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.
II. Phương tiện
Hình vẽ trong sgk.
Tài liệu về động vật nguyên sinh.
III. Logic
Đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng biến hình và trùng giàyđ so sánh điểm phân biệt 2 loại trùng này.
IV. Phương pháp
Nêu vấn đề
Nghiên cứu sgk.
Quan sát.
V. Tiến trình
1. Kiểm tra bài cũ
Trình bày cấu tạo của trùng roi xanh, vì sao qua cấu tạo của trùng roi xanh lại có thể nghĩ đến nguồn gốc chung của động vật và thực vật.
Trình bày cấu tạo của tập đoàn Vôn vốc, vì sao qua cấu tạo của tập đoàn này lại có thể nghĩ tới động vật đa bào có nguồn gốc từ đơn bào.
2. Bài giảng
Gv
Mở bài:Trong giới động vật nguyên sinh ngoài trùng roi còn có rất nhiều loài khác, bài hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu 2 đại diện khác: Trùng biến hình và trùng giày.đ
Hs
Bảng
Tiết 5.Trùng biến hình và trùng giày
Đặc điểm
Trùng biến hình
Trùng giày
Môi trường sống
bùn, ao tù hay hồ nước lặng
ao tù, có nhiều trong nước cỏ ngâm
Cấu tạo
Di chuyển
Gồm 1 tế bào có:
Chất nguyên sinh lỏng, nhân.
Không bào tiêu hoá, không bào co bóp.
Nhờ chân giả ( do chất nguyên sinh dồn về 1 phía ).
Gồm 1 tế bào có:
Chất nguyên sinh, nhân lớn, nhân nhỏ.
2 không bào co bóp, không bào tiêu hoá, rãnh miệng, hầu.
Lông bơi xung quanh cơ thể.
Nhờ lông bơi.
Dinh dưỡng
Tiêu hoá nội bào
Bài tiết: Chất thừa dồn đến không bào co bópđthải ra ngoài ở mọi nơi.
Thức ănđ miệngđ hầuđ không bào tiêu hoáđ biến đổi nhờ enzim.
Chất thải được đưa đến không bào co bópđ lỗ thoát ra ngoài
Sinh sản
Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể.
Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang.
Hữu tính bằng cách tiếp hợp.
Nêu vấn đề: Trùng biến hình – một cái tên liên tưởng tới 1 hình dạng không cụ thể. Vậy loài Đv nguyên sinh này chúng có đặc điểm cấu tạo cơ thể ntn từ đó tìm hiểu xem chúng di chuyển, cách dinh dưỡng, sinh sản ra sao.
Gv yêu cầu hs nghiên cứu sgk, trao đổi nhóm thảo luận về vấn đề mà gv đưa ra.
1. -Cấu tạo, di chuyển
Gv treo tranh vẽ cấu tạo cơ thể trùng biến hình, yêu cầu hs lên điền chú thích. Gv khẳng định: Cơ thể là một khối nguyên sinh chứa một nhân ở giữa.
Yêu cầu hs lên bảng chữa bài phần cấu tạo và di chuyển.
Gv dùng phấn màu vẽ hình chân giả như trong sgk.
Chuyển tiếp: Thức ăn của trùng biến hình là các loại vi khuẩn, tảo và các mảnh vụn hữu cơ( thức ăn là chất hữu cơ có sẵn), bắt mồi bằng chân giả, vậy cách bắt mồi của chúng ntnđ
2.-Dinh dưỡng.
Chuyển tiếp: Quá trình vận chuyển bắt mồi, tiêu hoá ntn?
Gv yêu cầu hs nghiên cứu sgk, làm bài tập trang 20. ( 2, 1, 3, 4 )
Gv khẳng định lại: TĂ được tiêu hoá trong tế bào gọi là tiêu hoá nội bào.
Chuyển tiếp: Quá trình hô hấp, bài tiết được thực hiện nhờ bộ phận nàođ yêu cầu hs nghiên cứu sgk, trả lời.
( Trùng roi hô hấp nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào, bài tiết: chất thải được dồn về không bào co bóp để chuyển ra ngoài.)
3.- Sinh sản.
? Quá trình sinh sản của trùng roi ntn
Chuyển tiếp: Trùng giày đại diện cho lớp trùng cỏ có đời sống tự do, cơ thể cũng chỉ là 1 tế bào nhưng chức năng đã có nhiều phần chuyển hoá. Vậy trùng giày có những đặc điểm cấu tạo phức tạp hơn các trùng khác đã học ntnđ
Yêu cầu hs quan sát tranh, nghiên cứu sgk, cho biết trùng giày có đặc điểm cấu tạo, di chuyển, tiêu hoá, bài tiết, sinh sản có đặc điểm gì khác so với các loại trùng trước?
Hs trao đổi nhóm, đại diện trả lời.
II. Trùng giày
Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu 1 vấn đề, gọi đại diện nhóm lên trình bày từng vấn đề và ghi vào phiếu học tập.
Yêu cầu hs nêu rõ được sự phức tạp về cấu tao và sự chuyên hoá về chức năng của trùng giày so với các trùng khác.
Phân tích phần cấu tạo đđể thấy sự phức tạp, phần dinh dưỡng, bài tiếtđ biểu hiện của sự chuyên hoá.
? So sánh cách dinh dưỡng, cách bài tiết của trùng giày với các trùng khác có kết luận gìđ
Hs thảo luận nhóm, đại diện lên trình bày.
Đã chuyển hoá phức tạp hơn.
Củng cố:
? Hãy lấy một vài dẫn chứng để chứng minh rằng tế bào trùng giày có nhiều chuyển hoá so với trùng biến hình và trùng roi xanh.
? Tại sao ngâm cỏ khô hoặc rơm rạ trong nước, ta lại thấy trùng giày xuất hiện ( cỏ khô, rơm rạ có chứa bào xác của trùng giày ).
Gv có thể giảng qua khái niệm về bào xác. yêu cầu hs đọc kết luận chung trang 22.
BTVN: Trả lời câu hỏi trong sgk.
Học bài theo phiếu học tập.
Ngày soạn: 6 / 9 / 2008
Ngày dạy: 10 / 9 / 2008
Tiết 6. Trùng kiết lị và trùng sốt rét
I. Mục đích-yêu cầu
Hs nêu được đặc điểm cấu tạo của trùng sốt rét và trùng kiết lị phù hợp với lối sống kí sinh.
Hs chỉ rõ được những tác hại do 2 loại trùng gây ra và cách phòng chống bệnh sốt rét.
Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.
Giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường.
II. Phương tiện
Tranh hình 6.1, 6.2, 6.4 trong sgk.
III. Logic
Môi trường sống kí sinhđ cấu tạo; tác hại và cách phòng chống.
IV. Phương pháp
Nêu vấn đề.
Nghiên cứu sgk
V. Tiến trình
1. Kiểm tra bài cũ
Trùng biến hình sống ở đâu và di chuyển, bắt mồi, tiêu hoá mồi ntn
Trùng giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hoá, thải bã ntn
2. Bài giảng
Gv
Mở bài: Động vật nguyên sinh tuy nhỏ nhưng gây rất nhiều bệnh nguy hiểm cho người và động vật. Hai bệnh nguy hiểm ở người thường gặp ở nước ta đó là bệnh: trùng kiết lị và sốt rét, dễ ngây nên những nạn dịch lớn nếu chúng ta không biết phòng ngừa và trị bệnh đúng cách. Bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra những căn bệnh này.đ
Hs
Bảng
Tiết 6. Trùng kiết lị và trùng sốt rét
? Hãy cho biết môi trường sống của trùng kiết lị
Gv khẳng định : môi trường sống của trùng kiết lị là môi trường sống kí sinh.
?Dựa vào hình vẽ trùng kiết lị và trùng biến hình, em hãy cho biết đặc điểm cấu tạo của trùng kiết lị trên cơ sở đó so sánh với đặc điểm của trùng biến hình.( Dựa vào câu hỏi trong sgk trang 23 ).
?Khả năng kết bào xác của trùng kiết lị có hại ntn
Gv có thể giải thích thêm: bào xác của trùng kiết lị tồn tại rất lâu trong thiên nhiên, cho nên ăn uống thiếu vệ sinh dễ mang bệnh, nhất là khi có dịch.
?Hãy trình bày quá trình phát triển của trùng kiết lị từ môi trường ngoài vào đến ruột người.
(Trong môi trườngđkết bào xácđvào ruột ngườiđchui ra khỏi bào xácđbám vào thành ruột.)
?Tại sao người bị kiết lị đi ngoài ra máu
( Thành ruột bị tổn thương )
Hs tự đọc thông tin, trao đổi nhóm. Đại diện trả lời, hs khác bổ sung.
Đại diện hs trả lời.
Đại diện hs trả lời.
I. Trùng kiết kị
MT sống: Ruột người.
Cấu tạo: giống trùng biến hình, chân giả ngắn.
Dinh dưỡng: Nuốt hồng cầu
*So sánh trùng biến hình và trùng kiết lị:
+ Giống: có chân giả, hình thành bào xác.
+ Khác:
Trùng kiết lị: chỉ ăn hồng cầu, có chân giả ngắn
Trùng biến hình: Không có hại, có chân giả dài.
Chuyển tiếp: Bệnh sốt rét là một bệnh rất nguy hiểm, đã có thời kì trở thành nạn dịch ở nước ta. Vậy nguyên nhân gây ra loại bệnh này ntnđ
? Hãy cho biết môi trường sống của trùng sốt rét
( Kí sinh trong tuyến nước bọt của muỗi Anôphen, kí sinh ở hồng cầu trong máu người )
? em hãy cho biết đặc điểm cấu tạo của trùng sốt rét thích nghi với đời sống kí sinh ntn
?Nhận xét môi trường sống có ảnh hưởng ntn đến cấu tạo
( bộ phận các cơ quan tiêu giảm, các
quá trình dinh dưỡng, hô hấp, bài tiết đều thực hiện qua màng tế bào. )
?Hãy nêu vòng đời của trùng sốt rét
Đại diện hs trả lời
Hs thảo luận, đại diện nhóm trả lời.
II. Trùng sốt rét.
1. Cấu tạo:
Kích thước rất nhỏ, không có cơ quan di chuyển và các không bào.
2. Vòng đời:
1.Trùng sốt rét chui vào ký sinh ở hồng cầu.
2;3. Chúng sử dụng chất nguyên sinh bên trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho cơ thể mới.
4. Chúng phá vỡ hồng cầu chui ra ngoài tiếp tục vòng đời kí sinh mới.
?Trùng sốt rét vào cơ thể người ntn
( Muỗi Anôphen đốt người có bệnh, trùng sốt rét theo máu vào cơ thể muỗi, sinh sản, tập trung ở tuyến nước bọt của muỗi. Muỗi Anôphen có chứa trùng sốt rét đốt người lành trùng sốt rét chui vào hồng cầu, sống và sinh sản phá huỷ hồng cầu. )
?Tại sao người bị sốt rét da tái xanh
( Do hồng cầu bị phá huỷ)
Gv có thể giải thích thêm về căn bệnh sốt rét cách nhật: Khoảng cách giữa 2 lấn sinh sản của trùng sốt rét cũng là khoảng cách giữa 2 lần lên cơn sốt. Nếu là 48 giờ người bệnh cách một ngày lại lên cơn sốt, nếu là 72 giờ người bệnh cách 2 ngày mới lên cơn sốt. Các chất thải độc chứa trong hồng cầu bị phá vỡ được hoà tan trong dịch máu đ cơ thể bị ngộ độcđngười bệnh đau đầu, chóng mặt, thân nhiệt tăng đột ngột.
Củng cố: Gv cho hs hoàn thành bảng so sánh trang 24.
Cá nhân tự hoàn thành, đại diện trả lời.
Tên
Kích thước ( so với hồng cầu )
Con đường truyền dịch bệnh
Nơi ký sinh
Tác hại
Tên bệnh
Trùng kiết lị
To
Đường tiêu hoá
Ruột người
Viêm loét ruột, mất hồng cầu
Kiết lị
Trùng sốt rét
Nhỏ
Qua muỗi
Máu người
Ruột và nước bọt của muỗi
Phá huỷ hồng cầu
Sốt rét
?Tại sao người sống ở miền núi hay bị sốt rét
?Cách phòng chống bệnh sốt rét trong cộng đồng
3. Bệnh sốt rét ở nước ta.( sgk)
Củng cố: Chọn câu trả lời đúng:
1. Bệnh kiết lị do loại trùng nào gây nên:
Trùng biến hình
Tất cả các loại trùng
Trùng kiết lị
2. Trùng sốt rét phá huỷ loại tế bào nào của máu:
Bạch cầu
Hồng câu
Tiểu cầu
3. Trùng sốt rét vào cơ thể người bằng con đường nào:
Qua ăn uống
Qua hô hấp
Qua máu.
Yêu cầu hs đọc kết luận chung sgk.
Tiết 7. Đặc điểm chung-Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh.
I. Mục đích-yêu cầu
Hs nêu được đặc điểm chung của động vật nguyên sinh.
Hs chỉ ra được vai trò tích cực của động vật nguyên sinh và những tác hại do động vật nguyên sinh gây ra.
Rèn kỹ năng quan sát thu thập kiến thức.
II. Phương tiện
Tranh vẽ một số loại trùng
Tư liệu về một số loại bệnh do trùng gây ra.
III. Logic
Đại diện một số loàiđđặc điểm chung.
Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh.
IV. Phương pháp
Nêu vấn đề
Hỏi đáp
V. Tiến trình
1. Kiểm tra bài cũ
Nêu đặc điểm hình thái và sự phát triển của trùng sốt rét cơn?
Vì sao bệnh sốt rét cơn có thể lan truyền từ người này sang người khác? Giải thích trên cơ sở khoa học một người bị sốt rét cách nhật.?
2. Bài giảng
Gv
Mở bài: Với số lượng 40 nghìn loài, động vật nguyên sinh phân bố khắp nơi. Tuy nhiên chúng có cùng đặc điểm chung và có vai trò lớn với thiên nhiên và đời sống con người ntn?đ
Hs
Bảng
Tiết 7. Đặc điểm chung-Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh.
Yêu cầu hs quan sát hình 1 số trùng đã học, trao đổi nhóm hoàn thành bảng 1 trang 26
Gv kẻ sẵn bảng 1 lên bảng để hs chữa bài.
Trao đổi nhóm, hoàn thành bảng. Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung.
I. Đặc điểm chung
TT
Đại diện
Kích thước
Cấu tạo từ
Thức ăn
Bộ phận di chuyển
Hình thức sinh sản
Hiển vi
Lớn
1 tế bào
Nhiều tế bào
Trùng roi
*
*
Vụn hữu cơ
Roi
Vô tính theo chiều dọc
Trùng biến hình
*
*
Vi khuẩn, vụn hữu cơ
Chân giả
Vô tính
Trùng giày
*
*
Vi khuẩn, vụn hữu cơ
Lông bơi
Vô tính, hữu tính
Trùng kiết lị
*
*
Hồng cầu
Tiêu giảm
Vô tính
Trùng sốt rét
*
*
Hồng cầu
Không có
Vô tính
rong 5 loài động vật nguyên sinh ở bảng trên có thể chia làm mấy nhóm?
Gv yêu cầu tiếp tục thảo luận nhóm trả lời 3 câu hỏi
Động vật nguyên sinh sống tự do có đặc điểm gì?
Động vật nguyên sống kí sinh có đặc điểm gì?
Động vật nguyên sinh có đặc điểm gì chung?
Gv yêu cầu hs rút ra kết luận
Chuyển tiếp:
Động vật nguyên sinh có ở khắp nơi. Nó sống tự do hay sống ký sinh trên cơ thể sinh vật khác. Đối với con người nó có cả 2 mặt có lợ
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_bai_1_52_truong_thcs_nam_loi.doc