. Tìm được sự khác biệt giữa động vật và thực vật.
. Đặc điểm cơ bản của động vật.
. Sơ lược phân chia giới động vật.
. Vai trò của động vật.
- Kĩ năng:
. Khả năng quan sát hình, so sánh nhận ra kiến thức.
. Nhận xét hình, rút ra kiến thức để điển bảng.
. Hoạt động học tập hoạt động trong nhóm.
II/ Chuẩn bị:
GV: Tranh H 2.1 SGK.
Viết bảng 1 trang 9 SGK vào giấy cứng.
HS: ôn tập về tế bào và đặc điểm chung của thực vật.
III/ Hoạt động dạy và học:
HĐ 1/ On định lớp:
HĐ2/ Kiểm tra bài cũ
Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng phong phú?
105 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 1-57, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . ./. . ./2008
Ngày dạy: . ./. . ./2008
Tuần:1
Tiết:1 Bài 1: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG PHONG PHÚ
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ HS nhận thấy động vật đa dạng về số loài, về sự sai khác giữa các cá thể trong loài.
+ Chúng còn đa dạng về hình dạng và kích thước, môi trường sống.
- Kĩ năng:
+ Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, nhận xét hình.
+ Hoạt động học tập hợp tác trong nhóm.
II/ Chuẩn bị:
Tranh ảnh về các loài động vật và môi trường sống của chúng.
III/ Hoạt động dạy và học:
HĐ 1/ Oån định lớp:
HĐ 2/ Kiểm tra bài cũ (không)
HĐ 3/ Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 4: Sự đa dạng về loài
GV: giới thiệu sơ lược về thế giới động vật như SGK.
GV: yêu cầu HS đọc thông tin trang 5. Các HS còn lại theo dõi.
GV: cho HS nghiên cứu kĩ H 1.1 và H 1.2
GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm để thực hiện lệnh ở mục 1 SGK trang 6.
GV: đến các nhóm giúp đỡ HS
GV: gọi đại diện 2 nhóm trình bày.
Hãy nhận xét về số lượng loài động vật?
GV: gọi HS đọc thông tin ở giữa trang 6 SGK, Các HS khác theo dõi.
GV: Còn những biểu hiện nào về sự đa dạng của thế giới động vật?
Một HS đọc thông tin ở trang 5 SGK, các HS khác theo dõi.
HS: quan sát H 1.1, H 1.2 và đọc các chú thích.
HS: thảo luận nhóm theo lệnh ở mục 1 trang 6 SGK.
HS: trình bày được:
+ Các loài động vật thu thập được khi:
. Kéo 1 mẻ lưới trên biển: cá, mực, cua tôm..
. Tát 1 ao cá: nhiều loại cá tép, ốc cua...
. Đơm đó qua một đêm ở đầm, hồ: các loại cá, tôm, cua...
1-2 HS trả lời. Yêu cầu trả lời: số lượng loài động vật rất lớn.
HS: đọc thông tin.
HS: Trả lời được mỗi loài có số cá thể rất đông.
Động vật có số lượng loài rất lớn, mỗi loài số cá thể rất đông.
Động vật đa dạng về kích thước:có con to như con voi, nhưng nhiều loài có kích thước hiển vi. Chúng còn có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau.
Hoạt động 5: Sự đa dạng về môi trường sống
GV: yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát H 1.3 và 1.4. thực hiện yêu cầu của H vào vở bài tập.
Gọi 2 HS đọc phần bài làm của mình.
GV: Yêu cầu HS thảo luận chung cả lớp theo các câu hỏi ở đầu trang 8 SGK.
GV: gợi ý thêm cho HS
+ Điều kiện khí hậu ở vùng bắc cưc và nam cực như thế nào?
+ Điều kiện tự nhiên ở vùng nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho sự phát triển của động vật, thực vật ra sao?
HS: quan sát H 1.3, 1.4 SGK. Thực hiện yêu cầu của H 1.4 vào vở.
2 HS đọc phần bài làm nhận xét.
HS thảo luận theo yêu cầu của GV.
+ QS lại H 1.3 đọc chú thích thảo luận từng câu hỏi. HS trả lời được:
. Chim cánh cụt nhờ lớp mở tích lũy dưới da dày, lông rậm và tập tính chăm sóc trứng và con non rất chu đáo. Nên chúng thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cưc để trở thành nhóm chim cũng rất đa dạng, phong phú
. Nguyên nhân khiến động vật nhuệt đới rất đa dạng và phong phú là: nhiệt độ ấm áp, thức ăn phong phú, môi trường sống đa dạng.
. Động vật nước ta rất đa dạng và phong phú vì có các điều kiện như ở câu trên, thêm nữa tài nguyên rừng và tài nguyên biển nước ta chiếm 1 tỉ lệ rất lớn so với điều kiện lãnh thổ.
- Động vật có đặc điểm cấu tạo thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau.
- Động vật còn có cấu tạo đặc biệt để sống được ở những vùng khí hậu khắc nghiệt.
- Ở vùng nhiệt đới điều kiện tự nhiên thuận lợi, nên thực vật rất phong phú tạo điều kiện cho động vật sinh sôi phát triển, số lượng động vật ở đây rất đông đảo VN ta cũng vậy.
*Tổng kết bài học:
HS đọc kết luận cuối bài.
HĐ 6/ Kiểm tra đánh giá:
- Hãy kể tên những động vật thường gặp ở địa phương em? Chúng có đa dạng phong phú không/
- Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú
HĐ 7/ Dặn dò:
HS học thuộc bài, xem trước bài 2. Oân tập về tế bào và đạc điểm chung của thực vật.
--------------------------------------------
Ngày soạn: . ./. . ./2008
Ngày dạy: . ./. . ./2008
Tuần:1
Tiết:2 Bài2: PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức:
. Tìm được sự khác biệt giữa động vật và thực vật.
. Đặc điểm cơ bản của động vật.
. Sơ lược phân chia giới động vật.
. Vai trò của động vật.
- Kĩ năng:
. Khả năng quan sát hình, so sánh nhận ra kiến thức.
. Nhận xét hình, rút ra kiến thức để điển bảng.
. Hoạt động học tập hoạt động trong nhóm.
II/ Chuẩn bị:
GV: Tranh H 2.1 SGK.
Viết bảng 1 trang 9 SGK vào giấy cứng.
HS: ôn tập về tế bào và đặc điểm chung của thực vật.
III/ Hoạt động dạy và học:
HĐ 1/ Oån định lớp:
HĐ2/ Kiểm tra bài cũ
Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng phong phú?
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Hoạt động 3: Sự khác biệt cơ bản giữa động vật với thực vật
GV: treo tranh H 2.1
+ Sự khác biệt giữa tế bào động vật và thực vật?
+ Sự khác nhau giữa động vật và thực vật về dinh dưỡng cũng như các hoạt động khác.
GV: cùng HS chữa bài làm trên bảng giấy.
Dựa vào kết quả điền ở bảng các em thảo luận nhóm theo yêu cầu ở đầu trang 10 SGK.
HS: lên bảng nhìn lên tranh trả lời.
HS: thực hiện yêu cầu ở bảng 1 trang 9 SGK vào vở bài tập, một hS lên bảng làm vào giấy cứng mà GV chuẩn bị sẵn.
HS: thảo luận
Đại diện 2 nhóm trả lời
- Động vật giống thực vật ở đặc điểm: đều có cấu tạo tế bào, có khả năng sinh sản và phát triển.
- Động vật khác thực vật ở đặc điểm: chỉ sử dụng chất hữu cơ có sẵn, phần lớn di chuyển được, có hệ thần kinh và giác quan.
Hoạt động 4: Đặc điểm chung của động vật
GV: gọi HS đọc các đặc điểm dự kiến về động vật ở trang 10 SGK. Các HS khác theo dõi.
Các em thảo luận 1 nhóm 2 bạn, điền vào ô trống.
GV: yêu cầu HS đưa ra lí do chọn như vậy.
HS: đọc theo yêu cầu của GV
HS: thảo luận điền vào ô trống.
3 HS trả lời
- Có khả năng di chuyển.
- Có hệ thần kinh và giác quan.
- Dị dưỡng (khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn)
Hoạt động 5: Sơ lược sự phân chia giới động vật
GV: gọi HS đọc to thông tin III ở trang 10 SGK. Các HS khác theo dõi.
Chương trình sinh học 7 đề cập đến những ngành động vật?
HS: đọc thông tin
HS:TL
SGK
Hoạt động 6: Vai trò của động vật
GV: yêu cầu HS làm bảng 2 trang 11 SGK vào vở bài tập.
GV: gọi HS đọc phần bài làm của mình.
GV hỏi:
Động vật có vai trò như thế nào trong đời sống con người?
Chúng ta phải có thái độ như thế nào đối với chúng?
HS: làm theo yêu cầu của GV.
HS: đọc, các HS khác nhận xét, bổ sung.
2 HS trả lời., bổ sung.
2 HS trả lời, bổ sung.
Động vật có vai trò rất lớn đối với đời sống con người, chúng là nguồn thực phẩm quan trọng của con người, cung cấp nguyên liệu, hỗ trợ lao động, giải trí, thể thao, an ninh, làm vật thí nghiệm... chúng ta cần sử dụng hợp lí và bảo vệ động vật.
- Nhiều động vật gây hại cho con người,cần có biện pháp phòng trừ.
*Tổng kết bài học:
HS đọc kết luận cuối bài.
HĐ7/ Kiểm tra đánh giá:
Điểm khác nhau cơ bản giữa động vật và thực vật.
Giải thích H 2.2
HĐ8/ Dặn dò:
HS học thuộc bài, xem trước bài 3 thực hành”Quan sát một số động vật nguyên sinh”.
--------------------------------------------
Ngày soạn: . ./. . ./2008
Ngày dạy: . ./. . ./2008
Tuần:2 CHƯƠNG I: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
Tiết:3 Bài 3: THỰC HÀNH QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT
NGUYÊN SINH
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Nhận biết hình dáng, tập tính của trùng đế giày, trùng roi qua kính hiển vi.
+ Vẽ được hình của 2 trùng này.
- Kĩ năng:
+ Rèn các thao tác thực hành.
+ Quan sát dưới kính hiển vi.
+ Vẽ hình.
II/ Chuẩn bị:
GV: nước ngâm rơm, nước ao hoặc vớt ván xanh ở ao hồ(có trùng giày, trùng roi)
Kính hiển vi
Tranh và mô hình trùng giày, trùng roi.
III/ Hoạt động dạy và học:
HĐ1/ Oån định lớp:
HĐ2/ GV: phổ biến yêu cầu của bài
+ Nhận biết được ít nhất 2 đại diện: trùng giày, trùng roi.
+ Củng cố kĩ thuật sử dụng kính hiển vi.
+ Hướng dẫn cáh viết thu hoạch:
. Cách làm.
. Điều quan sát được.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Hoạt động 3: Quan sát trùng giày
Phân phát kính hiển vi, phiến kính, lamen, bình nuôi động vật nguyên sinh cho các nhóm.
Trùng giày di chuyển khá nhanh, có thể dùng sợi bông khoanh vùng lại để dễ quan sát.
GV: treo tranh để HS đối chiếu.
GV: đến các nhóm uốn nắn, trả lời thắc mắc cho HS.
Đề nghị các nhóm quan sát lại mẫu dưới kính hiển vi, phát hiện trùng giày đang sinh sản(nếu có), cho đại diện của các nhóm khác quan sát.
Các nhóm tiến hành lên kính, quan sát, đối chiếu với H 3.1 vẽ hình vào vở.
Quan sát cách di chuyển của trùng giày.
Thực hiện yêu cầu ở đầu trang 15 SGK vào vở bài tập.
3 nhóm trả lời, nhận xét đưa ra ý kiến đúng, quan sát lại dưới kính hiển vi.
Trùng giày có dạng khối, không cân xứng, giống chiếc giày. Chúng di chuyển theo kiểu vừa tiến vừa xoay nhờ lông bơi.
Hoạt động 4: Quan sát trùng roi
Phân phát ván xanh ao hồ cho các nhóm HS.
Đưa một giọt nước lên phiến kính, dùng giấy thấm hút bớt nước, quan sát ở đọ phóng đại nhỏ, rồi độ phóng đại lớn.
GV: treo tranh để HS đối chiếu.
Lưu ý HS không nhìn thấy roi nhưng nhìn thấy điểm mắt và các hạt diệp lục.
Các nhóm HS thực hiện trên kính. Đối chiếu với H 3.3.
Các nhóm quan sát trùng roi báo cáo GV.
Thực hiện yêu cầu giữa trang 16 SGK vào vở bài tập.
3 nhóm HS trả lời, nhận xét.
Trùng roi hình thoi, đầu tù, đuôi nhọn. Chúng có điểm mắt, có hạt diệp lục nên có thể tự dưỡng ở ngoài ánh sáng, di chuyển bằng cách vừa tiến vừa xoay.
HĐ5/ Yêu cầu viết thu hoạch:
Cách làm.
Hiện tượng quan sát được.
Vẽ hình quan sát thấy.
HĐ6/ Dặn dò:
Về nhà hoàn thành yêu cầu trên.
--------------------------------------------
Ngày soạn: . ./. . ./2008
Ngày dạy: . ./. . ./2008
Tuần:2
Tiết:4 Bài 4:TRÙNG ROI
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Có kiến thức cấu tạo trong, cấu tạo ngoài, sự di chuyển của trùng roi, cùng sự dinh dưỡng, sự sinh sản của nó.
+ Có khái niệm tập đoàn khi nghiên cứu tập đoàn trùng roi, thấy được mối quan hệ giữa chúng với động vật đa bào.
- Kĩ năng:
+ Quan sát, phân tích hình vẽ.
+ Hoạt động học tập, hợp tác trong nhóm.
II/ Chuẩn bị:
Tranh H 4.1, H 4.2, H 4.3.
III/ Hoạt động dạy và học:
HĐ1/ Oån định lớp:
HĐ2/ Kiểm tra bài cũ
Mô tả hình dạng trùng roi và các đặc điểm cơ bản về chúng.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Hoạt động 3: Quan sát cấu tạo và di chuyển của trùng roi
Giới thiệu về trùng roi xanh.
Mô tả hình dạng trùng roi.
Nêu cấu tạo trùng roi?
Trùng roi di chuyển bằng cách nào?
1 HS đọc to thông tin ở đầu trang 17 SGK các HS khác theo dõi.
Quan sát H 4.1 đọc chú thích.
1 HS trả lời, bổ sung.
1 HS lên bảng chỉ trên tranh, có thể bổ sung.
1-2 HS trả lời.
Trùng roi có hình thoi, có roi, điểm mắt, không bào co bóp, hạt diệp lục, hạt dự trữ, nhân, màng cơ thể.
Hoạt động 4: Sự dinh dưỡng của trùng roi
Tại sao nói sự dinh dưỡng của trùng roi thể hiện mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật và thực vật.
Sự hô hấp và bài tiết của trùng roi diễn ra như thế nào?
1 HS đọc to thông tin giữa trang 17 SGK.
Thảo luận chung cả lớp
Trùng roi dinh dưỡng theo hình thức vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng.
Hô hấp trao đổi qua màng cơ thể, bài tiết nhờ không bào co bóp.
Hoạt động 5: Sự sinh sản của trùng roi
GV: gọi hS đọc thông tin.
GV: treo tranh H 4.2
GV: gọi HS lên bảng chỉ tranh và mô tả.
1 HS đọc to thông tin cuối trang 17 SGK, các HS khác theo dõi.
Quan sát phân tích H 4.2 (đọc lại thông tin)
1 HS lên bảng mô tả sáu bước sinh sản của trùng roi qua tranh. Có thể bổ sung.
Trùng roi sinh sản bằng cách phân đôi, nhân phân đôi trước.
Hoạt động 6: Tính hướng sáng
Tại sao phía bình nước thí nghiệm có ánh sáng lại có màu xanh lá cây?
1 HS đọc to thông tin đầu trang 18.
2 HS trả lời.
Thực hiện yêu cầu ở giữa trang 18 SGK.
2 HS đọc kết quả, nhận xét.
Trùng roi tiến về phía ánh sáng là nhờ roi và điểm mắt nhận ra ánh sáng.
Trùng roi giống tế bào thực vật vì có diệp lục.
Hoạt động 7: Nhận biết hình dạng tập đoàn trùng roi, ý nghĩa cấu tạo của nó
Nhận xét hình dạng tập đoàn trùng roi?
Tại sao gọi là tập đoàn?
Tại sao nói tập đoàn trùng roi là nhóm động vật đơn bào?
1 HS đọc to thông tin cuối trang 18 SGK, các HS khác theo dõi. Quan sát H 4.3, đọc chú thích.
2 HS trả lời, nhận xét
2 HS trả lời, nhận xét
Thực hiện yêu cầu ở đầu trang 19 SGK vào vở bài tập.
2 HS đọc phần bài làm của mình, nhận xét bổ sung.
2 HS trả lời.
Tập đoàn trùng roi có dạng hình cầu, gồm hàng nghìn tế bào độc lập có các roi hướng ra phía ngoài. Chúng gợi ra mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.
*Tổng kết bài học:
HS đọc kết luận cuối bài.
HĐ8/ Kiểm tra đánh giá:
- Tại sao nói trùng roi thể hiện mối quan hệ giữa động vậ với thực vật?
- Tập đoàn trùng roi là hình ảnh về mối quan hệ nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.
HĐ9/ Dặn dò:
HS học thuộc bài, xem lại kiến thức phần trùng giày. Đọc phần “em có biết”
--------------------------------------------
Ngày soạn: . ./. . ./2008
Ngày dạy: . ./. . ./2008
Tuần:3
Tiết:5 Bài 5: TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Nhận biết cấu tạo, cách di chuyển, sự dinh dưỡng và sinh sản ở trùng biến hình.
+ Biết được các đặc điểm tương tự ở trùng giày.
+ So sánh thấy được các đặc điểm giống nhau giữa trùng giày và trùng biến hình.
- Kĩ năng:
+ Rèn kĩ năng quan sát, nhận xét hình vẽ.
+ Hoạt động học tập hợp tác theo nhóm.
II/ Chuẩn bị:
Tranh vẽ trùng biến hình và trùng giày.
III/ Hoạt động dạy và học:
HĐ1/ Oån định lớp:
HĐ2/ Kiểm tra bài cũ:
+ Mô tả hình dạng và cách di chuyển của trùng giày.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Hoạt động 3: Cấu tạo và cách di chuyển của trùng biến hình
- Giới thiệu trùng biến hình đại diện cho trùng chân giả.
- GV: gọi HS đọc thông tin trang 20 SGK. Các HS còn lại theo dõi.
- Trùng niến hình có cấu tạo đơn giản như thế nào?
- Chúng di chuyển ra sao?
- Vì sao cơ thể luôn biến dạng?
- GV: treo tranh trùng biến hình
- Tại sao gọi là trùng biến hình?
- Tại sao nói đây là cơ thể đơn bào đơn giản.
-1 HS đọc to thông tin trang 20 SGK, các HS khác theo dõi.
- HS quan qát H 1.5 đọc chú thích.
- Thảo luận chung cả lớp
- 1 HS lên bảng chỉ vào tranh giới thiệu cấu tạo trùng biến hình.
- 1-2 HS trả lời
- 1-2 HS trả lời
- Là một đại diện của lớp trùng chân giả.
- Là một cơ thể đơn bào đơn giản.
- Di chuyển bằng chân giả.
Hoạt động 4: Dinh dưỡng và sinh sản của trùng biế.n hình
- Yêu cầu HS quan sát tranh và đọc chú thích. Thực hiện yêu cầu ở cuối trang 20 SGK.
- GV: gọi 2 HS đọc phần trả lời, nhận xét.
- Thế nào là tiêu hóa nội bào?
- Sự hô hấp, bài tiết của trùng biến hình diễn ra như thế nào?
- Trùng biến hình sinh sản ra sao?
- Nếu gặp điều kiện không thuận lợi chúng có sinh sản không? Nếu không thì xảy ra hiện tưọng gì?
- HS: quan sát H 5.2 đọc chú thích.
- Thực hiện yêu cầu ở cuối trang 20 SGK.
- 2 HS đọc phần trả lời, nhận xét.
- Thảo luận chung cả lớp
- 1-2 HS trả lời, nhận xét.
- Trùng biến hình bắt mồi bằng chân giả, hô hấp qua bề mặt cơ thể, bài tiết nhờ không bào co bóp.
- Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi.
Hoạt động 5: Trùng giày
- GV: giới thiệu đại diện của lớp trùng cỏ.
- Mô tả hình dạng, cấu tạo của trùng giày? Nó di chuyển như thế nào?
- Treo tranh trùng giày. GV gọi một HS lên bảng nhìn vào tranh mô tả hình dạng, cấu tạo trùng giày.
- Gọi 1 HS lên bảng nhìn vào tranh mô tả sự tiêu hóa của trùng giày.
- GV: yêu cầu HS thảo luận.
- Gọi đại diện 2 nhóm trả lời.
- GV giới thiệu sơ qua về sự sinh sản của trùng giày.
- HS: đọc thông tin. Các HS khác theo dõi.
- Quan sát H 5.3 đối chiếu thông tin với hình.
- HS: lên bảng dựa vào tranh mô tả cấu tạo hình dạng của trùng giày. HS khác nhận xét.
- HS: đọc thông tin, các HS khác theo dõi, đối chiếu với H 5.3
- HS: miêu tả sự tiêu hóa của trùng giày qua tranh.
- Thảo luận nhóm theo yêu cầu đấu trang 22 SGK
- 2 nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Trùng giày là động vật đơn bào, nhưng cơ thể phân hóa thành các bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận thực hiện một chức năng khác nhau.
- Thức ăn theo không bào tiêu hóa di chuyển theo quỹ đạo xác định trong cơ thể, chất bã ra ngoài qua lỗ thoát.
- Có hình thức sinh sản vô tính và tiếp hợp.
*Tổng kết bài học:
HS đọc kết luận cuối bài.
HĐ6/ Kiểm tra đánh giá:
- Tại sao nói trùng biến hình là động vật nguyên sinh có cấu tạo đơn giản.
- Cấu tạo trùng giày tiến bộ hơn trùng roi, trùng biến hình ở điểm nào?
HĐ7/ Dặn dò:
HS học thuộc bài, vẽ hình 5.1 và 5.2. Đọc mục em có biết. Xem trước bài 6.
--------------------------------------------
Ngày soạn: . ./. . ./2008
Ngày dạy: . ./. . ./2008
Tuần:3
Tiết:6 Bài 6: TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Nhận tyấy đặc điểm cơ bản của trùng kiết lị và tác hại của chúng – đại diện kí sinh của trùng chân giả.
+ HS hiểu được cấu tạo và sự dinh dưỡng đơn giản của trùng sốt rét. Thông qua vòng đời thấy được tác hại của chúng đối với con người.
- Kĩ năng:
+ Kĩ năng quan sát, nhận biết hình vẽ.
+ Chọn lọc kiến thức để điền bảng.
+ Vận dụng bài học vào thực tế cuộc sống.
II/ Chuẩn bị:
GV: Tranh về trùng kiết lị và trùng sốt rét.
HS: Xem lại kiến thức về trùng biến hình.
III/ Hoạt động dạy và học:
HĐ1/ Oån định lớp:
HĐ2/ Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu đặc điểm cấu tạo, sự di chuyển của trùng biến hình.
+ Nêu đặc điểm cấu tạo, sự di chuyển của trùng chân giả.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Hoạt động 3: Trùng kiết lị
- Trùng kiết lị có cấu tạo như thế nào?
- Chúng vào cơ thể người bằng cách nào? Ở đâu? Gây tác hại gì?
- Bệnh nhân kiết lị có triệu chứng ra sao?
- Trùng kiết lị gây hại như thế nào?
- 1 HS đọc to thông tin giữa trang 23 SGK, các HS khác theo dõi.
- HS: quan sát đọc chú thích ở H 6.1 và 6.2.
- Thảo luận chung cả lớp.
- Thực hiện yêu cầu ở trang 23 SGK vào vở bài tập.
- 2 HS: TL
- 1 HS: TL
- Trùng kiết lị có cấu tạo giống trùng biến hình (trùng chân giả)
- Kí sinh ở ruột người, gây viêm loét ruột, tiêu hao nhiều hồng cầu, dẫn đến bệnh nhân bị đi ngoài lẫn máu, dịch nhày. Đây là loại bệnh rất nguy hiểm cho con người.
- Chúng sinh sản nhanh có hiện tượng kết bào xác.
Hoạt động 4: Trùng sốt rét
- Hoạt động dinh dưỡng thực hiện như thế nào?
- Muỗi Anôphen truyền bệnh sốt rét có đăïc điểm gì?
- Mô tả vòng đời trùng sốt rét.
- Trùng sốt rét gây hại cho người như thế nào?
- Tại sao người bệnh sốt cao nhưng vẫn rét?
- GV: giới thiệu bệnh sốt rét ơ nước ta và công lao của giáo sư Đặng Văn Ngữ trong nghiên cứu phòng chống bệnh này.
- Trùng sốt rét sinh sản vô tính ở trong máu người và sinh sản hữu tính trong cơ thể muỗi.
- 1HS đọc thông tin đầu trang 24 SGK, các HS khác theo dõi.
- Thảo luận chung cả lớp.
- Quan sát, đọc chú thích H 6.3. Nhận biết muỗi gây bệnh.
- 1-2 HS trả lời.
- Đọc thông tin vòng đời trùng sốt rét, quan sát H 6.4 đọc chú thích.
- Thảo luận chung cả lớp.
- Thảo luận nhóm theo yêu cầu bảng 1 trang 24 SGK.
- 2 nhóm trả lời các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Tổng kết bài học:
HS đọc kết luận cuối bài.
HĐ5/ Kiểm tra đánh giá:
- Đưa ra bằng chứng chứng tỏ trùng kiết lị thuộc trùng chân giả.
- Muốn phòng bệnh này nên làm thế nào?
HĐ6/ Dặn dò:
HS học thuộc bài, đọc mục “em có biết”, xem trước bài 7.
--------------------------------------------
Ngày soạn: . ./. . ./2008
Ngày dạy: . ./. . ./2008
Tuần:4
Tiết:7 Bài7: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Tìm ra đặc điểm chung của động vật nguyên sinh.
+ Thấy được vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh.
- Kĩ năng:
+ Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức.
+ Khả năng lựa chọn kiến thức để điền bảng.
II/ Chuẩn bị:
GV: Kẻ bảng trang 26 SGK vào giấy cứng. Tranh ảnh về các loài động vật nguyên sinh.
HS: Oân tập các bài 4,5,6.
III/ Hoạt động dạy và học:
HĐ1/ Oån định lớp:
HĐ2/ Kiểm tra bài cũ:
- Đưa ra bằng chứng chứng tỏ trùng kiết lị thuộc trùng chân giả.
- Muốn phòng bệnh này nên làm thế nào?
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Hoạt động 3: Đặc điểm chung
- GV: tới các nhóm quan sát trả lời thắc mắc cho HS.
- HS: đọc thông tin đầu trang 26 SGK.
- Nghiên cứu điền bảng 1(theo nhóm 2HS). Đại diện 1 nhóm lên điền vào bảng phụ.
- 2HS trình bày phần bài làm của mình. GV cùng HS chữa bảng phụ. Các HS khác nhận xét kết quả đưa ra.
- Căn cứ vào kết quả bảng phụ, HS thảo luận theo yêu cầu giữa trang 26 SGK.
- 2-3 nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung.
ĐVNS có đđ chung là:
- Cơ thể có kích thước h.vi.
- Cơ thể có cấu tạo bằng 1 tb nhưng đảm nhận mọi chức năng sống.
- Phần lớn dị dưỡng di chuyển bằng chân giả, lông bơi hoặc roi bơi hoặc tiêu giảm.
- Ssản vô tính theo hình thức phân đôi, Ssản hữu tính bằng cách tiếp hợp, phân nhiều.
Hoạt động 4: Vai trò thực tiễn
- Hãy giới thiệu về trùng lỗ và vai trò của chúng.
- Động vật nguyên sinh có vai trò gì?
- 1HS đọc thông tin cuối trang 26 SGK. Các HS khác theo dõi.
- Quan sát H 7.1 đọc chú thích, thực hiện yêu cầu ở cuối trang 26 SGK.
- 2 HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Quan sát H 7.2 đọc chú thích, đọc thông tin giữa trang 27 SGK.
- 2 HS trả lời
- Thực hiện yêu cầu ở cuối trang 27 SGK theo nhóm.
- 2-3 nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung.
- 2 HS trả lời
- Là thức ăn của nhiều Đv lớn trong nước.
- Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước.
- Có ý nghĩa về địa chất: Trùng lỗ.
- Một số ĐVNS gây nhiều bệnh nguy hiểm cho Đv và người:
Ví dụ: Gây bệnh cho người: TKL và TSR.
Gây bệnh ở động vật: Trùng tầm gai, cầu trùng.
*Tổng kết bài học:
HS đọc kết luận cuối bài.
HĐ5/ Kiểm tra đánh giá:
- Tại sao nói động vật nguyên sinh vừa có lợi vừa có hại?
HĐ6/ Dặn dò:
HS học thuộc bài,đọc mục “em có biết”, xem trước bài.
--------------------------------------------
Ngày soạn: . ./. . ./2008
Ngày dạy: . ./. . ./2008
Tuần:4 CHƯƠNG II: NGÀNH RUỘT KHOANG
Tiết:8 Bài 8: THỦY TỨC
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Qua quan sát HS biết hình dạng ngoài, cách di chuyển của thủy tức.
+ Hiểu được cấu tạo, chức năng của một số loại tế bào làm cơ sở giải thích được cách dinh dưỡng và sinh sản của chúng.
- Kĩ năng:
+ Kĩ năng quan sát hình vẽ.
+ Khả năng so sánh, suy luận để biết được kiến thức
II/ Chuẩn bị:
+ Tranh Học sinh 8.1, tranh cấu tạo trong thủy tức.
III/ Hoạt động dạy và học:
HĐ1/ Oån định lớp:
HĐ2/ Kiểm tra
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_1_57.doc