I. MỤC TIÊU:
Kiến thức :
- Học sinh mô tả được cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của trùng roi từ đó nắm được cách dinh dưỡng và sinh sản của chúng.
- Tìm hiểu cấu tạo tập đoàn trùng roi và quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào với động vật đa bào.
Kỹ năng :
- Rèn kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
Thái độ :
- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- GV : Tranh phóng to H4.1 → 4.3 Sgk
- HS : Xem lại bài thực hành, kẻ phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định:(1ph)
2. Kiểm tra: (2ph)
Kiểm tra hình vẽ của học sinh.
3. Bài mới: (35ph)
Giới thiệu: (1ph)
Mở bài: Môn thực vật và động vật đều coi trùng roi thuộc phạm vi nghiên cứu của mình. Vậy đặc điểm cấu tạo cơ thể và hoạt động sinh lý của trùng roi thể hiện sự liên quan với thực vật và động vật như thế nào bài mới: Trùng roi
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 12/07/2022 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Bài 4: Trùng roi - Võ Thị Thanh Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 NS: 27/8/2009
Tiết: 4 ND: 28/8/2009
Bài 4:
I. MỤC TIÊU:
☺ Kiến thức :
- Học sinh mô tả được cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của trùng roi từ đó nắm được cách dinh dưỡng và sinh sản của chúng.
- Tìm hiểu cấu tạo tập đoàn trùng roi và quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào với động vật đa bào.
☺ Kỹ năng :
- Rèn kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
☺ Thái độ :
- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- GV : Tranh phóng to H4.1 → 4.3 Sgk
- HS : Xem lại bài thực hành, kẻ phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định:(1ph)
2. Kiểm tra: (2ph)
Kiểm tra hình vẽ của học sinh.
3. Bài mới: (35ph)
☺ Giới thiệu: (1ph)
Mở bài: Môn thực vật và động vật đều coi trùng roi thuộc phạm vi nghiên cứu của mình. Vậy đặc điểm cấu tạo cơ thể và hoạt động sinh lý của trùng roi thể hiện sự liên quan với thực vật và động vật như thế nào ® bài mới: Trùng roi
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
24ph
H1
H2
H3
H4
☼ Hoạt động 1: T ìm hiểu trùng roi xanh.
Mục tiêu: Nêu được những đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản và tính hướng sáng của trùng roi xanh.
Trùng roi xanh được gặp ở môi trường nào?
- GV yêu cầu:
+ Nghiên cứu SGK, vận dụng kiến thức bài trước.
+ Quan sát H 4.1 và 4.2 SGK.
+ Hoàn thành phiếu học tập.
- GV kẻ phiếu học tập lên bảng phụ để HS chữa bài.
- GV ghi ý kiến bổ sung vào cạnh bảng.
- GV nhận xét và thông báo kết quả đúng như bảng ở dưới.
Môi trường tự do trong ao, hồ
- Cá nhân tự đọc thông tin ở mục I trang 17 và 18 SGK.
- Quan sát hình vẽ
- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và hoàn thành phiếu học tập:
- Yêu cầu nêu được:
+ Cấu tạo chi tiết trùng roi
+ Cách di chuyển nhờ roi
+ Các hình thức dinh dưỡng
+ Kiểu sinh sản vô tính chiều dọc cơ thể.
+ Khả năng hướng về phía có ánh sáng.
- Đại diện các nhóm ghi kết quả trên bảng, các nhóm khác bổ sung.
Tên ĐV
Đặc điểm
Trùng roi xanh
1. Cấu tạo
- Là 1 TB (0,05mm) hình thoi, đầu tù, đuôi nhọn.
- Có roi, điểm mắt, hạt diệp lục, hạt dự trữ, không bào co bóp, không bào tiêu hóa.
2. Di chuyển
- Roi xoáy vào nước → vừa tiến vừa xoay
3. Dinh dưỡng
- Dinh dưỡng: tự dưỡng, dị dưỡng
- Hô hấp: TĐK qua màng cơ thể
- Bài tiết nhờ không bào co bóp
4. Sinh sản
- Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiếu dọc
5. Tính hướng sáng
- Điểm mắt và roi giúp trùng roi hướng về chỗ có ánh sáng.
- GV yêu cầu HS dựa vào kết quả phiếu học tập trả lời câu hỏi:
Đặc điểm cấu tạo của trùng roi xanh có gì giống thực vật?
Cách thức dinh dưỡng của trùng roi xanh có đặc điểm gì giống và khác thực vật
Cách dinh dưỡng của trùng roi xanh gợi cho ta suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa ĐV và TV
- GV yêu cầu HS quan sát H4.2 miêu tả bằng lời cách sinh sản của trùng roi?
- Yêu cầu HS giải thích thí nghiệm ở mục 4: “Tính hướng sáng”
- Làm nhanh bài tập mục s thứ 2 trang 18 SGK.
+ Cơ thể có hạt diệp lục
+ Giống: tự dưỡng
+ Khác : hình thức dị dưỡng.
Động vật và thực vật có chung nguồn gốc. Trùng roi xanh được coi là trung gian giữa động vật và thực vật
(1) Nhân nhân đôi, thêm một roi mới.
(2) Điểm mắt và các bào quan khác nhân đôi.
(3) Tách riêng 2 roi, 2 nhân.
(4) Bổ dọc cơ thể từ đầu xuống
(5) Bổ dọc hoàn toàn cơ thể
(6) Hình thành 2 cá thể mới.
- Nhờ có điểm mắt nên có khả năng cảm nhận ánh sáng.
- Đáp án: Roi, đặc điểm mắt, quang hợp, có diệp lục.
Kết luận:
HS kẻ phiếu học tập vào vở
10ph
H1
H2
H3
☼ Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của động vật.
Mục tiêu: HS thấy được tập đoàn trùng roi xanh là động vật trung gian giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.
- GV yêu cầu HS:
+ Nghiên cứu SGK, quan sát H4.3 trang 18.
+ Hoàn thành bài tập mục s trang 19 SGK (điền từ vào chỗ trống).
Nhận xét hình dạng tập đoàn trùng roi.
Vì sao tập đoàn trùng roi dù có nhiều TB nhưng vẫn là ĐV đơn bào
Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa ĐV đa bào với đơn bào?
GV giảng: Trong tập đoàn, 1 số cá thể ở ngoài làm nhiệm vụ di chuyển bắt mồi, đến khi sinh sản một số tế bào chuyển vào trong phân chia thành tập đoàn mới.
- Cá nhân tự thu nhận kiến thức.
- Trao đổi nhóm và hoàn thành bài tập:
- Yêu cầu lựa chọn: trùng roi, tế bào, đơn bào, đa bào.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung.
- 1 vài HS đọc toàn bộ nội dung bài tập.
Hình cầu
Giữa động vật đơn bào và động vật đa có mối quan hệ về nguồn gốc.
Kết luận:
+ Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào có roi, liên kết lại với nhau tạo thành.
+ Chúng gợi ra mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào .
4. Củng cố: (5ph)
- Đọc kết luận / 19 SGK
- Trả lời câu hỏi SGK.
- Hỏi thêm: Một số thực vật bậc thấp như tảo đơn bào, nhờ roi chúng cũng di chuyển được. Vậy lấy tiêu chuẩn nào để phân biệt chúng khác với động vật.
5. Dặn dò: (2ph)
- Học bài + trả lời câu hỏi SGK
- Đọc: “Em có biết”
- Xem trước bài: Trùng biến hình và trùng giày.
- Kẻ phiếu học tập.
Tên ĐV
Đặc điểm
Trùng biến hình
Trùng giày
Cấu tạo
Dinh dưỡng
Di chuyển
Sinh sản
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_bai_4_trung_roi_vo_thi_thanh_uyen.doc