I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Nắm được đặc điểm chung của từng bộ, giải thích được bộ Dơi và bộ Cá Voi thuộc lớp thú.
- Tìm ra những đặc điểm của dơi và cá voi thích nghi với đời sống của chúng.
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc độc lập và hoạt động nhóm.
3. Về thái độ:
- Giáo dục thế giới quan khoa học biện chứng: cấu tạo phù hợp với chức phận, cấu tạo phù hợp với môi trường sống.
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
- Giáo dục tình yêu với bộ môn.
II. Phương pháp:
Sử dụng nhóm phương pháp trực quan kết hợp với dùng lời.
III. Đồ dùng dạy học:
- Tranh H49.1 (trang 159); H49.2 (trang 160).
- Phiếu học tập, bảng chuẩn.
- Một số tranh ảnh về dơi, cá voi, nạn săn bắt cá voi. (Sưu tập)
10 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 12/07/2022 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Bài 49: Đa dạng của lớp thú. Bộ dơi và bộ cá voi (Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 49: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (tiếp theo)
BỘ DƠI VÀ BỘ CÁ VOI
Ngày soạn: 07/03/2010
Ngày giảng: 11/03/2010 (Thứ 5 - tiết 1)
Lớp dạy: 7B
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Nắm được đặc điểm chung của từng bộ, giải thích được bộ Dơi và bộ Cá Voi thuộc lớp thú.
- Tìm ra những đặc điểm của dơi và cá voi thích nghi với đời sống của chúng.
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc độc lập và hoạt động nhóm.
3. Về thái độ:
- Giáo dục thế giới quan khoa học biện chứng: cấu tạo phù hợp với chức phận, cấu tạo phù hợp với môi trường sống.
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
- Giáo dục tình yêu với bộ môn.
II. Phương pháp:
Sử dụng nhóm phương pháp trực quan kết hợp với dùng lời.
III. Đồ dùng dạy học:
- Tranh H49.1 (trang 159); H49.2 (trang 160).
- Phiếu học tập, bảng chuẩn.
- Một số tranh ảnh về dơi, cá voi, nạn săn bắt cá voi. (Sưu tập)
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp: (1phút)
Kiểm tra sĩ số: Vắng.../ Tống số...
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu hỏi: Phân biệt bộ Thú huyệt và bộ Thú túi bằng đặc điểm sinh sản và tập tính “ bú sữa” của con sơ sinh?
3. Bài mới: (36 phút)
Bài 49: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (tiếp theo)
BỘ DƠI VÀ BỘ CÁ VOI
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Hiện nay có 925 loài, phân bố trên khắp các lục địa, trừ Bắc Cực và Nam Cực. Ở nước ta có 88 loài.
- Dơi sống ở đâu?
- Thức ăn của dơi là gì, kiếm ăn vào thời gian nào trong ngày?
- Nhận xét.
- Qua thức ăn của dơi, cho biết vai trò của chúng trong đời sống con người?
- Gợi ý HS.
- Gọi HS khác bổ sung.
- Nhận xét.
- Treo tranh H.49.1, yêu cầu HS quan sát hình A.
- Chi trước của dơi có đặc điểm gì giúp chúng thích nghi với đời sống bay lượn?
- Gợi ý HS.
- Gọi HS khác bổ sung.
- Nhận xét.
- Phân biệt cánh dơi và cánh chim?
- Gợi ý HS.
- Gọi HS khác bổ sung.
- Nhận xét.
- Mô tả cách bay của dơi? Cách bay này có ý nghĩa như thế nào trong đời sống của dơi?
- Gọi HS khác bổ sung.
- Nhận xét.
- Tại sao khi bị rơi xuống đất, dơi lại bò mà không đi?
-Đặc điểm của chân dơi với đôi cánh rất rộng đã ảnh hưởng như thế nào đến cách cất cánh của dơi?
- Cách cất cánh của dơi có giống cách cất cánh của chim không? Vì sao?
- Gợi ý HS.
- Gọi HS khác bổ sung.
- Nhận xét.
- Nêu đặc điểm đuôi dơi, đặc điểm đó có ý nghĩa thế nào với đời sống bay lượn của dơi?
- Nhận xét.
- Giới thiệu đặc điểm răng của dơi ăn quả, dơi hút máu.
- Yêu cầu HS quan sát H49.1 C, nêu đặc điểm răng của dơi ăn sâu bọ?
- Nhận xét.
- Giới thiệu về đặc điểm sinh sản của dơi.
- Tại sao dơi lại được xếp vào lớp thú?
- Gợi ý HS
- Gọi HS khác bổ sung.
- Nhận xét, kết luận.
- Hiện nay có 78 loài, phân bố chủ yếu ở các biển vùng ôn đới và miền lạnh.
- Treo tranh H49.2
- Giới thiệu 2 nhóm của bộ:
+ Cá voi không răng: cá voi xanh.
+ Cá voi có răng: cá heo.
- Yêu cầu HS quan sát tranh H 49.2 A và H49.2 D, nêu đặc điểm bên ngoài cuả cá voi thích nghi với đời sống bơi lội.
- Gợi ý HS.
- Gọi HS khác bổ sung.
- Nhận xét.
-Yêu cầu HS quan sát H49.2 C, nêu đặc điểm về tấm sừng, tác dụng của tấm sừng.
- Nhận xét.
- Quan sát tranh, mô tả cách lấy thức ăn của cá voi?
- Nhận xét.
- Giới thiệu về hô hấp.
- Nêu đặc điểm sinh sản của cá voi?
- Tại sao xếp cá voi vào lớp Thú?
- Gợi ý HS.
- Gọi HS khác bổ sung.
- Nhận xét, kết luận.
- Nhận xét gì về sự đa dạng của lớp thú qua hai bộ vừa học?
- Gợi ý HS.
- Gọi HS khác bổ sung.
- Nhận xét.
- Giới thiệu một số tranh ảnh đại diện của hai bộ (nếu có).
- Giới thiệu về vai trò của cá voi trong đời sống con người.
- Giới thiệu về nạn săn bắt cá voi.
- Trong hang, trên cây.
- Ăn sâu bọ, quả.
Kiếm ăn buổi tối.
- Vai trò:
+ Tác dụng: diệt sâu bọ có hại, thụ phấn cho hoa.
+ Tác hại: giảm năng suất trong trồng trọt, chăn nuôi.
- HS khác bổ sung.
- Quan sát tranh.
- Chi trước biến đổi thành cánh da.
- HS khác bổ sung.
- Cánh chim có lông vũ, cánh dơi có lông mao.
- HS khác bổ sung.
- Bay thoăn thoắt, đổi chiều linh hoạt => bắt mồi chính xác.
- HS khác bổ sung.
- Chân dơi yếu.
- Dơi rời vật bám, buông mình từ trên cao xuống.
- Khác chim: do chim có đôi chân khoẻ, cất cánh được từ mặt đất; dơi có đôi chân yếu nên phải thả mình từ trên cao.
- HS khác bổ sung.
- Đuôi ngắn => giảm trọng lượng khi bay.
- Nghe giảng.
- Bộ răng nhọn để phá vỏ kitin của sâu bọ.
- Nghe giảng.
- Vì:
+ Dơi đẻ con và nuôi con băng sữa.
+ Có lông mao.
- HS khác bổ sung.
- Cơ thể hình thoi, cổ không phân biệt với thân, vây đuôi nằm ngang.
- HS khác bổ sung.
- Rủ xuống, tác dụng như sàng lọc nước.
- Mô tả:
+ Khi há miệng, nước mang thức ăn vào.
+ Khi ngậm miệng, thức ăn được giữ lại, nước đi qua khe các tấm sừng ra ngoài.
- Nghe giảng.
- Sinh sản trong nước, nuôi con bằng sữa.
- Vì: Đẻ con và nuôi con bằng sữa.
- HS khác bổ sung.
- Rất đa dạng:
+ Hình dạng: giống cá, giống chim.
+ Môi trường sống: dưới nước, trên không.
- HS khác bổ sung.
- Xem tranh và nghe giảng.
- Xem tranh và nghe giảng.
- Xem tranh và nghe giảng.
I. Bộ dơi: (16 phút)
Bộ Dơi là thú có cấu tạo thích nghi với đời sống bay:
- Có màng cánh rộng, thân ngắn và hẹp, bay thoăn thoắt, thay hướng đổi chiều linh hoạt.
- Chân yếu, cất cánh bằng cách thả mình từ trên cao.
II. Bộ cá voi: (19 phút)
Bộ Cá Voi là thú, có cấu tạo thích nghi với đời sống hoàn toàn trong nước:
- Cơ thể hình thoi, cổ rất ngắn, lớp mỡ dưới da dày.
- Chi trước biến đổi thành chi bơi, đuôi nằm ngang, chi sau tiêu giảm.
4. Củng cố: (4 phút)
GV: Phát phiếu học tập, chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận, làm phiếu học tập.
HS: Thảo luận, làm phiếu học tập.
GV: Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
HS: Đại diện nhóm trình bày.
GV: Gọi nhóm khác bổ sung.
GV: Treo bảng chuẩn đáp án, yêu cầu HS đối chiếu, hoàn thành phiếu học tập.
HS: Hoàn thành phiếu học tập.
GV: Gọi HS đọc mục ghi nhớ (SGK – trang 161).
5. Dặn dò: (1 phút)
- Sưu tập thêm tranh ảnh về bộ Cá Voi, bộ Dơi.
- Đọc mục “Em có biết ?” (SGK – trang 161).
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK – trang 161.
- Chuẩn bị bài mới.
V. Rút kinh nghiệm:
PHIẾU HỌC TẬP
Quan sát H49.1 và H49.2, thảo luận, lựa chọn những câu trả lời thích hợp để điền vào bảng sau:
Bảng so sánh cấu tạo ngoài và tập tính ăn giữa dơi và cá voi
Tên động vật
Chi trước
Chi sau
Đuôi
Cách di chuyển
Thức ăn
Đặc điểm răng. Cách ăn
Dơi
Cá voi xanh
Câu trả lời lựa chọn
- Cánh da
- Vây bơi
- Tiêu biến
- Nhỏ, yếu
- Vây đuôi
- Đuôi ngắn
- Bay không có đường bay rõ rệt
- Bơi uốn mình theo chiều dọc
- Tôm, cá, động vật nhỏ
- Sâu bọ
- Không có răng, lọc mồi bằng các khe của tấm sừng miệng
- Răng nhọn, sắc; răng phá vỡ vỏ cứng của sâu bọ
Bảng so sánh cấu tạo ngoài và tập tính ăn giữa dơi và cá voi
Tên động vật
Chi trước
Chi sau
Đuôi
Cách di chuyển
Thức ăn
Đặc điểm răng. Cách ăn
Dơi
- Cánh da
- Nhỏ, yếu
- Đuôi ngắn
- Bay không có đường bay rõ rệt
- Sâu bọ
- Răng nhọn, sắc; răng phá vỡ vỏ cứng của sâu bọ
Cá voi xanh
- Vây bơi
- Tiêu biến
- Vây đuôi
- Bơi uốn mình theo chiều dọc
- Tôm, cá, động vật nhỏ
- Không có răng, lọc mồi bằng các khe của tấm sừng miệng
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_bai_49_da_dang_cua_lop_thu_bo_doi_va.doc