Giáo án Sinh học Lớp 7 - Bài 6-32 - Thái Thị Sen

I. MỤC TIÊU

 1.Kiến thức:

 -Trình bày được đặc điểm chung nhất của động vật nguyên sinh

 - Nêu được vai trò của động vật nguyên sinh với đời sống con người và vai trò của động vật nguyên sinh đối với thiên nhiên.

 2.Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng quan sát thu thập kiến thức.

 - Kĩ năng vẽ hình .

 3.Thái độ:

 - Giáo dục ý thức học tập ,giữ vệ sinh môi trường và cá nhân

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:

 - GV: + Tranh vẽ một số loại trùng .Tư liệu về trùng gây bệnh ở người và động vật

 - HS: + Học bài

 + Tìm hiểu một số bệnh do trùng gây ra.

 + Kẻ bảng 1và 2 trang 13 SGK

III-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.On định, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

 + Dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét giống và khác nhau như thế nào?

 + Cách phòng chống bệnh sốt rét.

 

doc83 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Bài 6-32 - Thái Thị Sen, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:4 Ngày soạn:03-09-2011 Tiết:6 Ngày dạy:05-09-2011 BÀI 6 : TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Nêu được đặc điểm cấu tạo của trùng sốt rét và trùng kiết lị phù hợp với lối sống kísinh . - HS chỉ rõ được những tác hại do hai loại trùng gây ra và cách phòng chống bệnh sốt rét . 2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát . - Vẽ được hình của trùng kiết lị 3.Thái độ: - Giáo dục ý thức vệ sinh ,bảo vệ môi trường và cơ thể . II.TRỌNG TÂM: - Cấu tạo và dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét-> cách phòng chống. III.PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: - GV: + Tranh phóng to hình 6.1,6.2,6.4 trong SGK - HS: + Soạn bài và kẻ bảng vào vở soạn, tìm hiểu về bệnh sốt rét IV-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Oån định, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: + Trùng biến hình sống ở đâu , di chuyển và bắt mồi, tiêu hóa mồi như thế nào ? + Cơ thể trùng giày có cấu tạo phức tạp hơn trùng biến hình như thế nào? 3. Hoạt động dạy- học: a. Hoạt động 1: Tìm Hiểu Trùng Kiết Lị HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH -Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK quan sát hình 6.1,6.2,6.3,6.4 SGK trang 23,24.hoàn thành phiếu học tập . -GV quan sát hướng dẫn nhóm học yếu - Treo bảng đã kẻ sẵn phiếu học tập lên bảng -Yêu cầu các nhóm lên ghi kết quả vào phiếu . - Nhóm khác nhận xét bổ sung -* Lưu ý :Nếu còn ý kiến chưa thống nhất thì phân tích để HS tiếp tục lựa chọn . - Chốt lại kiến thức đúng. - Yêu cầu học sinh làm nhanh bài tập trang 23 SGK , so sánh trùng kiết lị và trùng biến hình . + Khả năng kết bào xác của trùng kiết lị có tác hại như thế nào ? +Tại sao người bị kiết lị đi ngoài ra máu? - Liên hệ :Muốn phòng tránh bệnh kiết lị ta phải làm gì ? -Cá nhân tự đọc thông tin ,thu thập kiến thức -Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu học tập . -Yêu cầu nêu được : +Cấu tạo :Cơ thể tiêu giảm bộ phận di chuyển +Dinh dưỡng :Dùng chất dinh dưỡng của vật chủ . +Trong vòng đời :Phát triển nhanh và phá huỷ cơ quan kí sinh . -Đại diện các nhómghi ý kiến vào từng đặc điểm của phiếu học tập . -Nhóm khác nhận xét bổ sung . -Các nhóm theo dõi đáp án đúng vàtự sữa chữa . -Làm bài tập + Đặc điểm giống nhau :Có chân giả ,kết bào xác + Đặc điểm khác nhau:Chỉ ăn hồng cầu có chân giả ngắn. + Khả năng sống sót cao, số lượng nhiều, nguy cơ lây bệnh cho người cao. + Thành ruột bị tổn thương . - Giữ vệ sinh ăn uống . b.Hoạt Động 2: Tìm Hiểu Trùng Sốt Rét. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin Trong SGK - Yêu cầu HS làm bảng /24 - So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét - Hoàn thành bảng - Nhận xét bổ sung. - Hãy trình bày vòng đời của trùng sốt rét. +Tại sao người bị sốt rét da lại tái xanh ? *Lưu ý :Trùng sốt rét không kết bào xác mà sống ở động vật trung gian . + Tai sao người bị sốt rét khi đang sốt nóng cao mà người lại rét run cầm cập ? -Cá nhân tự hoàn thành bảng 1. -Một vài học sinh chữa bài tập ,HS khác nhận HS dựa vào kiến thức ở bảng 1trả lời . Yêu cầu : - Dựa vào hình 6.4 trình bày. + Do hồng cầu bị phá hủy . . + Do hàng tỉ hòng cầu bị phá vỡ. * Tiểu kết: Tên động vật Đặc điểm Trùng kiết lị Trùng sốt rét Cấu tạo -Có chân giả ngắn. -Không có không bào -Không co ùcơ quan di chuyển -Không có các không bào Dinh dưỡng -Thực hiện qua màng tế bào . -Nuốt hồng cầu -Thực hiện qua màng tế bào -lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu . Phát triển -Trong môi trường , kết bào xác ,vào ruột người ,chui ra khỏi bào xác ,bám vào thành ruột . -Trong tuyến nước bọt của muỗi ,vào máu người , chui vào hồng cầu sống và sinh sản phá huỷ hồng cầu . c.Hoạt động 3:Tìm Hiểu Bệnh Sốt Rét Ơû Nước Ta. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH -Yêu cầu :HS đọc SGK kết hợp với thông tin thu thập được , trả lời câu hỏi: + Tình trạng bệnh sốt rét ở Việt Nam hiện nay như thế nào? +Cách phòng chống bệnh sốt rét trong cộng đồng -GV thông báo chính sách của nhà nước trong công tác phòng chống bệnh sốt rét : +Tuyên truyền ngủ có màn. +Dùng thuốc diệt muỗi nhúng màn miễn phí . +Phát thuốc chữa cho người bệnh . -GV yêu cầu học sinh rút ra kết luận . - Cá nhân đọc thông tin SGK và thông tin mục ‘’Em có biết ‘’trang 24 trả lời câu hỏi. + Bệnh đã được đẩy lùi nhưng vẫn cònở một số vùng miền núi. + Diệt muỗi và vệ sinh môi trường . - Lắng nghe -Rút ra kết luận * Tiểu kết: - Bệnh sốt rét ở nước ta đang dần được thanh toán . - Phòng bệnh :Giữ vệ sinh môi trường ,vệ sinh cá nhân ,diệt muỗi, ngủ có màn. V-CỦNG CỐ-DẶN DÒ 1. Củng cố GoÏi HS đọc kết luận trong SGK. 1. Bệnh kiết lị do loại trùng nào gây nên : a.Trùng biến hình b.Tất cả các loại trùng c.Trùng kiết lị 2. Trùng sốt rét phá hủy loại tế bào nào của máu a.Bạch cầu b.Hồng cầu c.Tiểu cầu 3. Trùng sốt rét vào cơ thể người bằng con đường nào ? a.Qua ăn uống b.Qua hô hấp c.Qua máu 2. Dặn dò: -Học bài trả lời câu hỏi SGK - Tìm hiểu một số bệnh do trùng gây ra. -Kẻ bảng 1và 2 trang 13 SGK *Rút Kinh Nghiệm : ... ... ... Tuần:4 Ngày soạn:17-09-2012 Tiết:6 Ngày dạy:19-09-2012 Bài 7 : ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: -Trình bày được đặc điểm chung nhất của động vật nguyên sinh - Nêu được vai trò của động vật nguyên sinh với đời sống con người và vai trò của động vật nguyên sinh đối với thiên nhiên. 2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát thu thập kiến thức. - Kĩ năng vẽ hình . 3.Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập ,giữ vệ sinh môi trường và cá nhân II.PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: - GV: + Tranh vẽ một số loại trùng .Tư liệu về trùng gây bệnh ở người và động vật - HS: + Học bài + Tìm hiểu một số bệnh do trùng gây ra. + Kẻ bảng 1và 2 trang 13 SGK III-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Oån định, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: + Dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét giống và khác nhau như thế nào? + Cách phòng chống bệnh sốt rét. 3. Hoạt động dạy- học: a. Hoạt động 1:Tìm Hiểu Đặc Điểm Chung Của Động Vật Nguyên Sinh . HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Quan sát hình một số trùng đã học. + Trao đổi nhóm hoàn thành bảng 1 - GV cho các nhóm lên ghi kết quả vào bảng . - Nhận xét và bổ sung - Yêu cầu HS nghiên cứu lại bảng trả lời câu hỏi + Đôïng vật nguyên sinh sống tự do có đặc điểm gì? + Nêu những đặc điểm chung của động vật nguyên sinh? - Chốt lại các đặc điểm chung - Nhớ lại kiến thức bài trước và quan sát hình vẽ . + Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành nội dung bảng 1 -Đại diện các nhóm ghi kết quả vào bảng - Nhóm khác bổ sung .HS tự chữa nếu cần - Nghiên cứu lại thông tin + Sống tự do :Có bộ phận di chuyển và tự tìm thức ăn . + Đặc điểm cấu tạo, kích thước, sinh sản, di chuyển Rút ra kết luận Bảng :Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh TT Đại diện Kích thước Cấu tạo từ Thức ăn Bộ phận di chuyển Hình thức sinh sản Hvi Lớn 1TB NhTB 1 Trùng roi + + Vụn hữu cơ Roi Vô tính theo chiều dọc 2 Trùng biến hình + + Vi khuẩn Vụn hữu cơ Chân giả Vô tính 3 Trùng giày + + Vi khuẩn Vụn hữu cơ Lông bơi Vô tính ,hữu tính *Tiểu Kết:Động vật nguyên sinh có đặc điểm chung: + Cơ thể có kích thước hiển vi + Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống . + Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng . + Sinh sản vô tính và hữu tính . b. Hoạt động 2: Tìm Hiểu Vai Trò Thực Tiễn Của Động Vật Nguyên Sinh . HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Nghiên cứu SGK và quan sát hình 7.1,7.2 /27 và Hoàn thành bảng 2: + Nêu vai trò của chúng trong ao nuôi cá? + Nêu những vai trò của ngàng động vật nguyên sinh? - Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng - GV cho học sinh quan sát bảng kiến thức chuẩn . - GV thông báo một vài loài khác gây bệnh ở người và động vật -Cá nhân đọc thông tin trong SGK trang 26,27 ghi nhớ kiến thức . -Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành bảng 2 : Yêu cầu + Nêu lợi ích từng mặt của động vật nguyên sinh đối với tự nhiên và đời sống con người . + Chỉ rõ tác hại với động vật và người +Nêu được con đại diện . -Đại diện nhóm lên ghi đáp án vào bảng 2 -Nhóm khác nhận xét bổ sung - Lắng nghe Bảng :Vai trò của động vật nguyên sinh Vai trò Lợi ích -Trong tự nhiên : +Làm sạch môi trường nước +Làm thức ăn cho động vật nước giáp xác nhỏ cá biển. +Nguyên liện chế giấy ráp -Trùng biến hình ,trùng giày ,trùng hình chuông ,trùng roi. -Trùng biến hình, trùng nhảy,trùng roi giáp -Trùng phóng xạ Tác hại -Gây bệnh cho động vật . -Gây bệnh cho người -Trùng cầu , trùng bào tử -Trùng roi máu,trùng kiết lị ,trùng sốt rét *Tiểu Kết: :- Động vật nguyên sinh một số có lợi cho con người nhưng đa số gây bệnh cho người và động vật. + Có lợi: Là thức ăn của nhiều động vật trong nước Làm sạch môi trường nước + Có hại: một số gây bệnh nguy hiểm cho người và động vật V-CỦNG CỐ-DẶN DÒ 1. Củng cố - GoÏi HS đọc kết luận trong SGK. 1.Chọn những câu trả lời đúng trong các câu sau : Động vật nguyên sinh có đặc điểm : a.Cơ thể có cấu tạo phức tạp b.Cơ thể gồm một tế bào c. Sinh sản vô tính, hữu tính đơn giản d.Có cơ quan di chuyển chuyên hoá e.Tổng hợp được chất hữu cơ nuôi sống cơ thể g. Sống dị dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn Tuần:4 Ngày soạn:29-09-2012 Tiết: 7 Ngày dạy:01-10-2012 CHƯƠNG 2 : NGÀNH RUỘT KHOANG Bài 8 : THUỶ TỨC I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Trình bày được khái niệm về ngành Ruột khoang. - Nêu được những đặc điểm chung của ruột khoang (đối xứng tỏa tròn, thành cơ thể 2 lớp,ruột dạng túi. - Mô tả hình dạng ,cấu tạo và các đặc điểm sinh lý của thuỷ tức nước ngọt . 2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát hình tìm kiến thức . 3.Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn . II.PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: - GV: + Tranh thủy tức di chuyển , bắt mồi, cấu tạo trong của thủy tức. - HS: + Học bài, Kẻ bảng 1 vào vở III-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Oån định, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: + Nêu đặc điểm chung của ĐVNS, + Nêu vai trò của ĐVNS đối với đời sống con người và thiên nhiên. 3. Hoạt động dạy- học: a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngành ruột khoang HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Giới thiệu ngành ruột khoang - Cấu tạo cơ thể: là động vật đa bào bậc thấp - Cơ thể đối xứng tỏa tròn. - Một số đại diện của ngành ruột khoang là: sứa, hải quỳ, san hô, thủy tức.. Môi trường sống: dưới nước, nước ngọt, nước mặn. - Số lớp tế bào của thành cơ thể là 2 lớp phù hợp với chức năng. - Oáng tiêu hóa có đặc điểm dạng túi , chỉ có 1 lỗ miệng duy nhất thông với ngoài. - Nghiên cứu đại diện của ruột khoang :thủy tức nước ngọt - Lắng nghe thông tin b. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển của thủy tức HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Giới thiệu môi trường sống của thủy tức - Yêu cầu học sinh quan sát hình 8.1,8.2 đọc thông tin SGK trang 29 ,trả lời câu hỏi: + Trình bày cấu tạo, hình dạng ngoài của thủy tức ? +Thủy tức di chuyển như thế nào ? Mô tả bằng lời 2 cách di chuyển ? - Gọi các nhóm chữa bài bằng cách chỉ các bộ phận cơ thể trên tranh và mô tả cách di chuyển trong đó nói rõ vai trò của đế bám. - Chốt lại kiến thức - Giảng giải về kiểu đối xứng tỏa tròn . -Cá nhân tự đọc thông tin SGK trang 29 kết hợp hình vẽ ghi nhớ kiến thức . -Trao đổi nhóm thống nhất đáp án . +Hình dạng :Trên là lỗ miệng ,trụ dưới la đế bám .+Kiểu đối xứng :tỏa tròn +có các tua ở lỗ miệng . +Di chuyển :sâu đo ,lộn đầu . -Đại diện nhóm trình bày đáp án ,nhóm khác nhận xét bổ sung - Lắng nghe *Tiểu kết:- Cấu tạo ngoài:+ cơ thể hình trụ dài + Phần dưới là đế dùng để bám . + Phần trên có lỗ miệng , xung quanh có tua miệng . + Đối xứng tỏa tròn + Di chuyển :Kiểu sâu đo , kiểu lộn đầu ,bơi . c. Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo trong. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Yêu cầu HS quan sát hình cắt dọc của thủy tức đọc thông tin và, hoàn thành bảng 1. - Thành cơ thể thủy tức có cấu tạo như thế nào? - Khi chọn tên tế bào ta dựa vào đặc điểm nào ? - Nhận xét và đưa ra câu trả lời đúng. - GV giảng giải :Lớp trong còn có tế bào tuyến nằm xen kẽ các tế bào mô bì cơ tiêu hóa , tế bào tuyến tiết dịch vào khoang vị để tiêu hóa ngoại bào ở đây đã có sự chuyển tiếp giữa tiêu hóa nội bào (kiểu tiêu hóa của động vật đơn bào )sang tiêu hóa ngoại bào (kiểu tiêu hóa của động vật đa bào ) -Cá nhân quan sát tranh và hình ở bảng 1 của SGK hoàn thành bảng. - Thành cơ thể do các nhóm tế bào phân hóa tạo nên. -Thảo luận nhóm thống nhất trả lời :Tên gọi các tế bào . 1.Tế bào gai 2.Tế bào sao 3.Tế bào sinh sản 4.Tế bào mô cơ tiêu hoá 5.Tế bào mô bì cơ - Lắng nghe *Tiểu Kết:- Thành cơ thể có 2 lớp + Lớp ngoài :gồm tế bào gai ,tế bào thần kinh , tế bào mô bì cơ + Lớp trong :Tế bào mô cơ tiêu hóa + Giữa hai lớp tế bào là tầng keo mỏng . + Lỗ miệng thông với khoang tiêu hóa ở giữa gọi là ruột túi. d. Hoạt động 4: Tìm hiểu hoạt động dinh dưỡng . HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Yêu cầu HS quan sát tranh thuỷ tức bắt mồi, kết hợp thông tin SGK / 31 thảo luận nhóm + Thủy tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào ? + Nhờ loại tế bào nào của cơ thể thủy tức tiêu hoá được mồi ? + Thủy tức thải bã bằng cách nào ? - Gọi đại diện nhóm trả lời, nhận xét. +Thủy tức dinh dưỡng bằng cách nào ? -Gợi ý cho học sinh rút ra kết luận - Quan sát tranh và đọc thông tin trong SGK, trao đổi nhón thống nhất câu trả lời +Đưa mồi vào miệng bằng tua +Tế bào mô cơ tiêu hoá mồi + lỗ miệng thải bã - Trả lời - Tự dưỡng -Đại diện nhóm trả lời nhóm khác bổ sung. *Tiểu kết : - Thủy tức bắt mồi bằng tua miệng. - Quá trình tiêu hoá thực hiện ở khoang tiêu hoá nhờ dịch từ tế bào tuyến . - Sự trao đổi khí thực hiện qua thành cơ thể. e. Hoạt động 5: Tìm hiểu sinh sản . HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH -Yêu cầu học sinh quan sát tranh ‘’sinh sản của thủy tức ‘’ trả lời câu hỏi : + Thủy tức có những kiểu sinh sản nào ? - Gọi một vài học sinh chữa bài bằng cách miêu tả trên tranh kiểu sinh sản của thủy tức . - Hãy rút ra kết kuận về sự sinh sản của thủy tức . -Giảng giải thêm về hình thức sinh sản đặc biệt đó là tái sinh . Khả năng tái sinh cao ở thủy tức là do thủy tức còn có tế bào chưa chuyên hoá . - Tại sao gọi thủy tức là động vật đa bào bậc thấp (GV gợi ý chủ yếu dựa vào cấu tạo và dinh dưỡng của thủy tức ) -HS tự quan sát tranh tìm kiến thức - Mọc chồi, Tái sinh, Hữu tính - Miêu tả + Chú ý :U mọc trên cơ thể thủy tức mẹ. +Tuyến trứng và tuyến tinh trên cơ thể mẹ - Cấu tạo cơ thể chưa phân hóa -Một số học sinh chữa bài, học sinh khác bổ sung *Tiểu Kết: - Thủy tức có các hình thức sinh sản : - Sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi . - Sinh sản hữu tính bằng cách hình thành tế bào sinh dục đực, cái. - Tái sinh :một phần cơ thể tạo nên một cơ thể mới . V-CỦNG CỐ-DẶN DÒ 1. Củng cố GoÏi HS đọc kết luận trong SGK. - Cho HS làm bài tập : Khoanh tròn vào câu trả lời đúng về đặc điểm của thủy tức . a.Cơ thể đối xứng hai bên b.Cơ thể đối xứng toả tròn c.Bơi rất nhanh trong nước d.Thành cơ thể có 2 lớp :ngoài - trong e.Thành cơ thể có 3 lớp :ngoài – giữa – trong f.Cơ thể đã có lỗ miệng , lỗ hậu môn g.Sống bám vào các vật ở nước nhờ đế bám h. Có miệng là nơi lấy thức ăn và thải bã ra ngoài i.Tổ chức cơ thể chưa chặt chẽ 2. Dặn dò - Học bài trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục ‘’Em có biết ‘’ - Kẻ bảng ‘’Đặc điểm của một số đại diện ruột khoang ‘’ *Rút Kinh Nghiệm : ... ... ... Tuần:5 Ngày soạn:01-10-2012 Tiết: 8 Ngày dạy:03-10-2012 CHƯƠNG 2 : NGÀNH RUỘT KHOANG Bài 9 : ĐA DẠNG CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức: - Mô tả được tính đa dạng và phong phú của ngành ruột khoang được (số lượng loài, hình thái cấu tạo, hoạt động sống và môi trường sống) . 2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát một số đại diện của ngành ruột khoang qua tranh, ảnh. 3.Thái độ: - Ý thức học tập II. TRỌNG TÂM: - Mô tả được tính đa dạng và phong phú của ngành ruột khoang qua các đại diện. III.PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: - GV: + Tranh hình trong SGK phóng lớn + Tranh sưu tầm về sứa san hô hải quỳ + Xilanh bơm mực tím ,1 đoạn xương san hô - HS: Học bài và soạn bài mới IV-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Oån định, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: + Trình bày cấu tạo trong của thủy tức ? Thủy tức thải bã ra ngoài bằng cách nào? 3. Hoạt động dạy- học: a. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng của ruột khoang. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Yêu cầu các nhóm nghiên cứu các thông tin trong bài, quan sát tranh hình trong SGK trang 33,34 trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập . - treo bảng phiếu học tập lên bảng để học sinh chữa bài . - Gọi nhiều nhóm hoàn thành bảng phiếu học tập . - Nhận xét và đưa ra đáp án đúng -Cá nhân theo dõi nội dung trong phiếu ,tự nghiên cứu SGK ghi nhớ kiến thức . -Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời, hoàn thành phiếu học tập . -Yêu cầu nêu được : +hình dạng đặc biệt của từng đại diện . +Cấu tạo :đặc điểm của tầng keo , khoang tiêu hóa . +Di chuyển có liên quan đến cấu tạo cơ thể +Lối sống :Đặc biệt là tập đoàn lớn như san hô -Đại diện các nhóm ghi kết quả vào từng nội dung của phiếu học tập . -Các nhóm khác theo dõi bổ sung . *Tiểu kết: + Hình dạng:hình dù, miệng ở dưới, dù ở trên. + Cấu tạo: thích nghi với lối sống tự do: tầng keo dày,khoang tiêu hóa hẹp + di chuyển:bằng cách co bóp dù b.Hoạt Động 2: Tìm hiểu về san hô và hải quỳ. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH -Yêu cầu HS quan sát hình 9.2 và các hình sưu tập về hải quỳ. + Hải quỳ có hình dạng, cấu tạo như thê nào? + So sánh đời sống của hải quỳ và sứa? - Chuẩn lại kiến thức - Hướng dẫn HS quan sát hình 9.3 -> Yêu cầu HS hoàn thành bảng 2. + San hô có cấu tạo khác sứa và hải quỳ như thế nào? + So sánh cách sinh sản của thủy tức và san hô? + Cành san hô dùng trang trí là bộ phận nào? - Nhận xét và chốt lại đáp án đúng. - quan sát + Hình trụ. + Hải quỷ thích nghi với đời sống bám. - Quan sát và thảo luận. + Cơ thể có khung xương đá vôi và sống tập đoàn. + Các cơ thể con bám chặt vào cơ thể mẹ. + Bộ khung xương của san hô TT Đại diện Đặc điểm Thủy tức Sứa Hải qùy San hô 1 Hình dạng Trụ nhỏ Hình cái dù có khả năng xòe , cụp Trụ to ngắn Cành cây, khối lớn 2 Cấu tạo -Vị trí miệng -Tầng keo Khoang tiêu hóa -Ở trên -Mỏng -Rộng Ở dưới Dày Hẹp Ở trên Dày rải rác có các gai xương Xuất hiện vách ngăn Ở trên Có gai xương đá vôi và chất sừng Có nhiều ngăn thông nhau giữa các cá thể 3 Di chuyển Kiểu sâu đo lộn đầu Bơi nhờ tế bào cơ có khả năng co rút mạnh dù Không di chuyển có đế bám Không di chuyển có đế bám 4 Lối sống Cá thể Cá thể Tập trung 1 số cá thể Tập đoàn nhiều cá thể liên kết V-CỦNG CỐ-DẶN DÒ 1. Củng cố: - GoÏi HS đọc kết luận trong SGK. - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1.2.3 SGK 2. Dặn dò - Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Đọc mục em có biết - Soạn bài mới: kẻ bảng trang 37 - chuẩn bị tranh ảnh về san hô *Rút Kinh Nghiệm : ... ... Tuần:5 Ngày soạn:01-10-2012 Tiết:8 Ngày dạy:03-10-2012 CHƯƠNG 2 : NGÀNH RUỘT KHOANG Bài 10 : ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức: - Nêu được những đặc điểm chung ngành ruột khoang ( đối xứng toả ø tròn ,thành cơ thể 2 lớp,ruột dạng túi). -Nêu được vai trò của ngành ruột khoang đối với con người và sinh giới. 2.Kĩ năng: - Quan sát và rút ra đặc điểm chung. 3.Thái độ: - Ý thức học tập II.PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: - GV: Tranh hình 10.1 trang 37 SGK. - HS: Kẻ bảng :Đặc điểm chung của một số đại diện ruột khoang , chuẩn bị tranh ảnh về san hô. III-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Oån định, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: + Sự đa dạng của ngành ruột khoang được thể hiện ở những đặc điểm nào? 3. Hoạt động dạy- học: a. Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của ngành ruột khoang. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH -GV yêu cầu học sinh : Nhớ lại kiến thức cũ , quan sát hình 10.1 trang 37 SGK ,hoàn thành bảng ‘’Đặc điểm chung của một số đại diện ngành ruột khoang ‘’ - Treo bảng sẵn bảng để học sinh chữa bài - quan sát họat động của các nhóm giúp đỡ nhóm học yếu và động viên nhóm học khá . -Gọi nhiều nhóm lên chữa bài , nhận xét. - Cho học sinh xem bảng kiến thức chuẩn -Nêu những đặc điểm chung ngành ruột khoang? -Cá nhân quan sát hình 10.1 nhớ lại kiến thức đã học về sứa , thủy tức , hải quỳ , san hô . -Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến đểhoàn thành bảng . +Kiểu đối xứng ,Cấu tạo thành cơ thể +Cách bắt mồi dinh dưỡng m, Lối sống -Đại diện nhóm lên ghi kết quả vào từng nội dung -Nhóm khác nhận xết bổ sung -HS theo dõi và tự sữa chữa nếu cần - Rút ta kết luận. Bảng :đặc điểm chung của một số đại diện ruột khoang TT Đại diện Đặc điểm Thủy tức Sứa San hô 1 Kiểu đối xứng Tỏa tròn Tỏa tròn Toả tròn 2 Cách di chuyển Lộn đầu sâu đo lộn đầu co bóp dù Không di chuyển 3 Cách dinh dưỡng Dị dưỡng Dị dưỡng Dị dưỡng 4 Cách tự vệ Nhờ tế bào gai Nhờ TBgai di/c Nhờ tế bào gai 5 Số lớp TB của thành cơ thể 2 2 2 6 Kiểu ruột Ruột túi Ruột túi Ruột túi 7 Sống đơn độc ,tập đoàn Đơn độc Đơn độc Tập đoàn b.Hoạt Động 2: Tìm hiểu vai trò của ngành ruột khoang . HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH -Yêu cầu học sinh đọc SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi : +Ruột khoang có vai trò như thế nào trong tự nhiên và trong đời sống ? +Nêu rõ tác hại của ruột khoang ? -Cá nhân đọc thông tin trang 38 SGK kết hợp với tranh ảnh sưu tầm ghi nhớ kiến thức -Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến Yêu cầu nêu được : +Lợi ích:Làm thức ăn

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_bai_6_32_thai_thi_sen.doc