Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương 7: Sự tiến hóa của động vật - Nguyễn Dũng

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

 + Nêu được sự tiến hóa các hình thức sinh sản ở động vật từ đơn giản đến phức tạp (sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính)

 + Thấy được sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính

2. Kĩ năng: Rèn kỷ năng phân tích, so sánh, hoạt động nhóm

3. Thái độ: giáo dục ý thức bảo vệ động vật, bảo vệ môi trường

II. Phương pháp : trực quan, thảo luận nhóm, làm việc với SGK

III. Chuẩn bị : Bảng phụ kẻ bảng trang 180

IV. Lên lớp:

1) Ổn định tổ chức ( 1ph):

2) kiểm tra bài cũ ( 4ph) :

 Nêu đặc điểm tiến hoá một số hệ cơ quan của các nghành động vật:

 Hô hấp , Tuần hoàn , Thần kinh , Sinh dục

 3) Bài mới ( 35 ph):

 * Hoạt động 1: Tìm hiểu khi niệm và các hình thức Sinh sản vô tính

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương 7: Sự tiến hóa của động vật - Nguyễn Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 56 Ngày soạn: Chương VII: SỰ TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT Bài 53: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ SỰ VẬN ĐỘNG, DI CHUYỂN I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: + Học sinh nêu được các hình thức di chuyển của động vật + Thấy được sự phức tạp và phân hóa của cơ quan di chuyển + Ý nghĩa của sự phân hóa trong đời sống của động vật 2. Kĩ năng: quan sát, so sánh, hoạt động nhóm 3. Thái độ: giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và động vật II. Phương pháp : trực quan, thảo luận nhóm. III. Chuẩn bị : - Giáo viên: Tranh hình 53.1 SGK , bảng phụ - Học sinh: ôn lại những kiến thức đã học về hệ vận động qua các chương IV. Lên lớp: 1, Ổn định tổ chức 2, Kiểm tra bài cũ : Nêu đặc điểm chung của thú. 3, Bài mới: * Hoạt động I : Tìm hiểu Các hình thức di chuyển của động vật. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò + Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK, quan sát hình 53.1® Làm bài tập SGK + Treo tranh, yêu cầu học sinh lên làm bài vào bảng phụ + Hỏi: - Động vật có những hình thức di chuyển nào? + Yêu cầu học sinh rút ra kết luận + GV Nhạn xét, kết luận: + Nghiên cứu SGK, quan sát hình 53.1® Làm bài tập SGK + Lên bảng làm bài + Trả lời câu hỏi + Rút ra kết luận I/ Các hình thức di chuyển : Đ ộng vật có nhiều hình thức di chuyển: đi, chạy, bò, bơi, bay, nhảy, leo trèo phù hợp với môi trường và tập tính của chúng * Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phức tạp hóa và sự phân hóa các bộ phân di chuyển ở động vật + Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và hình 53.2 + Yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng tr 173 SGK + Gọi đại diện các nhóm trình bày + Hỏi: sự tiến hóa cơ quan di chuyển ở động vật thể hiện như thế nào? + Giảng giải® Yêu cầu học sinh rút ra kết luận® Nêu ý nghĩa của sự phức tạp hóa và sự phân hóa của các chi? + Nghiên cứu SGK và hình 53.2 + Các nhóm học sinh hoàn thành bảng tr. 173 SGK vào bảng phụ + Đại diện nhóm trình bày Trả lời: thể hiện ở sự phức tạp hóa và phân hóa của các chi + Rút ra kết luận II/ Sự tiến hoá của cơ quan di chuyển: Trong sự phát triển của động vật, Sự phức tạp hóa dần của bộ phận di chuyển : Từ chưa có chi đén có chi, chi phân hoá thành những bộ phận đảm nhận những chức phận khác nhau giúp động vật di chuyển có hiệu quả thích nghi với điều kiện sống 4) Củng cố (4ph): - Nêu các hình thức di chuyển của ĐV, Mỗi kiểu nêu tên vài ĐV có cách di chuỷen đó. - Sự tiến hoá của CQ di chuyển ở ĐV thể hiện như thế nào ? - Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường, bảo vệ ĐV giúp cho ĐV phát triển ? 5 ) Tổng kết : - Nhận xét tiết học. - Dặn dò: chuẩn bị ôn lại các hình thức sinh sản của ĐV. Ngày soạn: Tiết 57 Bài 54: TIẾN HÓA VỀ TỔ CHỨC CƠ THỂ I/ Mục tiêu: - HS nêu được hướng tiến hoá tromg tổ chức cơ thể. - Minh hoạ được sự tiến hoá tổ chức cơ thể thông qua các hệ hô hấp , hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ sinh dục. - Rèn kỷ năng so sánh, nhận xét rú ra kết luận. II/ Chuẩn bị: Hình vẽ như hình 54.1 và bảng phụ kẻ như bảng so sánh ở SGK trang176. III/ Lên lớp: 1) Ổn định ( 1ph) 2) Kiểm tra bài cũ ( 4ph) - Nêu các hình thức di chuyển của động vật. Ví dụ. - Cho biết sự tiến hoá cơ quan di chuyển thể hiện như thế nào ? và có lợi gì cho ĐV không? 3) Bài mới ( 35ph): * Hoạt động I: So sánh một số hệ cơ quan của động vật. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu tranh 54.1 và bảng phụ. * Yêu cầu HS bằng kiến thức đã học, trao đổi nhóm nhỏ , hoàn thành bảng so sánh một số hệ cơ quan của ĐV. - Yêu cầu HS lên điền vào banûg phụ - Mỗi nhóm hãy nêu nhận xét của mình về sự phức tạp dần của 1 hệ cơ quan và cho biết sự phức tạp đó có lợi gì cho ĐV? * GV Nhận xét, kết luận: - HS trao đổi nhóm nhỏ, làm bảng so sánh ở vở nháp. - Các nhóm cử đại diện lên điền bảng. - Các nhóm phát biểu nhận xét, nhóm khác bổ sung. * Hoạt động II: Kết luận về chiều hướng tiến hoá và nguyên nhân tiến hoá . * Yêu cầu HS quan sát bảng so sánh và tranh vẽ, nêu nhận xét về chiều hướng tiến hoá của từng hệ cơ quan ( Mức độ hoàn thiện, hiệu quả sinh học) * Sự tiến hoá của các hệ cơ quan đó có ý nghĩa gì trong đời sống sinh vật? * GV nhận xét , kết luận - HS trao đổi, phát biểu: - Về cấu tạo các hệ CQ hoàn thiện dần, chuyên hoá hơn, hiệu quả hoạt động nâng cao dần. - Sự tiến hoá như vậy giúp SV thích nghi với điều kiện sống mới tốt hơn. (Ghi bài như phần ghi nhớ ở SGK) 4) Củng cố ( 4ph): - Nêu sự phân hoá và chuyên hoá một số hệ cơ quan trong quá trình tiến hoá của các ngành động vật: 1- Hô hấp. 2- Tuần hoàn. 3- Thần kinh 4- Sinh dục 5) Tổng kết (1ph): : - Nhận xét tiết học. - Dặn dò : Ôn tập sự sinh sản của các ngành động vật đã học. ------------------------------------------------ Tiết 58 Ngày soạn: Bài 55: TIẾN HÓA VỀ SINH SẢN I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: + Nêu được sự tiến hóa các hình thức sinh sản ở động vật từ đơn giản đến phức tạp (sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính) + Thấy được sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính 2. Kĩ năng: Rèn kỷ năng phân tích, so sánh, hoạt động nhóm 3. Thái độ: giáo dục ý thức bảo vệ động vật, bảo vệ môi trường II. Phương pháp : trực quan, thảo luận nhóm, làm việc với SGK III. Chuẩn bị : Bảng phụ kẻ bảng trang 180 IV. Lên lớp: 1) Ổn định tổ chức ( 1ph): 2) kiểm tra bài cũ ( 4ph) : Nêu đặc điểm tiến hoá một số hệ cơ quan của các nghành động vật: Hô hấp , Tuần hoàn , Thần kinh , Sinh dục 3) Bài mới ( 35 ph): * Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và các hình thức Sinh sản vô tính Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGKtrả lời câu hỏi : - Thế nào là sinh sản vô tính. Nêu ví dụ mà em biết - Có những hình thức sinh sản vô tính nào? HS trả lời, GV có thể kể thêm về khả năng tái sinh của ĐV + Treo tranh về hình thức sinh sản vô tính ở trùng roi, thủy tức + Yêu cầu học sinh nêu tên các động vật có hình thức sinh sản giống trùng roi ==> GV Kết luận + Nghiên cứu thông tin® trả lời câu hỏi: - Sinh sản vô tính: hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái - Phân đôi cơ thể, mọc chồi + Quan sát hình® Kể tên động vật có hình thức sinh sản giống trùng roi: trùng biến hình, trùng sốt rét, trùng giày. 1) Sinh sản vô tính: - Sinh sản vô tính: là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái -Có 2 hình thức sinh sản vô tính là : mọc chồi, phân đôi cơ thể * Hoạt động II : Tìm hiểu khái niệm sinh sản hữu tính , khái niệm thụ tinh ngoài, thụ tinh trong. cá thể lưỡng tính, phân tính. + Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK + Thảo luận câu hỏi gợi ý: - Thế nào là sinh sản hữu tính - Thế nào là thụ tinh ngoài, thụ tinh trong ? Nêu ví dụ. - Thế nào là cơ thể phân tính, cơ thể lưỡng tính? Nêu ví dụ. - So sánh hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính? - Kể tên các động vật sinh sản vô tính, tên một số động vật sinh sản hữu tính? + Yêu cầu lần lượt mỗi nhóm học sinh cử đại diện phát biểu - Nhóm khác nhận xét, bổ sung ==> GV Giảng thêm: trong những ĐV hình thức thụ tinh trong, có thể đẻ trứng hoặc để con, trứng nở nhờ nhiệt độ môi trường hoặc nhờ nhiệt độ cơ thể bố mẹ ( ấp) - Nhận xét, kết luận: + Đọc thông tin + Thảo luận trả lời câu hỏi - Sinh sản hữu tính: hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái - các nhóm trả lời các câu hỏi còn lại theo thông tin, tìm và kể tên các ĐV Có hình thức SS Tương ứng + Rút ra kết luận 2) Sinh sản hữu tính:: + Sinh sản hữu tính: là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng) tạo thành hợp tử + Có hai hình thức thụ tinh: thụ tinh ngoài và thụ tinh trong + Sinh sản hữu tính xảy ra trên cá thể đơn tính hay cá thể lưỡng tính * Hoạt dộng III: So sánh 2 hình thức sinh sản để Tìm hiểu sự tiến hoá các hình thức sinh sản. + Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK + Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng tr. 180 SGK trên bảng phụ + Yêu cầu HS trao đổi , làm theo yêu cầu: - Trong sự sinh sản, em hãy sắp xếp các hình thức theo thứ tự phức tạp dần. - Hình thức sinh sản hữu tính hoàn chỉnh dần qua các lớp động vật được thể hiện như thế nào? + Tổng kết ý kiến + Yêu cầu học sinh dựa vào nội dung bảng® Trả lời câu hỏi: - Thụ tinh trong ưu việt hơn thụ tinh ngoài như thế nào? - Sự đẻ con tiến hóa hơn đẻ trứng như thế nào? - Tại sao sự phát triển có nhau thai lại tiến bộ hơn so với phát triển không có nhau thai? - Tai sao hình thức thai sinh và tập tính chăm sóc con cái là tiến bộ nhất trong giới động vật? + Gọi đại diện các nhóm trình bày, tóm tắt ý kiến mỗi nhóm + Thông báo kiến thức đúng + GV kết luận + Đọc thông tin + Hoàn thành bảng . + Đại diện nhóm lên điền vào bảng phụ® Lớp nhận xét, bổ sung + HS Thảo luận nhóm theo yêu cầu: - SS vô tính, SS hữu tính - SS hữu tính hoàn chỉnh dần thể hiện: Thụ tinh ngoài, thụ tinh trong, đẻ trứng, đẻ con, chăm sóc con - HS trả lời: - TT trong hiệu quả hơn - Phôi phát triển trong cơ thể mẹ an toàn hơn - Tỷ lệ con non sống cao hơn - Con non được nuôi dưỡng tốt hơn, việc học tập rút kinh nghiêm từ trò chơi® tập tính của thú đa dạng® thích nghi cao + Đại diện nhóm trình bày® các nhóm nhận xét, bổ sung + Rút ra kết luận 3) Sự tiến hoá các hình thức sinh sản: Sự hoàn chỉnh dần các hình thức SSHT thể hiện ở chổ: + Thụ tinh ngoài® thụ tinh trong + Đẻ nhiều trứng® đẻ ít trứng® đẻ con + Phôi phát triển có biến thái® phát triển trực tiếp không nhau thai® phát triển trực tiếp có nhau thai + Con non không được nuôi dưỡng® được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ® được học tập các tập tính thích nghi với cuộc sống Sự hoàn chỉmh các hình thức sinh sản nầy đã bảo đảm cho động vật nâng cao tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ sống sót, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh ở dộng vật non. 4) Củng cố ( 4ph): - Hãy kể các hình thức sinh sản ở ĐV và phân biệt các hình thức sinh sản đó. - Giải thích sự tiến hoá của sinh sản hữu tính. cho ví dụ. - Tại sao ta không nên săn bắt các động vật đang ở thời kỳ sinh sản mà cần phải tạo điều kiện để chúng s inh sản nhiều? 5) Tổng kết ( 1ph) : - Nhận xét tiết học. - Dặn dò : Đọc bài em có biết, Tìm hiểu hình vẽ cây phát sinh ở bìa SGK ------------------------------------------------ Tiết 59 Bài 56: CÂY PHÁT SINH GIỚI ĐỘNG VẬT I. Mục tiêu : 1/ Kiến thức: + Học sinh nêu được bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa các nhóm động vật là các di tích hóa thạch. + Học sinh đọc được vị trí quan hệ họ hàngcủa các nhóm động vật trên cây phát sinh động vật. 2/ Kĩ năng: quan sát, so sánh, hoạt động nhóm 3/ Thái độ: giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, thích môn học. II.Chuẩn bị : Tranh hình 56.1 SGK, tranh cây phát sinh động vật IV. Lên lớp : 1, Ổn định tổ chức( 1ph): 2, Kiểm tra bài cũ:( 4ph) Hãy trình bày sự tiến hoá các hình thức sinh sản ở động vật? 3, Bài mới:( 35ph) * Hoạt động I: Tìm hiểu những bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Yêu cầu học sinh đọc thông tin o SGK, quan sát hình 56.1 ® thảo luận bài tập mục + Gọi đại diện nhóm trình bày. + Thông báo ý kiến đúng của các nhóm® chốt lại kiến thức + GV rút ra kết luận + Đọc thông tin, quan sát tranh® Thảo luận nhóm theo - Đại diện nhóm báo cáo ý kiến thảo luận + Đại diện nhóm trình bày® Các nhóm nhận xét, bổ sung + Rút ra kết luận 1) Bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật: + Qua di tích hóa thạch người ta thấy: - Các động vật cổ có nhiều đặc điểm giống động vật ngày nay. - Lưỡng cư cổ giống cá vây chân cổ; chim cổ và thú cổ giống bò sát cổ... ==> Điêù nầy chứng tỏ các loài động vật có chung một nguồn gốc và có quan hệ họ hàng với nhau Hoạt động 2: Cây phát sinh giới động vật + Giảng: những cơ thể có tổ chức càng giống nhau phản ánh quan hệ nguồn gốc càng gần nhau + Yêu cầu học sinh quan sát hình 56.3, đọc thông tin dưới hình, Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: - Cây phát sinh động vật biểu thị điều gì? - Mức độ quan hệ họ hàng giữa các nhóm ĐV được thể hiện trên cây phát sinh như thế nào? + Gọi đại diện nhóm trình bày® Nhận xét, bổ sung + Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm bài tập q + Gọi học sinh trình bày® Nhận xét® Chốt lại kiến thức + HS nghe + Học sinh quan sát hình 56.3, Trả lời câu hỏi: - Cho biết mối quan hệ họ hàng của các nhóm động vật, ĐV có chung 1 nguồn gốc, nhánh sơ đồ càng to thì số lượng loà càng nhiều - Nhóm có vị trí gần nhau, cùng nguồn gốc có quan hệ họ hàng gần hơn nhóm ở xa + Đại diện nhóm trình bày® Các nhóm nhận xét, bổ sung + Thảo luận nhóm® Hoàn thành bài tập : - Chân khớp có quan hệ họ hàng gần hơn với thân mềm vì bắt nguồn từ những nhánh có cùng một gốc chung và có vị trí gần nhau hơn so với ngành động vật không xương sống - Ngành thân mềm có quan hệ họ hàng gần với ngành giun đốt hơn so với ngành ruột khoang. 2) Cây phát sinh giớ động vật: Cây phát sinh động vật phản ánh mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật.thậm chí còn so sánh được được nhánh nào có nhiều hoặc ít loài hơn nhánh khác. 4. củng cố ( 4ph): + Sử dụng sơ đồ cây phát sinh động vật® Yêu cầu học sinh trình bày mối quan hệ họ hàng giữa các ngành động vật + Cho học sinh trả lời 2 câu hỏi cuối bài 5) Tổng kết (1ph): - Nhận xét tiết học. - Dặn dò đọc bài em có biết và chuẩn bị cho bài sau. ---------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_chuong_7_su_tien_hoa_cua_dong_vat_ngu.doc