Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 9

I/ Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

• Nhận biết được loài giun khoang, chỉ rõ đựoc cấu tạo ngoài( đốt, vòng tơ, đai sinh dục) và cấu tạo trong (một số nội quan).

 2.Kỹ năng:

• Tập thao tác mổ động vật không xương sống.

• Sử dụng các dụng cụ mổ, dùng kính lúp quan sát.

 3. Thái độ:

• ý thức hoạt động nhóm và kiên trì trong giờ thực hành.

II/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

• GV: Bộ đồ mổ.

• HS: Chuẩn bị mỗi nhóm một con giun đất và đọc kĩ bài giun đất.

 II / Phương pháp :

IV/ Tổ chức dạy học:

1. Ổn định

2. Kiểm tra

• GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm HS.

3. Bài mới

• Mở bài: Chúng ta tìm hiểu cấo tạo giun đất để củng cố khắc sâu lý thuyết về giun đất.

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n:10/10/2012 Ngµy d¹y: 15/10/2012 Tiết 16 Bµi 16: Thùc hµnh Mæ quan s¸t giun ®Êt (TIẾP) I/ Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Nhận biết được loài giun khoang, chỉ rõ đựoc cấu tạo ngoài( đốt, vòng tơ, đai sinh dục) và cấu tạo trong (một số nội quan). 2.Kỹ năng: Tập thao tác mổ động vật không xương sống. Sử dụng các dụng cụ mổ, dùng kính lúp quan sát. 3. Thái độ: ý thức hoạt động nhóm và kiên trì trong giờ thực hành. II/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học: GV: Bộ đồ mổ. HS: Chuẩn bị mỗi nhóm một con giun đất và đọc kĩ bài giun đất. II / Phương pháp : D¹y häc nªu vÊn ®Ò, trùc quan Th¶o luËn nhãm IV/ Tổ chức dạy học: Ổn định Kiểm tra GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm HS. Bài mới Mở bài: Chúng ta tìm hiểu cấo tạo giun đất để củng cố khắc sâu lý thuyết về giun đất. Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo trong + VĐ 1: Cách mổ giun đất - GV yêu cầu HS quan sát H16..2, đọc thông tin trong SGK và thực hành mổ giun đất HS quan sát H16..2, đọc thông tin và thực hành mổ - GV kiểm tra sản phẩm của HS bằng cách gọi 1 nhóm mổ đẹp lên trình bày thao tác mổ + VĐ 2: Quan sát cấu tạo trong - GV hướng dẫn: + Dùng kéo nhọn tách nhẹ nội quan + Dựa vào H16.3 A nhận biết các bộ phận của hệ tiêu hóa + Dựa vào H16.3 B quan sát bộ phận sinh dục + Gạt ống tiêu hóa sang một bên quan sát HTK màu trắngở bụng + Hoàn thành chú thích ở H16..3B và H16.3 C - GV kiểm tra bằng cách gọi đại diện nhóm lên bảng chú thích vào hình câm - GV yêu cầu HS viết thu hoạch II. Cấu tạo trong 1. Cách mổ: - Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ. Cố định đầu và đuôi bằng 2 đinh ghim - Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt 1 đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi - Đổ nước ngập cơ thể giun, dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể - Phanh thành cơ thể đến đâu cắm ghim tới đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phái đầu. 2. Quan sát cấu tạo trong: + Hệ tiêu hoá: phân hoá rõ: lỗ miệng " hầu " thực quản " diều, dạ dày cơ " ruột tịt " hậu môn. + Hệ tuần hoàn: Mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu (tim đơn giản), tuần hoàn kín. + Hệ thần kinh: Chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh. Kết luận chung: GV gọi đại diện 1-3 nhóm: + Trình bày thao tác mổ và cách quan sát cấu tạo trong của giun đất. + Nhận xét giờ và vệ sinh. 4. Kiểm tra - đánh giá - GV đánh giá điểm cho 1-2 nhóm làm việc tốt và kết quả đúng đẹp. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Viết thu hoạch theo nhóm. - Kẻ bảng 1, 2 trang 60 SGK vào vở. Ngµy so¹n : 13/10/2012 Ngµy d¹y: 15/10/2012 Tiết 17 Mét sè giun ®èt kh¸c I. Mục tiêu: Sau bài học này, học sinh cần đạt 1. Kiến thức: - HS nêu được một số đại diện của ngành giun đốt phù hợp với lối sống. - HS nêu được vai trò của ngành giun đốt . 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm 3. Thái độ: - Yêu thích bộ môn II. Đồ dùng dạy học - GV: SGK, bảng phụ - HS: Kẻ phiếu học tập vào vở III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ: - Trình bày cấu tạo ngoài của giun đất? - Trình bày cấu tạo trong của giun đất? 3.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động1:Một số giun đốt thường gặp Mục tiêu: Thông quan các đại diện , HS thấy được sự đa dạng của giun đốt. - GV yêu cầu HS quan sát H17.1 H17.3 và đọc các chú thích, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập: “ Đa dạng của ngành giun đốt ” HS quan sát H17.1 H17.3 và đọc các chú thích, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập: “ Đa dạng của ngành giun đốt ” sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và yêu cầu HS tự rút ra kết luận về sự đa dạng của ngành giun đốt về số loài, lối sống, môi trường sống * Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của giun đốt - GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập: Tìm các đại diện giun đốt điền vào chỗ trống cho phù hợp với ý nghĩa thực tiễn của chúng: + Làm thức ăn cho người:. + Làm thức ăn cho động vật khác: + Làm cho đất trồng tơi xốp, thoáng khí: + Làm màu mỡ đất trồng: + Làm thức ăn cho cá: + Có hại cho người và động vật: HS hoàn thành bài tập và lên bảng trình bày và tự rút ra kết luận - GV yêu cầu HS đọc kết luận chung Qua bài học giáo dục các em ý thức bảo vệ một số giun có lợi cho con người đồng thời tiêu diệt một số loài có hại I. Một số giun đốt khác - Nội dung như phiếu học tập số 1 - Giun đốt có nhiều loài, sống ở các môi trường khác nhau, có thể sống tự do, định cư, chui rúc hoặc kí sinh ngoài II-Vai trò của ngành giun đốt - Lợi ích: + Làm thức ăn cho người và động vật. + Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ - Tác hại: hút máu người và động vật 4.Củng cố: - Trình bày sù ®a d¹ng cña giun đốt? - Nêu vai trò của ngành giun đốt? 5. Dặn dò: - Học bài - Soạn bài mới Phiếu học tập số 1: Đa dạng của ngành giun đốt Bảng 1: Đa dạng của ngành giun đốt STT Đa dạng Đại diện Môi trường sống Lối sống 1 Giun đất - Đất ẩm - Chui rúc. 2 Đỉa - Nước ngọt, mặn, nước lợ. - Kí sinh ngoài. 3 Rươi - Nước lợ. - Tự do. 4 Giun đỏ - Nước ngọt. - Định cư. 5 Vắt - Đất, lá cây. - Tự do. 6 Róm biển - Nước mặn. - Tự do. Đáp án bài tập: + Làm thức ăn cho người: Rươi, + Làm thức ăn cho động vật khác: giun đất, giun đỏ + Làm cho đất trồng tơi xốp, thoáng khí: Giun đất, + Làm màu mỡ đất trồng: Giun đất, + Làm thức ăn cho cá: Giun đất, + Có hại cho người và động vật: rươi, vắt, --------—–& —–-------- Ngày soạn: 15/10/2012 Ngày dạy: 17/10/2012 Tiết 18 Kiểm tra một tiết I. Mục đích, yêu cầu đề kiểm tra - Kiểm tra, đánh giá về kiến thức, kĩ năng của học sinh sau khi học hết chương I, II, III 1. Kiến thức: - Nắm được đặc điểm chung của động vật, cách dinh dưỡng của trùng roi xanh, trùng sốt rét - Hiểu rõ hệ thần kinh của thủy tức - Phân biệt được đặc điểm của các ngành giun, nguyên nhân mắc bệnh giun sán và vòng đời của chúng - Biện pháp phòng tránh giun sán ở người - Vai trò của giun đất - Sự tiến hóa về cấu tạo cơ thể giun đốt so với giun dẹp TL:HS nắm vững kiến thức các chương I ,II,III. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra có trắc nghiệm , tự luận - Rèn luyện các thao tác tư duy: phân tích, so sánh, khái quát hóa, ... - Vận dụng kiến thức lí thuyết để giải thích các hiện tượng trong thực tế. vận dụng lý thuyết vào thực tiễn làm bài kiểm tra. 3. Thái độ: - Có ý thức nghiêm túc trong kiểm tra thi cử. - Có ý thức bảo vệ cơ thể - Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, trung thực trong làm bài kiểm tra. II- Chuẩn bị: GV: đề bài và đáp án. HS: Ôn lại kiến thức đã học. III-Tiến trình bài học 1.Ốn định lớp 2.Kiểm tra Ma trận đề kiểm tra Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu vận dụng T. Cộng TN TL TN TL TN TL Chương I: Động vật nguyên sinh 2 1,đ 1 0,5đ 1 2đ 3,5đ Chương II: Ruột khoang 1 2,0® 2đ Chương III: Các ngành giun 1 0.5đ 1 1đ 1 0.5đ 1 0,5đ 1 2.0đ 4,5đ Tổng cộng 2.5đ 5.0đ 2.5đ 10 đ ĐỀ BÀI I. TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng nhất ghi vào bài làm ( 3 điểm) 1.Trùng sốt rét di chuyển bằng cách nào? A. Bằng roi bơi B. Không có bộ phận di chuyển C. Bằng lông bơi D. Cả A và B 2. Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở điểm nào sau đây? A.Không cómàng xenlulo B. Có hạt dự trữ C. Có diệp lục D. Có điểm mắt 3. Giun đất thường chui lên mặt đất lúc: A.Ban đêm, để kiếm ăn B.Sau các trận mưa lớn C. lúc nắng gắt D. Cả A và B 4. Trong cơ thể trâu, ổ sán lá gan nằm ở đâu? A. Bắp cơ B. Gan C. Mật D. Cả B và C 5. Đặc điểm của giun tròn khác giun dẹp là: A. cơ thể đa bào B. sống kí sinh C. có hậu môn D. Cả B và C 6. Nơi kí sinh của trùng kiết lị là: A. ruột người B. hồng cầu C. bạch cầu D. máu I. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: Để phòng ngừa giun sán sống kí sinh cần phải làm gì? Bản thân em đã phòng ngừa giun sán sống kí sinh như thế nào? :(3điểm) Câu 2: Nêu đặc điểm chung của ngành ruét khoang. (2 điểm) Câu 3: Dinh dưỡng ở trùng kiết lị và trùng sốt rét giống và khác nhau như thế nào? (2 điểm) ĐÁP ÁN Trắc nghiệm: (6 câu x 0,5đ) 1 2 3 4 5 6 B C D D C A II. Tự luận: Câu 1: (3 điểm) * Để phòng ngừa giun sán sống ký sinh cần : Vệ sinh môi trường. Vệ sinh cá nhân. Vệ sinh ăn uống để tránh giun. Tẩy giun định kỳ. * Bản thân em đã phòng ngừa giun sán sống ký sinh bằng cách: Vệ sinh môi trường,vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống để tránh giun. Tẩy giun định kỳ 2 lần/năm. Tránh ăn những đồ ăn sống: Rau sống, tiêt canh, gỏi, Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Tuyên truyền cho mọi người biết cách phòng ngừa giun sán . 1 điểm 2 điểm Câu 2: Đặc điểm chung cña ruét khoang (2 điểm) : Đặc điểm chung của ngành RK : + Cơ thể có đối xứng toả tròn. + Ruột dạng túi . + Thành cơ thể có 2 lớp tế bào. + Tự vệ và tấn công bằng TB gai. Câu 3: Giống nhau: Cùng ăn hồng cầu Khác nhau: + Trùng kiết lị lớn nuốt nhiều hồng cầu một lúc và tiêu hóa chúng, rồi sinh sản nhân đôi liên tiếp. + Trùng sốt rét: Nhỏ hơn chui vào hồng cầu kí sinh, ăn hết chất nguyên sinh của hồng cầu rồi sinh sản cho nhiều trùng kí sinh mới một lúc. 0,5điểm 0,75điểm 0,75điểm 3. Nhận xét giờ Giáo viên thu bài kiểm tra Nhận xét tinh thần làm bài của học sinh, nhận xét ® rút kinh nghiệm trong kiểm tra thi cử. 4.Dặn dò: - Đọc bài 18. - Mỗi bàn 1 con trai sông. --------—–& —–-------

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_9.doc