Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương trình cả năm - Nguyễn Bỉnh Khiêm

A/ Mục tiêu bài học :

1) Kiến thức :

- Hiểu được thế giới động vật đa dạng phong phú (về loài, kích thước, số lượng cá thể và môi trường sống)

 - Xác định được nước ta đã được thiên nhiên ưu đãi, nên có một thế giới động vật đa dạng phong phú như thế nào.

2) Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm

3) Thái độ : Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học

B/ Phương tiện :

 + Giáo viên :

 - Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của chúng (cả ĐVCXS và ĐVKXS)

 - Tiêu bản, mẫu vật, tranh ảnh, băng, đĩa hình, màn hình, đầu video (nếu cần chiếu đĩa và băng hình

 + Học sinh : Xem trước bài, chuẩn bị một số tranh ảnh động vật (nếu có)

C/ Các bước lên lớp :

a) Ổn định lớp :

b) Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)

c) Bài mới :

* Mở bài : Thế giới động vật đa dạng phong phú. Nước ta ở vùng nhiệt đới, nhiều tài nguyên rừng và biển được thiên nhiên ưu đãi cho 1 thế giới động vật rất đa dạng và phong phú

* Các hoạt động dạy – học:

 I/ Đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể:

 * Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể

 * Mục tiêu : Học sinh nêu được số loài động vật rất nhiều, số cá thể trong loài lớn thể hiện qua các ví dụ cụ thể

 

doc182 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/07/2022 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương trình cả năm - Nguyễn Bỉnh Khiêm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS : HỌC KÌ I ND : Tuần 1 MỞ ĐẦU Tiết 1 THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG PHONG PHÚ A/ Mục tiêu bài học : Kiến thức : - Hiểu được thế giới động vật đa dạng phong phú (về loài, kích thước, số lượng cá thể và môi trường sống) - Xác định được nước ta đã được thiên nhiên ưu đãi, nên có một thế giới động vật đa dạng phong phú như thế nào. 2) Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm 3) Thái độ : Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học B/ Phương tiện : + Giáo viên : - Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của chúng (cả ĐVCXS và ĐVKXS) - Tiêu bản, mẫu vật, tranh ảnh, băng, đĩa hình, màn hình, đầu video (nếu cần chiếu đĩa và băng hình + Học sinh : Xem trước bài, chuẩn bị một số tranh ảnh động vật (nếu có) C/ Các bước lên lớp : a) Ổn định lớp : b) Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra) c) Bài mới : * Mở bài : Thế giới động vật đa dạng phong phú. Nước ta ở vùng nhiệt đới, nhiều tài nguyên rừng và biển được thiên nhiên ưu đãi cho 1 thế giới động vật rất đa dạng và phong phú * Các hoạt động dạy – học: I/ Đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể: * Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể * Mục tiêu : Học sinh nêu được số loài động vật rất nhiều, số cá thể trong loài lớn thể hiện qua các ví dụ cụ thể * Cách tiến hành : HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG -GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, QS H.1.1 và H.1.2 SGK/5,6 trả lời : +Sự phong phú về loài được thể hiện như thế nào? -Ghi ý kiến của HS và bổ sung . Yêu cầu trả lời câu hỏi : +Hãy kể tên loài động vật trong: .Một mẻ kéo lưới ở biển? .Tát một ao cá ? .Đánh bắt ở hồ? .Chặn dòng nước suối nông? +Ban đêm vào mùa hè trên cánh đồng có những loài động vật nào phát ra tiếng kêu? +Em có nhận xét gì về số lượng cá thể trong bầy ong, đàn kiến, đàn bướm, sư tử, hổ, báo . . . ? -GV nói thêm : một số động vật được con thuần hóa thành vật nuôi, có nhiều đặc điểm khác phù hợp với nhu cầu của con người VD:Gà nuôi có tổ tiên là gà rừng, ngựa ngày nay có tổ tiên là ngựa hoang -Cá nhân đọc thông tin SGK, QS hình ® trả lời câu hỏi : +Số lượng khoảng 1,5 triệu +Kích thước khác nhau -Thảo luận nhóm từ các thông tin trên để trả lời câu hỏi : +Dù ở ao hồ hay sông suối đều có nhiều loài động vật khác nhau sinh vật (xem H.1.2/6) +Thường có 1 số động vật như : cóc, ếch, dế mèn, sâu bọ . . . phát ra tiếng kêu +Rất ít như : hổ, báo, sư tử . +Rất nhiều như : ong, kiến, bướm, cào cào, châu chấu . . -Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét,bổ sung -Học sinh lắng nghe, ghi nhớ và tự kết luận chung: Thế giới động vật rất đa dạng về loài và số lượng cá thể trong loài -Về số loài : khoảng 1,5 triệu loài đã được phát hiện -Về kích thước : Rất nhỏ như : virút, vi khuẩn . . . Rất lớn như : Trai tượng, voi Châu Phi, cá voi xanh . . -Về số lượng cá thể : Rất ít như: hổ, báo, sư tử . . .Rất nhiều như : ong, kiến, châu chấu, cào cào, cò . . . -Do con người : một số ĐV được con người thuần hóa thành ĐV nuôi, có nhiều đặc điểm khác nhau, phù hợp với nhu cầu của con người VD : gà, ngựa . . . II/ Đa dạng về môi trường sống : * Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng về môi trường sống * Mục tiêu : Nêu được một số loài động vật thích nghi cao với môi trường sống Nêu được đặc điểm của một số loài động vật thích nghi cao độ với môi trường sống * Cách tiến hành : - Yêu cầu HS quan sát H.1.3 và H.1.4 SGK/7 ® hoàn thành bài tập điền chú thích vào H.1.4 SGK/7 - Cho HS sửa nhanh bài tập này - Yêu cầu HS thảo luận nhóm rồi trả lời các câu hỏi sau : + Đặc điểm gì giúp chim cánh cụt thích nghi với khí hậu giá lạnh ở vùng cực ? + Nguyên nhân nào khiến ĐV ở nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn vùng ôn đới, Nam Cực ? + Động vật nước ta có đa dạng và phong phú không? Tại sao? - GV hỏi thêm : + Hãy cho VD để chứng minh sự phong phú về môi trường sống của ĐV? -Yêu cầu HS tự rút ra kết luận - Cá nhân tự nghiên cứu hoàn thành bài tập: + Dưới nước:cá, tôm,mực . . . + Trên cạn : voi, hươu, nai, khỉ . . . + Trên không:các loài chim,bướm, ong - Vận dụng kiến thức đã có trao đổi nhóm trả lời : + Chim cánh cụt có bộ lông dày, xốp, lớp mỡ dưới da dày ® nên giữ nhiệt tốt + Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thực vật phong phú phát triển quanh năm ® nên thức ăn nhiều, nhiệt độ ấm áp, môi trường sống đa dạng + Nước ta ĐV cũng rất phong phú vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới + Gấu trắng Bắc Cực, Đà điểu sa mạc, cá phát sáng ở đáy biển, lươn ở đáy bùn . . . - Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung, kết luận - Động vật phân bố ở khắp nơi như : trên cạn, trên không, nước mặn, nước ngọt, nước lợ và cả vùng xích đạo, Bắc Cực, Ôn đới, Hàn đới . . . d/ Củng cố và kiểm tra đánh giá : Cho HS đọc phần ghi nhớ đóng khung SGK/8 + Kiểm tra đánh giá : 1/ Hãy kể tên những động vật thường gặp ở địa phương em? Chúng có đa dạng và phong phú không? *2/ Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng và phong phú ? e/ Dặn dò : Học bài, trả lời câu hỏi 1,2 SGK/8 + Chuẩn bị : - Kẻ bảng 1,2 SGK / 9,11 vào Xem trước NS: ND : Tuần 1 Tiết 2 PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT A/ Mục tiêu bài học : 1) Kiến thức : Học sinh nêu được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật Nêu đựơc đặc điểm chung của động vật Học sinh nắm đựơc sơ lược cách phân chia giới động vật Hiểu được vai trò của động vật trong thiên nhiên và trong đời sống con người 2)Kĩ năng : - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh ,phân tích và tổng hợp - Kĩ năng hoạt động nhóm 3) Thái độ :Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học B/ Phương tiện : + Giáo viên : -Tranh phóng to H.2.1vàH.2.2 SGK/9,12 Mô hình về tế bào thực vật và tế bào động vật Bảng phụ kẻ bảng 1 và 2 SGK/9,11 + Học sinh :- Kẻ bảng 1,2 SGK/9,11vào vở, xem trước bài - Xem lại kiến thức tế bào thực vật ở lớp 6 C/ Các bước lên lớp : a) Ổn định lớp : b) Kiểm tra bài cũ: 1/ Hãy kể tên những ĐV thường gặp ở địa phương em? Chúng có đa dạng và phong phú không? 2/ Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng và phong phú? c) Bài mới : * Mở bài : Động vật và thực vật đều xuất hiện rất sớm trên hành tinh của chúng ta. Chúng đều xuất phát từ nguồn gốc chung ,nhưng trong quá trình tiến hóa đã hình thành nên 2 nhóm sinh vật khác nhau đó là động vật và thực vật.Vậy chúng khác nhau ở đặc điểm nào? * Các hoạt động dạy – học: I/ Phân biệt động vật với thực vật : * Hoạt động 1: Phân biệt được động vật và thực vật * Mục tiêu :Tìm hiểu đặc đểm giống và khác nhau giữa động vật và thực vật * Cách tiến hành : HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG - Yêu cầu HS quan sát H.2.1 SGK/9 và hoàn thành bảng 1SGK/9 - Treo bảng 1cho HS sửa bài - Nhận xét và thông báo kết quả như bảng sau: - Yêu cầu HS thảo luận 2 câu hỏi SGK /10 ở phần dưới bảng 1 như sau: + Động vật giống thực vật ở điểm nào ? + Động vật khác thực vật ở điểm nào ? - Yêu cầu HS tự rút ra kết luận - Cá nhân QS hình vẽ, d0ọc chú thích ® ghi nhớ kiến thức - Trao đổi nhóm tìm câu trả lời để hoàn thành bảng 1 - Đại diện nhóm ghi kết quả - Theo dõi và tự sửa bài - Các nhóm dực vào kết quả bảng 1 ® thảo luận tìm câu trả lời đúng + Đều có cấu tạo từ tế bào, đều có lớn lên và sinh sản +Độngvật di chuyển, di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan -HS tự rút ra kết luận + Giống nhau : đều có cấu tạo từ tế bào, đều có khả năng lớn lên và sinh sản + Khác nhau : ở động vật thì cấu tạo tế bào thì không có thành xenluloza, có lối sống dị dưỡng, có hệ thần kinh và giác quan, có khả năng di chuyển BẢNG 1 : SO SÁNH ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT Đặc điểm cơ thể Đối tượng phân biệt Cấu tạo từ TB Thành xenlulozơ ở TB Lớn lên và sinh sản Chất hữu cơ nuôi cơ thể Khả năng di chuyển Hệ TK và giác quan Không Có Không Có Không Có Tự tổng hợp được Sử dụng chất hữu cơ có sẵn Không Có Không Có Thực vật x x x x x x Động vật x x x X x x II) Đặc điểm chung của động vật: * Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của động vật * Mục tiêu : Nêu được đặc điểm chung của động vật * Cách tiến hành : - Yêu cầu HS làm bài tập 6mục II SGK/10 - Câu trả lời đúng là câu 1,3,4 - Yêu cầu HS tự rút ra kết luận về đặc điểm chung của động vật - HS chọn 3 đặc điểm cơ bản của động vật ® trả lời ® HS khác nhận xét, bổ sung - HS theo dõi, sửa chữa - HS tự rút ra kết luận - Động vật là các sinh vật dị dưỡng, có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan III/ Sơ lược về phân chia giới động vật: * Hoạt động 3: Tìm hiểu sơ lược về phân chia giới động vật * Mục tiêu : HS nắm được các ngành ĐV chính sẽ học trong chương trình sinh học 7 * Cách tiến hành : - GV giới thiệu : + Giới động vật được chia thành 20 ngành, thể hiện ở H.22 SGK/12. Trong chương trình Sinh học 7 chỉ học 8 ngành cơ bản mà thôi - Nghe và ghi nhớ kiến thức ® rút ra kết luận - Có 8 ngành động vật. ĐVKXS :7, ĐVCXS:1 - Có 8 ngành ĐV chủ yếu là : ĐVKXS có 7 ngành : + ĐV nguyên sinh:Trùng roi. +Ngành ruột khoang:San hô. +Ngành giun dẹp: Sán lá gan. +Ngành giun tròn:Giun đũa + giun đốt: giun đất. + thân mềm:Trai sông. + Ngành chân khớp:Tôm sông + ĐVCXS có 1 ngành : có 5 lớp : cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú IV/ Vai trò của động vật: * Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của động vật * Mục tiêu : Nêu được lợi ích và tác hại của động vật * Cách tiến hành : - Yêu cầu HS hoàn thành bảng 2 SGK/11 -Kẻ sẵn bảng 2 cho HS sửa bài và nêu câu hỏi + ĐV có vai trò gì trong đời sống con người - Yêu cầu HS rút ra kết luận - Các nhóm trao đổi hoàn thành bảng 2 - Đại diện nhóm lên ghi kết quả trên bảng ® nhóm khác nhận xét, bổ sung + Có lợi ích nhiều mặt + Có tác hại đối với con người - HS tự rút ra kết luận - Cung cấp nguyện liệu cho người như thực phẩm, da, lông . . . - Làm thí nghiệm trong y học, nghiên cứu vũ trụ - Trong các hoạt động khác như : thể thao, giải trí, bảo vệ BẢNG 2 : ĐỘNG VẬT ĐỐI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI STT Các mặt có lợi, hại Tên động vật đại diện 1 Động vật cung cấp nguyên liệu cho con người -Thực phẩm -Lông -Da -Tôm, cá, cua, b2, lợn, bồ câu -Vịt, chồn, cừu -Trâu, bò, lợn, cừu, rắn, cá sấu 2 Động vật dùng làm thí nghiệm -Học tập và nghiên cứu khoa học -Thử nghiệm thuốc -Trùng biến hình, thủy tức, giun đất, thỏ, ếch chuột -Chuột bạch. khỉ 3 Động vật hỗ trợ người trong -Lao động -Giải trí -Thể thao -Bảo vệ an ninh -Trâu, bò, lừa, voi -Cá heo, các động vật làm xiếc như : hổ báo, voi -Ngựa, trâu trọi, gà chọi -Chó nghiệp vụ, chim đưa thư 4 Động vật truyền bệnh sang người Ruồi muỗi, bọ chó, rận, rệp d/ Củng cố và kiểm tra đánh giá : Cho HS đọc phần ghi nhớ đóng khung SGK/12 + Kiểm tra đánh giá : 1/ Nêu các đặc điểm chung của động vật ? 2/ Kể tên động vật gặp ở xung quanh nơi em ở và chỉ rõ nơi cư trú của chúng? 3/ Ý nghĩa của động vật đối với đời sống con người? (Đáp án ở SGV/29) * 4/ Đặc điểm nào giúp phân biệt nhanh và rõ nét động vật với thực vật? e/ Dặn dò : - Học bài, trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK/12 - Đọc mục “Em có biết” + Chuẩn bị - Tìm hiểu đời sống động vật xung quanh - Ngâm rơm, cỏ khô vào nước trước 5 ngày - Váng nước ao, hồ, rễ bèo Nhật Bản + Dụng cụ : Kính hiển vi, lá kính (lamen), phiến kính (lam), mô hình về động vật NS + Tranh vẽ : - Trùng roi, trùng đế giày NS: ND : Tuần 2 CHƯƠNGI: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH Tiết 3 THỰC HÀNH : QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH A/ Mục tiêu bài học : Kiến thức : - Nhận biết được nơi sống của động vật nguyên sinh (cụ thể là trùng roi, trùng đế giày) cùng cách thu thập và gây nuôi chúng - Quan sát nhận biết trùng roi, trùng đế giày trên tiêu bản hiển vi, thấy được hình dạng, cấu tạo và cách di chuyển của chúng. Kĩ năng : Rèn kĩ năng sử dụng và quan sát mẫu vật bằng kính hiển vi Thái độ : Nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận B/ Phương tiện : + Giáo viên : -Tranh vẽ :trùng roi, trùng đế giày - Mô hình : trùng roi, trùng biến hình (nếu có) - Dụng cụ : kính hiển vi (4 cái), lam kính, lamen, kim nhọn, ống hút, khăn lau, bông gòn - Tiêu bản về các động vật nguyên sinh + Học sinh : -Váng nước ao, hồ, cống , rãnh . . . - Rễ bèo Nhật Bản, rơm khô ngâm trong 5 ngày C/ Các bước lên lớp : a) Ổn định lớp : b) Kiểm tra bài cũ: 1/ Nêu các đặc điểm chung của động vật ? Phân biệt động vật với thực vật 2/ Nêu ý nghĩa của động vật đối với đời sống con người? c) Bài mới : * Mở bài : Hầu hết động vật nguyên sinh không nhìn thấy được bằng mắt thường. Qua kính hiển vi sẽ thấy trong mỗi giọt nước ao, hồ . . . là một thế giới động vật nguyên sinh vô cùng đa dạng * Các hoạt động dạy – học: * Hoạt động 1: Quan sát trùng đế giày * Mục tiêu : Học sinh tự quan sát được trùng đế giày trong nứơc ngâm rơm, cỏ khô * Cách tiến hành : HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS -GV hướng dẫn các thao tác thực hành : +Dùng ống hút lấy 1 giọt nước ở nước ngâm rơm rạ (chỗ thành bình) +Nhỏ lên lam kính, đặt lamen lên ® rải vài sợi bông gòn để cản tốc độ ® soi dưới kính hiển vi +Điều chỉnh trường kính nhìn cho rõ +QS dưới kính hiển vi đối chiếu H.3.1 SGK/14 ® nhận biết trùng đế giày -G V kiểm tra ngay trên kính của các nhóm -Hướng dẫn cho HS cách cố định mẫu +Dùng lamen đặt lên giọt nước (có trùng), lấy giấy thấm bớt nước, QS trùng đế giày di chuyển (Gợi ý: di chuyển kiểu tiến thẳng hay xoay tiến) -Cho HS làm bài tập SGK/15 chọn câu trả lời đúng -GV thông báo đáp án đúng : +Hình dạng : không đối xứng có hình khối như chiếc giày +Di chuyển : vừa tiến vừa xoay -HS làm việc theo nhóm đã phân công -Các nhómtự ghi nhớ các thao tác của GV -Lần lượt các thành viên trong nhóm lấy mẫu soi dưới kính hiển vi ® nhận biết trù ng đế giày -Vẽ sơ lược hình dạng của trùng đế giày -QS trùng đế giày di chuyển trên lam kính, tếp tục theo dõi hướng di chuyển của trùng đế giày -Dựa vào kết quả QS ® hoàn thành bài tập -HS vẽ hình trùng đế giày vào vở (Cho HS vẽ sơ lược hình dạng trùng đế giày vào vở) II.TRÙNG ĐẾ GIÀY * Hoạt động 2: Quan sát trùng roi * Mục tiêu : HS quan sát được hình dạng của trùng roi và cách di chuyển * Cách tiến hành : -Cho HS Quan sát H.3.2, H.3.3 SGK/15 -Yêu cầu cách lấy mẫu và quan sát tương tự như trùng đế giày -GV kiểm tra ngay trên kính của từng nhóm -Lưu ý HS sử dụng vật kính có độ phóng đại khác nhau để nhìn rõ vật -Yêu cầu HS làm bài tập mục6 SGK/16 ® GV thông báo đáp án đúng để HS tự sửa bài tập +Di chuyển vừa tiến vừa xoay +Có màu xanh nhờ : màu sắc của các hạt diệp lục, sự trong suốt của màng cơ thể -Tự QS hình SGK để nhận biết trùng roi -Trong nhóm thay nhau dùng ống hút lấy mẫu để QS Các nhóm dựa vào thực tế QS và thông tin SGK/16 trả lời câu hỏi: -Đại diện nhóm trình bày ® nhóm khác nhận xét bổ sung -HS tự vẽ hình trùng roi vào vở d/ Củng cố và kiểm tra đánh giá : Cho HS vẽ hì nh trùng đế giày và trùng roi vào vở học có chúthích rõ ràng Đánh giá kết quả quan sát trên kính (cách QS, khái niệm) Đánh giá kết quả thu hoạch (câu hỏi và chú thích vào hình câm, vẽ hình đã QS) Đánh giá các thu thập, nuôi cấy mẫu như đã giao e/ Dặn dò : -Vẽ hì nh trùng đế giày và trùng roi vào vở bài tập và ghi chú thích rõ ràng - Kẻ phiếu học tập vào vở NS : ND : Tuần 2 Tiết 4 TRÙNG ROI A/ Mục tiêu bài học : 1) Kiến thức : Mô tả được cấu tạo trong, cấu tạo ngoài của trùng roi Trên cơ sở cấu tạo, nắm được cách dinh dưỡng và sinh sản của chúng Tìm hiểu cấu tạo tập đoàn trùng roi và quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào với động vật đa bào 2) Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức và hoạt động nhóm 3) Thái độ : Giáo dục ý thức học tập B/ Phương tiện : + Giáo viên : - Phiếu học tập, tranh ve H.4., H.4.2, H4.3 - Mô hình cấu tạo trùng roi (nếu có) - Một ống nghiệm chứa váng nước màu xanh có trùng roi để làm thí nghiệm (phần hướng sáng) + Học sinh :- Kẻ phiếu học tập như đã dặn tiết trước - Ôn lại bài thực hành C/ Các bước lên lớp : a) Ổn định lớp : b) Kiểm tra bài cũ: (GV gọi vài HS lên kiểm tra tập xem có vẽ hình hay không) c) Bài mới : * Mở bài : Trùng roi là động vật nguyên sinh dễ gặo nhất ở ngoài thiên nhiên nước ta, lại có cấu tạo đơn giản và điển hình cho ngành động vật nguyên sinh. Trùng roi xanh sống trong nước : ao, hồ, đầm, ruộng kể cả các vùng nước mưa * Các hoạt động dạy – học: I/ Trùng roi xanh : * Hoạt động 1: Tìm hiểu trùng roi xanh * Mục tiêu :Hiểu được các đặc điểm của trùng roi về cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản và khả năng hướng sáng của chúng * Cách tiến hành : HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS -Yêu cầu Hs nghiên cứu SGK, vận dụng kiến thức thực hành bài trc QS H.4.1 và H.4.2 hoàn thành phiếu học tập -Cho HS thảo luận nhóm ® GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học yếu -Kẻ phiếu học tập trên bảng phụ để sửa bài -Thu phiếu học tập lại sửa từng bài tập trong phiếu của các nhóm +Trìng bày quá trình sinh sản của trùng roi ? +Giải thích thí nghiệm ở mục 4 “tính hướng sáng” +Làm nhanh bài tập mục 6 SGK/18 +Đáp án : - Roi và điểm mắt - Có diệp lục, có thành xenluloza -Cho HS xem bảng chuẩn kiến thức như sau: -Cá nhân tự đọc thông tin ở mục 1 SGK/17,18 ® thảo luận nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu học tập. Yêu cầu nêu được : +Cấu tạo chi tiết trùng roi +Các di chuyển nhờ roi +Kiểu sinh sản vô tính theo chiều dọc cơ thể +Khả năng hướng về phía có ánh sáng -Đại diện nhóm lên ghi kết quả trên bảng phụ ® nhóm khác nhận xét bổ sung -Dựa vào H.4.2 SGK/18 trả lời : +Nhân phân chia trước rồi đến các phần khác +Nhờ có điểm mắt nên có kha năng cảm nhận ánh sáng -HS lần lượt lên bảng làm nhanh bài tập mục 6 SGK/18 vào bảng phụ của GV -Các nhóm theo dõi và tự sửa bài ® nhắc lại nội dung trong bảng PHIẾU HỌC TẬP Bài tập Tên động vật Đặc điểm Trùng roi xanh 1 - Cấu tạo - Di chuyển - Cơ thể là 1 tế bào, kích thước nhỏ =0,05mm, hình thoi, có roi, có điểm mắt, hạt diệp lục, hạt dự trữ, không bào co bóp và 2 Dinh dưỡng -Tự dưỡng và dị dưỡng -Hô hấp : trao đổi khí qua màng tế bào -Bài tiết : nhờ không bào co bóp 3 Sinh sản Vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc II) Tập đoàn trùng roi: * Hoạt động 2: Tìm hiểu tập đoàn trùng roi * Mục tiêu : HS thấy được tập đoàn trùng roi xanh là động vật trung gian giữa động vật đơn bào và động vật đa bào * Cách tiến hành : -Yêu cầu HS nghiên cứu SGK + QS H.4.3/18 ® hoàn thành bài tập mục 6 SGK/19 +Đáp án : trùng roi, tế bào, đơn bào, đa bào -Cho HS đọc toàn bộ nội dung bài tập vừa hoàn thành +Tập đoàn trùng roi dinh dưỡng như thế nào ? +Hình thức sinh sản của tập đoàn trùng roi ra sao ? +Tập đoàn trùng roi cho ta suy nghĩ gì về mối liên quan giữa động vật đơn bào và động vật đa bào ? -Yêu cầu HS tự rút ra kết luận -Cá nhân tự thu nhận kiến thức ® trao đổi nhóm hoàn thành bài tập mục 6 SGK/19 -Đại diện nhóm trình bày kết quả ® nhóm khác nhận xét bổ sung -HS đọc toàn bộ nội dung bài tập vừa hoàn thành +Một số cá thể ở ngoài làm nhiệm vụ di chuyển bắt mồi, đến khi sinh sản 1 số tế bào chuyển vào trong phân chia thành tập đoàn mới +Trong tập đoàn bắt đầu có sự phân chia chức năng cho 1 số TB -Kết luận : tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào có sự phân hóa chức năng - Tập đoàn trùng roi là nhóm động vật do các đơn bào trùng roi bên kết lại - Các cá thể liên hệ với nhau bằng cầu nối chất nguyên sinh, giữa chúng bắt đầu có sự phân hóa về cấu tạo và chức năng d/ Củng cố và kiểm tra đánh giá : Cho HS đọc phần ghi nhớ đóng khung SGK/19 + Kiểm tra đánh giá : 1/ Có thể gặp trùng roi ở đâu ? 2/ Trùng roi giống và khác với thực vật ở điểm nào? *3/ Khi di chuyển roi hoạt động như thế nào khiến cho cơ thể trùng roi vừa tiến vừa xoay (Đáp án ở SGV/35) e/ Dặn dò : Học bài, trả lời câu hỏi SGK/19 Đọc mục “Em có biết” Xem trước bài 5 “Trùng biến hình và trùng giày” - Vẽ hình trùng roi xanh vào vở. NS: /9/2012 ND : /9/2012 Tuần 3 Tiết 5 TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY A/ Mục tiêu bài học : 1) Kiến thức : HS nêu được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình và trùng đế giày HS thấy được sự phân hóa chức năng các bộ phận trong tế bào của trùng giày ® đó là biểu hiện mầm mống của động vật đa bào 2) Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp và hoạt động nhóm 3) Thái độ : Giáo dục ý thức yêu thích môn học B/ Phương tiện : + Giáo viên : - Tranh phóng to H.5.1, H.5.2, H.5.3 SGK/20,21 - Mô hình trùng biến hình, trùng giày + Học sinh : xem trước bài C/ Các bước lên lớp : a) Ổn định lớp : b) Kiểm tra bài cũ: 1/ Có thể gặp trùng roi ở đâu ? 2/ Trùng roi giống và khác với thực vật ở những điểm nào? c) Bài mới : * Mở bài : Chúng ta lại tiếp tục nghiên cứu một số đại diện khác của ngành động vật nguyên sinh .Đó là trùng biến hình và trùng giày. Trùng biến hình là đại diện có cấu tạo và lối sống đơn giản nhất trong ngành động vật nguyên sinh nói riêng và giới động vật nói chung. Trong khi đó trùng giày được coi là 1 trong những động vật nguyên sinh có cấu tạo và lối sống phức tạp hơn cả nhưng dễ quan sát và gặp ngoài thiên nhiên. * Các hoạt động dạy – học: I/ Trùng biến hình : * Hoạt động 1: Tìm hiểu về trùng biến hình * Mục tiêu :Hiểu được các đặc điểm của trùng biến hình về cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của chúng * Cách tiến hành : HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG -Cho HS quan sát H.5.1 và H.5.2 SGK/20 để thấy rõ cấu tạo và cách di chuyển của trùng biến hình, đồng thời đọc thông tin SGK/20 trả lời câu hỏi : +Trùng biến hình có cấu tạo như thế nào và di chuyển ra sao ? -Yêu cầu HS quan sát H.5.2 SGK/20 đọc thông tin hoàn thành bài tập mục 6 SGK/20 -Sau khi hoàn thành bài tập xong GV sửa bài ® cho HS đọc lại -Yêu cầu đọc thông tin SGK/21 trả lời câu hỏi : trùng biến hình sinh sản như thế nào ? -HS quan sát H.5.1,H.5.2 SGK/20 và đọc thông tin rút ra kiến thức trả lời câu hỏi : -HS quan sát H.5.2 SGK/20đọc thông tin, làm bài tập mục 6 SGK/20 theo thứ tự từ trên xuống như sau : 2, 1, 3, 4 -1-2 HS đọc lại ghi nhớ kiến thức -Đọc thông tin SGK/21 trả lời : sinh sản phân đôi theo nhiều chiều 1) Cấu tạo và di chuyển : - Cấu tạo : cơ thể đơn bào, đơn giản nhất, hình dạng không cố định gồm 1 khối chất nguyên sinh và nhân - Di chuyển : bằng chân giả do tế bào chất chuyển động 2) Dinh dưỡng : dị dưỡng bằng cách bắt mồi bằng chân giả rồi dùng không bào tiêu hóa mồi gọi là tiêu hóa nội bào 3) Sinh sản : vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo nhiều chiều II) Trùng giày : * Hoạt động 2: Tìm hiểu trùng giày * Mục tiêu : Hiểu được các đặc điểm của trùng giày về cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản * Cách tiến hành : -Yêu cầu HS quan sát H.5.3 SGK/21 và đọc thông tin thảo luận nhóm để so sánh về cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản của trùng giày với trùng biến hình xem chúng phức tạp như thế nào ? -Yêu cầu HS trả lời được các câu hỏi ở mục 6 SGK/22 -Bổ sung, nhận xét ® kết luận -HS quan sát H.5.3 SGK/21 đọc thông tin thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 6 SGK/22 . Yêu cầu : +Có rãnh miệng ở vị trí cố định thức ăn được lông bơi cuốn vào miệng rồi không bào tiêu hóa hình thành từng cái ở cuối hầu, không bào tiêu hóa di chuyển như 1 quỹ đạo để chất dinh dưỡng thấm dần, rồi thải chất bã ra lỗ thoát ở vị trí cố định 1) Dinh dưỡng : thức ăn ® miệng® hầu ® không bào tiêu hóa ® biến đổi nhờ enzim. Chất thải được đưa đến không bào co bóp ® lỗ thoát ra ngoài 2) Sinh sản : vô tính phân đôi theo chiều ngang cơ thể và sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp d/ Củng cố và kiểm tra đánh giá : Cho HS đọc phần ghi nhớ đóng khung SGK/22 + Kiểm tra đánh giá : 1/ Trùng biến hình sống ở đâu và di chuyển, bắt mồi, tiêu hóa mồi như thế nào ? 2/ Trùng giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hóa và thải bã như thế nào? *3/ Cơ thể trùng giày có cấu tạo phức tạp hơn trùng biến hình như thế nào ? e/ Dặn dò : Học bài, làm bài tập trong vở bài tập - Kẻ bảng 1 SGK/24 NS: /9/2012 ND : /9/2012 Tuần 3 Tiết 6 TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT A/ Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức : - HS nêu được đặc điểm cấu tạo của trùng rét và trùng kiết lị phù hợp với lối sống kí sinh - HS chỉ rõ được những tác hại do 2 loại vi trùng gây ra và cách phòng chống bệnh sốt rét 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng thu thập kiến thức qua tranh vẽ, phân tích tổng hợp 3. Thái độ :Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường và cơ thể B/ Phương tiện : + Giáo viên : - Tranh H.6.1, H.6.2, H.6.4 SGK/23,24 - Tiêu bản trùng kiết lị và trùng sốt rét + Học sinh : kẻ bảng 1 SGK/24 vào vở C/ Các bước lên lớp : a) Ổn định lớp : b) Kiểm tra bài cũ: 1/ Trùng biến hình sống ở đâu và di chuyển, bắt mồi, tiêu hóa mồi như thế nào ? 2/ Trùng giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hóa và thải bã như thế nào? 3/ Cơ thể trùng giày có cấu tạo phức tạp hơn trùng biến hình như thế nào ? c) Bài mới : * Mở bài : Động vật nguyên sinh tuy nhỏ nhưng gây cho người nhiều bệnh rất nguy hiểm. Hai bệnh thường gặp ở nước ta là bệnh kiết lị và bệnh sốt rét. Chúng ta cần biết về các thủ phạm của 2 bệnh này để có cách chủ động phòng tránh tích cực. * Các hoạt động dạy – học: I/ Trùng kiết lị: * Hoạt động 1: Tìm hiểu về trùng kiết lị * Mục tiêu :Hiểu được đặc điểm cấu tạo của trùng kiết lị phù hợp với đời sống kí sinh. Và nêu được tác hại của chúng đ

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_chuong_trinh_ca_nam_nguyen_binh_khiem.doc