I. Mục tiêu.
1.Kiến thức. - Nêu được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật.
- Nêu được đặc điểm chung của động vật.
- Biết được sơ lược cách phân chia giới động vật.
2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp.
3. Thái độ.
- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên.
- Tranh vẽ H 2.1, 2.1.
- Bảng phụ: Nội dung bảng 1, 2.
2. Học sinh.
- Nghiên cứu bài 2.
III. Phương pháp
Vấn đáp, tìm tòi, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
IV. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Khởi động (1p)
Động vật và thực vật có đặc điểm gì để phân biệt chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay.
186 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/07/2022 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương trình cả năm - Nguyễn Đình Thái, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 01: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG PHONG PHÚ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được thế giới động vật đa dạng, phong phú (về loài, về kích thước, về số lượng cá thể và về môi trường sống).
- Xác định được nước ta đã được thiên nhiên ưu đãi một thế giới động rất đa dạng, phong phú.
2. Kỹ năng
-Rèn luyện kỹ năng quan sát, kỹ năng vận dụng bài học để giải thích được thực tế sự đa dạng, phong phú của thế giới động vật.
- Hoạt động học tập hợp tác.
3. Thái độ
- Tạo lòng yêu thích bộ môn từ đó xác định được ý thức bảo vệ thiên nhiên hoang dại, đặc biệt là biết bảo vệ các động vật quí hiếm ở nước ta.
II.Chuẩn bị
1. Giáo viên
Tranh hình 1.1, 1.2, 1.3, 1.4
2. Học sinh
- Nghiên cứu bài
III. Phương pháp
Quan sát, đàm thoại, hoạt động nhóm
IV. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Khởi động (2p)
* Giới thiệu bài :
Thế giới động vật đa dạng, phong phú. Nước ta ở vùng nhiệt đới, nhiều tài nguyên rừng và biển, được thiên nhiên ưu đãi cho một thế giới động vật rất đa dạng và phong phú. Vậy sự đa dạng và phong phú được thể hiện như thế nào?. chúng ta cùng vào bài hôm nay.
3. Bài mới
Hoạt động 1 (18p)
Đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể.
Mục tiêu:
- Bằng tư liệu và kiến thức thực tế cho học sinh nhận thấy được thế giới động vật không những đa dạng về loài mà còn phong phú về số lượng cá thể.
- Học sinh tự nêu một vài ví dụ về sự đa dạng, phong phú của thế giới động vật ở địa phương.
Đồ dùng dạy học : Tranh hình 1.1, 1.2, 1.3
Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I.
Treo tranh H 1.1, 1.2
+ Sự phong phú về loài thể hiện như
thế nào?
Ghi tóm tắt đáp án và phần bổ sung.
Hãy nêu một vài ví dụ tương tự của địa phương em để chứng mínhự đa dạng, phong phú của thế giới động vật như:
Hãy kể tên các loài động vật được thu thập khi:
Kéo một mẻ lưới trên biển?
Tát một ao cá?
Đơm đó qua một đêm ở đầm hồ?
Ban đêm mùa hè ở trên cánh đồng có những loài vật nào phát ra tiếng kêu?
( Tuỳ từng địa phương mà cáo các loài động vật khác nhau)
+ Em có nhận xét gì về số lượng cá thể trong bầy ong, đàn kiến,đàn bướm?
Thông báo thêm: Một số động vật được con người thuần hoá thành vật nuôi, có nhiều đặc điểm phù hợp với yêu cầu của con người.
- Thu thập thông tin.
- Quan sát tranh vẽ.
- Trả lời độc lập:
+ Số lượng loài hiện nay 1,5 triệu.
+ Kích thước khác nhau.
- Các học sinh khác nhận xét.
- Trả lời độc lập:
+ Dù ở ao hồ, sông, suối đều có nhiều loài động vật khác nhau sinh sống
+ Ban đêm vào mùa hè có một số loài động vật như cóc, ếch, dế mèn, sâu bọ phát ra tiếng kêu.
- Các học sinh khác bổ sung.
- Trả lời độc lập:
+ Số cá thể trong loài rất nhiều.
- Các học sinh khác nhận xét.
- Ghi nhớ kiến thức.
*Kết luận: Thế giới dộng vật rất đa dạng về loài, đa dạng về số lượng cá thể trong loài.
Hoạt động 2 (18p)
Tìm hiểu sự đa dạng về môi trường sống.
Mục tiêu:
- Nêu được một số loài động vật thích nghi cao với môi trường sống.
- Nêu được đặc điểm của một số loài động vật thích nghi cao độ với môi trường sống.
Đồ dùng dạy học : Tranh hình 1.4
Cách tiến hành:
Các loài động vật sống ở nhiều môi trường khác nhau và thích nghi với những môi trường đó.
Treo tranh H.1.4.
Treo bảng phụ: Nội dung bài tập “Điền chú thích”
Cho HS thảo luận 3 câu hỏi mục Ñ, trả lời:
+ Đặc điểm gì giúp chim cánh cụt thích nghi với khí hậu giá lạnh ở vùng cực?
+ Nguyên nhân nào khiến động vật ở nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn vùng ôn đới, nam cực?
+ Động vật nước ta có phong phú và đa dạng không? Tại sao?
+ Hãy cho ví dụ cụ thể để chứng minh sự phong phú về môi trường sống của động vật?
- Quan sát H.1.4 hoàn thành bài tập “Điền chú thích”
- Một học sinh lên điền bảng phụ.
+ Dưới nước: cá, tôm, cua
+ Trên cạn: voi, gà, hươu
+ Trên không: các loài chim
- Các học sinh khác bổ sung.
- Thảo luận nhóm bàn hoàn thành lệnh(8).
- Đại diện nhóm báo cáo:
+ Chim cánh cụt có bộ lông dày, xốp, lớp mỡ dưới da dày ® giữ nhiệt
+ Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thực vật phong phú phát triển quanh năm ® thức ăn nhiều, nhiệt độ phù hợp
+ Nước ta, động vật cũng phong phú và đa dạng vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới.
- Các nhóm nhận xét chéo.
- Trả lời độc lập:
+ Gấu trắng bắc cực, Đà điểu sa mạc, cá phát sáng đáy biển, lươn đáy bùn
- Các học sinh khác bổ sung.
* Kết luận: ĐV có ở khắp nơi do chúng thích nghi với mọi môi trường sống.
3. Kiểm tra đánh giá (5p)
- Hãy kể tên những động vật thường gập ở địa phương em? Chúng có đa dạng phong phú không?
- Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng phong phú?
4. Hướng dẫn về nhà (1p)
- Học bài.
- Nghiên cứu bài 2
TIẾT 02: PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu.
1.Kiến thức. - Nêu được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật.
- Nêu được đặc điểm chung của động vật.
- Biết được sơ lược cách phân chia giới động vật.
2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp.
3. Thái độ.
- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên.
- Tranh vẽ H 2.1, 2.1.
- Bảng phụ: Nội dung bảng 1, 2.
2. Học sinh.
- Nghiên cứu bài 2.
III. Phương pháp
Vấn đáp, tìm tòi, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
IV. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Khởi động (1p)
Động vật và thực vật có đặc điểm gì để phân biệt chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay.
3. Bài mới
Hoạt động1 ((18p)
Phân biệt động vật với thực vật, đặc điểm chung của động vật.
Mục tiêu
- Tìm được đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa động vật và thực vật.
- Nêu được đặc điểm chung của động vật.
Đồ dùng dạy học : - Tranh vẽ H 2.1, 2.1.
- Bảng phụ: Nội dung bảng 1
Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Treo tranh H 2.1.
Nghiên cứu thông tin mục I.
Treo bảng phụ: Nội dung bảng 1.
I. Phân biệt được động vật với động vật, đặc điểm chung của động vật.
1. Phân biệt động vật với động vật
- Quan sát tranh vẽ.
- Thu thập thông tin.
- Thảo luận nhóm thực hiện lệnh.
- Đại diện nhóm báo cáo:
- Các nhóm khác nhận xét.
Bảng 1. So sánh động vật với thực vật.
Đặc điểm cơ thể
Cấu tạo từ TB
Thành xenlulozơ
Lớn lên và sinh sản
Chất hữu cơ nuôi cơ thể
Khả năng di chuyển
Hệ thần kinh và giácquan
Đối
tượng
phân biệt
Không
Có
Không
Có
Không
Có
Tự tổng hợp
Sử dụng chất hữu cơ có sẵn
Không
có
Không
có
Động vật
x
x
x
x
x
x
Thực vật
x
x
x
x
x
x
+ §éng vËt gièng thùc vËt ë c¸c ®iÓm nµo?
+ §éng vËt kh¸c thùc vËt ë c¸c ®iÓm nµo?
Treo b¶ng phô: Néi dung lÖnh môc II.
- Dùa vµo néi dung b¶ng 1 tr¶ lêi ®éc lËp:
+ Gièng: CÊu t¹o tõ tÕ bµo, lín lªn vµ sinh s¶n.
+ Kh¸c: §éng vËt dÞ dìng, cã hÖ thÇn kinh vµ gi¸c quan, cã thµnh tÕ bµo.
- C¸c häc sinh kh¸c bæ sung.
2. §Æc ®iÓm chung cña ®éng vËt.
- Mét HS lªn b¶ng hoµn thµnh lÖnh môc II
+ Cã kh¶ n¨ng di chuyÓn.
+ Cã hÖ thÇn kinh vµ gi¸c quan.
+ DÞ dìng.
- C¸c häc sinh kh¸c nhËn xÐt.
*KÕt luËn
+ Cã kh¶ n¨ng di chuyÓn.
+ Cã hÖ thÇn kinh vµ gi¸c quan.
+ DÞ dìng.
Hoạt động 2 (20p)
Sơ lược cách phân chia giới động vật, vai trò của động vật.
Mục tiêu
- Biết được sơ lược cách phân chia giới động vật.
- Nêu được vai trò của động vật.
Đồ dùng dạy học : Bảng phụ: Nội dung bảng 2
Cách tiến hành
Nghiên cứu thông tin mục III.
+ Giới động vật ngày nay được sắp xếp vào bao nhiêu ngành?
+ Chương trình sinh học 7 nghiên cứu bao nhiêu ngành cơ bản?
Nghiên cứu thông tin mục IV.
Treo bảng phụ: Nội dung bảng 2.
+ Liên hệ thực tế, điền tên động vật đại diện mà em biết vào bảng 2?
1. Sơ lược phân chia giới động vật.
- Thu thập thông tin.
- Trả lời độc lập:
+ Giới động vật ngày nay được sắp xếp vào 20 ngành.
+ Chương trình sinh học 7 nghiên cứu 8 ngành cơ bản.
- Các học sinh khác bổ sung.
2. Vai trò của động vật.
- Thu thập thông tin.
- Một học sinh lên điền tên động vật đại diện vào bảng 2.
- Các học sinh khác nhận xét.
STT
Các mặt lợi, hại
Tên động vật đại diện
1
Động vật cung cấp nguyên liệu cho con người:
Thực phẩm
Gà, lợn, bò trâu, thỏ...
Lông
Gà, cừu, vịt..
Da
Trâu, bò..
2
Động vật dùng làm thí nghiệm cho:
Học tập, nghiên cứu khoa học
ếch, thỏ, chó...
Thử nghiệm thuốc
Chuột, chó...
3
Động vật hỗ trợ cho con người trong:
Lao động
Ngựa, lạc đà, voi...
Giải trí
Voi, khỉ, gà ....
Thể thao
Chó, ngựa, voi...
Bảo vệ an ninh
Chó..
4
Động vật truyền bệnh sang người.
Ruôì, muỗi, rệp...
+ Động vật có vai trò gì trong đời sống con người?
- Dựa vào nội dung bảng 2 trả lời độc lập:
+ Động vật mang nhiều lợi ích nhiều mặt cho con người, tuy nhiên một số loài có hại.
- Các học sinh khác bổ sung.
4. Kiểm tra đánh giá (4p)
Trả lời câu hỏi cuối bài.
5. Hướng dẫn về nhà (1p)
- Học bài, đọc mục “Em có biết”
- Chuẩn bị váng ao, hồ.
Chương I: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
Tiết 3 : THỰC HÀNH: QUAN SÁT
MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh tự làm và quan sát được tiêu bản.
- Mô tả được hình dạng, cấu tạo và hoạt động của một số loài động vật nguyên sinh
2. Kỹ năng:
Rèn luyện các thao tác thực hành, khả năng quan sát kính hiển vi và vẽ hình.
II. Chuẩn bị :
1. GV :
- Kính hiển vi , lam kính, la men, kim nhọn , ống hút , khăn lau
- Tranh trùng đế giày , trùng roi, trùng biến hình
2. HS :
- Váng nước ao , hồ, rễ bèo nhật bản, rơm khô ngâm nước trong 5 ngày
III. Phương pháp
- Quan sát đồ dùng, mẫu vật
IV. Tiến trình dạy học :
1. ổn định tổ chức
2. Khởi động :
* Kiểm tra: Sự chuẩn bị mẫu vật của học sinh.
* Vào bài : SGK Tr 13
3. Bài mới
Hoạt động 1:
QUAN SÁT TRÙNG GIÀY, TRÙNG ROI
Mục tiêu: -Làm được tiêu bản để quan sát.
Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.
Đồ dùng dạy học : - Kính hiển vi , lam kính, la men, kim nhọn , ống hút , khăn lau
- Tranh trùng đế giày , trùng roi, trùng biến hình
- Váng nước ao , hồ, rễ bèo nhật bản, rơm khô ngâm nước trong 5 ngày
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên trình bày mục đích yêu cầu của bài thực hành, sau đó chia nhóm (một số nhóm làm tiêu bản quan sát trùng giày, một số nhóm làm tiêu bản quan sát trùng roi).
- Học sinh quan sát giáo viên biểu diễn.
- Các nhóm tiến hành làm tiêu bản di chuyển của trùng giày, trùng roi sau đó đánh dấu vào các ô trống của các ý trả lời đúng của phần thảo luận.
- Giáo viên xuống các nhóm quan sát học sinh làm tiêu bản, nhóm nào còn lúng túng thì hướng dẫn thêm và giải đáp các thắc mắc .
- Các nhóm sau khi đã quan sát xong tiêu bản của nhóm mình có thể sang các nhóm làm tiêu bản khác nhóm mình để quan sát thêm.
*Kết luận : Mỗi học sinh tự làm được một mẫu (tiêu bản trùng giày hoặc trùng roi. Quan sát được hình dáng và cách di chuyển của chúng.
Hoạt động 2:
THU HOẠCH
(Vẽ hình quan sát được và chú thích hình vẽ).
Mục tiêu: Vẽ hình và chú thích được hình.
- Giáo viên treo H.3.1. và H.3.3. và giới thiệu về các hình này.
- Giáo viên đi từng nhóm hướng dẫn học sinh học sinh quan sát hình dưới kính hiển vi (nếu chỉ có một kính thì cho lần lượt từng học sinh lên quan sát theo hướng dẫn của giáo viên).
- Học sinh quan sát dưới kính hiển vi và đối chiếu với tranh H.3.1 hoặc H.3.3 sau đó vẽ hình và ghi chú vào vở bài tập.
* Kết luận: Học sinh phải nhận biết được các loài trùng giày và trùng roi và vẽ được hình vào vở bài tập.
4. Nhận xét giờ thực hành:
- Giáo viên đánh giá giờ thực hành (Ưu, nhược).
- Giáo viên cho học sinh bảo quản, lau chùi kính hiển vi.
- Giáo viên nhắc trực nhật thu gom rác, lau chùi bàn ghế .
5. Hướng dẫn học ở nhà:
Hoàn thành các câu hỏi ở phần thảo luận và hình vẽ (nếu chưa xong).
_______________________________________
Tiết 4: TRÙNG ROI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mô tả được cấu tạo trong, cấu tạo ngoài của trùng roi.
- Trên cơ sở cấu tạo nắm được cách dinh dưỡng và sinh sản của chúng.
- Tìm hiểu cấu tạo tập đoàn trùng roi và quan hệ về nguồn gốc giữa
động vật đơn bào với động vật đa bào.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát và kỹ năng diễn đạt.
3. Thái độ:
Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị :
1.GV : - Tranh H 4.1 , 4.2 , 4.3 SGK
- Một ống nghiệm hoặc bình chứa nước hoặc váng nước màu xanh có trùng roi
2. HS : Ôn lại bài thực hành
III. Phương pháp
Quan sát mẫu vật
Đàm thoại
IV. Tổ chức giờ học
1. ổn định tổ chức
2. Khởi động
Vào bài : Giờ trước chúng ta đã đi thực hành quan sát một số loài động vật nguyên sinh . Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu sâu hơn về một đại diện thường gặp xung quanh ta đó là trùng roi.
3. Bài mới :
Hoạt động 1:
CẤU TẠO, DI CHUYỂN DINH DƯỠNG
VÀ SINH SẢN CỦA TRÙNG ROI XANH.
Mục tiêu : HS nêu được cấu tạo , cách dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi
Đồ dùng dạy học : Tranh H 4.1 , 4.2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên treo tranh H.4.1. ; 4.2 trên cơ sở bài thực hành của giờ học trước
- Giáo viên cho học sinh nêu rõ cấu tạo, hình dạng, di chuyển và dinh dưỡng của trùng roi xanh.
- Học sinh quan sát H.4.1, 4.2. SGK trang 17, 18.
- Gọi 1-2 học sinh nêu lại cấu tạo, hình dạng, di chuyển và dinh dưỡng của trùng roi xanh.
- Giáo viên nhận xét và khẳng định kiến thức sau đó cho học sinh quan sát kỹ H.4.2 để diễn đạt bằng lời về kiểu sinh sản phân đôi của trùng roi (giáo viên có thể gợi ý gợi mở: có mấy bước phân đôi ?)
- 1-2 học sinh khác bổ sung (nếu cần)
- Gọi 1-2 học sinh diễn đạt 6 bước phân đôi (sinh sản) của trùng roi.
- 1 - > 2 học sinh khác bổ sung.
*Kết luận : Học sinh nêu được ở trùng roi sự sinh sản bằng cách phân đôi xảy ra theo chiều dọc của cơ thể
-Bước 1: Trùng roi trưởng thành (lớn đến một kích thước nhất định), tích luỹ đủ chất dinh dưỡng để chuẩn bị phân đôi.
- Bước 2: nhân phân đôi nhưng chưa tách hoàn toàn, xuất hiện thêm roi bơi.
- Bước 3: nhân không bào, điểm mắt và roi bơi phân đôi.
- Bước 4: Màng cơ thể phân đôi theo chiều dọc cơ thể từ phần roi bơi xuống.
- Bước 5: Phân chia xong màng cơ thể nhưng vẫn còn dính nhau.
- Bước 6: Hình thành 2 trùng roi con giống hệt mẹ (đã tách rời nhau).
Hoạt động 2:
TÍNH HƯỚNG SÁNG Ở TRÙNG ROI.
Mục tiêu: Học sinh hiểu được trùng roi (đại diện là trùng roi xanh) vừa dinh dưỡng theo kiểu động vật vừa dinh dưỡng theo kiểu thực vật.
Đồ dùng dạy học :
- Một ống nghiệm hoặc bình chứa nước hoặc váng nước màu xanh có trùng roi
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho học sinh quan sát thí nghiệm mà mình chuẩn bị trước (như hướng dẫn của SGK).
- Cho học sinh tiến hành thảo luận theo câu hỏi của phần 4 và đánh dấu vào các ô trống ứng với ý trả lời đúng
- Gọi lần lượt học sinh lên quan sát thí nghiệm.
- Gọi một vài học sinh lên đọc kết quả đánh dấu của mình, một số học sinh khác bổ sung.
* Kết luận: Học sinh phải trả lời được các ý:
- Trùng roi xanh tiến về phía ánh sáng nhờ: Roi và điểm mắt.
- Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở chỗ: có diệp lục, có màng xenlulôzơ.
Hoạt động 3:
TẬP ĐOÀN TRÙNG ROI.
Mục tiêu: Học sinh biết được cấu tạo của tập đoàn trùng roi.
Đồ dùng dạy học : - Tranh H 4.1 , 4.2 , 4.3 SGK
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên treo tranh H.4.3 và giới thiệu khái quát về tập đoàn vôn vốc, đồng thời nêu ý nghĩa của tập đoàn đó trong sự tiến hoá từ động vật đơn bào lên động vật đa bào.
- Học sinh quan sát tranh và nghe giáo viên giới thiệu.
- Giáo viên cho học sinh điền từ vào chỗ trống của phần thảo luận.
- Giáo viên nhận xét và khẳng định kiến thức.
- Học sinh điền từ vào vở bài tập -> gọi 2-4 học sinh đọc kết quả, một số học sinh khác bổ sung
*Kết luận:
- Học sinh phải tìm được các cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống.
- Giáo viên cho đáp án:
1- trùng roi ; 2- Tế bào
3- đơn bào ; 4 - đa bào
4. Kiểm tra đánh giá
- 2 HS nhắc lại nội dung chính qua bài học
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Trả lời các câu hỏi trong SGK vào vở bài tập.
Đọc mục em có biết.
_______________________________________________
Tiết 5
TR ÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình và trùng giày.
2. Kỹ năng: - Tiếp nhận thông tin qua kênh hình, kênh chữ.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và so sánh.
3. Thái độ: - Yêu thích thêm bộ môn.
II. Chuẩn bị : 1. GV : Tranh H5.1 - 5.3
2. HS : Học bài và đọc trước bài mới
III. Phương pháp
- Quan sát, hoạt động nhóm
IV. Tổ chức giờ học
1. ổn định tổ chức (1 Phút)
Kiểm tra sĩ số
2. Khởi động (6 Phút)
Kiểm tra đầu giờ : Có thể gặp trùng roi ở đâu ? Trùng roi giống và khác với thực vật ở những điểm nào ?
Vào bài : Giờ trước chúng ta đã đi tìm hiểu đại diện đầu tiên của ngành ĐVNS. Hôm nay chúng ta chúng ta cùng đi tìm hiểu thêm 2 đại diện khác đó là trùng biến hình và trùng giày
3. Bài mới
Hoạt động 1: (16 Phút)
TRÙNG BIẾN HÌNH
Mục tiêu: Học sinh mô tả được cấu tạo, cách di chuyển và dinh dưỡng,
sinh sản của trùng biến hình.
Đồ dùng dạy học : Tranh H 5.1, 5.2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên treo tranh H.5.1; 5.2 cho học sinh quan sát và yêu cầu tập diễn đạt bằng lời về cấu tạo và di chuyển của trùng biến hình
- Giáo viên cho học sinh sắp xếp 4 câu ngắn về quá trình bắt mồi và tiêu hoá của trùng biến hình một cách chính xác
- Giáo viên cho học sinh nhận xét về hình thức sinh sản
- Học sinh quan sát tranh H.5.1 ; 5.2. trong SGK.
Gọi 2- 3 học sinh trình bày cấu tạo và cách di chuyển của trùng biến hình.
Gọi 1 -2 học sinh khác bổ sung.
- Gọi 2 - 4 học sinh đọc kết quả sắp xết của mình. Gọi 2 - 3 học sinh khác nhận xét và bổ sung.
- Gọi 1 - 2 học sinh trả lời.
*Kết luận:
- Học sinh phải diễn đạt được bằng lời về cấu tạo và di chuyển của trùng biến hình.
- Học sinh sắp xếp được 4 câu theo trình tự sau 2, 1, 3, 4.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung
Hoạt động 2:(16 Phút)
TRÙNG GIÀY.
Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu tạo, dinh dưỡng và
sinh sản của trùng giày.
Đồ dùng dạy học : Tranh H 5.3
- Giáo viên chia nhóm ( 4 - 6 học sinh) sau đó hướng dẫn học sinh nghiên cứu H.5.3 (đọc các chú thích để nhận biết các cấu tạo). Sau đó nghiên cứu về cấu tạo và dinh dưỡng theo SGK.
- Học sinh nghiên cứu theo nhóm về cấu tạo và dinh dưỡng của trùng giày.
- Giáo viên cho các nhóm thảo luận các câu hỏi cuối phần 2.
- Giáo viên cần lưu ý cho học sinh các mặt sau:
+ Trùng giày có 2 nhóm (gồm nhân lớn và nhân nhỏ).
+ Cơ quan di chuyển: là những lông bơi với số lượng rất nhiều (hàng nghìn cái). Lông bơi vùng quanh miệng tạo thành một vành xoắn để cuốn thức ăn vào lỗ miệng.
+ Cách dinh dưỡng: Không bào tiêu hoá vận chuyển theo đường đi nhất định và chất cặn bã thải ra ở một vị trí nhất định (gọi là lỗ thoát).
+ Không bào co bóp: có hai (vị trí ở đầu và ở cuối cơ thể) và thay nhau co bóp, nhịp nhàng bơm nước thừa ra khỏi cơ thể. Mỗi không bào có hình hoa thị, giữa là túi chứa, xung quanh là rãnh dẫn nước.
+ Riêng trùng giày có hình thức sinh sản hữu tính thường gọi là sinh sản tiếp hợp.
- Gọi đại diện từ 2 - 3 nhóm trả lời 3 câu hỏi của phần thảo- các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* Kết luận:
Câu 1: Nhân trùng giày khác nhân trùng biến hình:
+ Về số lượng: Trùng giày có hai nhân.
+ Về hình dạng: Một nhân lớn và một nhân nhỏ.
Câu 2: Không bào co bóp trùng giày và trùng biến hình khác nhau:
+ Về cấu tạo: Có cấu tạo hình hoa thị (có túi chứa hình cầu ở giữa (để chứa) và các rãnh dẫn chất bài tiết ở xung quanh giống như cánh hoa thị)- nghĩalà cấu tạo phức tạp hơn.
+ Về số lượng: có 2
+ Về vị trí: ở vị trí cố định.
Câu 3: Tiêu hoá ở trùng giày khác với trùng biến hình ở chỗ :
+ Cách lấy thức ăn: được lông bơi dồn về lỗ miệng.
+ Quá trình tiêu hoá và thải bã: Thức ăn qua miệng và hầu được vo thành viên trong không bào tiêu hoá. Sau đó không bào tiêu hoá rời hầu di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định. Enzim tiêu hoá biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh, chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát cuối cơ thể.
4. Củng cố - Kiểm tra đánh giá (5 Phút)
- 2 HS nhắc lại nội dung chính qua bài học
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1 Phút)
- Trả lời các câu hỏi cuối bài vào vở bài tập và học thuộc.
__________________________________________
Tiết 6:
TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được trong số các loài động vật nguyên sinh, có nhiều loài gây bệnh nguy hiểm, trong số đó có trùng kiết lị và trùng sốt rét.
- Nhận biết được nơi ký sinh, cách gây hại, từ đó rút ra các biện pháp phòng chống chúng.
-Riêng trùng sốt rét gây ra một bệnh nguy hiểm đến nay vẫn còn tái phát do muỗi Anôphen truyền bệnh, nên cần phân biệt được muỗi Anôphen với các loài muỗi khác và các biện pháp phòng chống bệnh đó ở nước ta.
2. Kỹ năng:
- Tiếp nhận thông tin qua kênh hình, kênh chữ.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và so sánh.
3. Thái độ:
- Tích cực trong công tác bảo vệ môi trường sống và phòng bệnh hơn chữa bệnh.
II. Chuẩn bị :
1. GV : Tranh H6.1- 6.4
2. HS : Học bài và đọc trước bài mới
III. Phương pháp
- Đàm thoại , hoạt động nhóm
III. Tổ chức giờ học
1. ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số
2. Khởi động
Kiểm tra: - Trùng giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hoá và thải bã như thế nào ?
- Cơ thể trùng giày có cấu tạo phức tạp hơn trùng biến hình như thế nào ?
3. Bài mới
Hoạt động 1:
TRÙNG KIẾT LỊ
Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu tạo của trùng kiết lị, trên cơ sở đó
so sánh chúng với trùng biến hình.
Đồ dùng dạy học : H6.1, 6.2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên chia nhóm (4- 6 học sinh) sau đó hướng dẫn học sinh dựa vào H.6.1; 6.2 để tìm hiểu cấu tạo của trùng kiết lị trên cơ sở những kiến thức có sẵn so sánh chúng với trùng biến hình (theo các câu hỏi ở phần thảo luận).
- Các nhóm nghiên cứu H.6.1; 6.2 tiến hành thảo luận theo các câu hỏi ở cuối phần I.
- Giáo viên đi các nhóm quan sát và giải đáp các thắc mắc.
- Gọi đại diện của 2 - 3 nhóm đọc kết quả của nhóm - các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
*Kết luận:
- Học sinh phải đánh dấu đúng vào các câu trả lời sau:
Câu 1: Có chân giả và có hình thành bào xác.
Câu 2:
- Chỉ ăn hồng cầu, có chân giả ngắn.
- Giáo viên có thể bổ sung và khẳng định kiến thức nếu học sinh trả lời chưa đúng.
Hoạt động 2:
TRÙNG SỐT RÉT.
Mục tiêu: Học sinh nắm được trùng sốt rét do muỗi Anôphen truyền bệnhvào máu, chúng kí sinh trong hồng cầu. Khi sinh sản, chúng phá vỡ hồng cầu để thoát ra và lại tiếp tục chui vào kí sinh ở các hồng cầu khác.
Đồ dùng dạy học : H 6.3, 6.4
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm quan sát H.6.3; 6.4, tiến hành thảo luận nhóm theo bảng ở cuối phần II
- Giáo viên đi các nhóm quan sát và hướng dẫn hoặc giải đáp thắc mắc.
- Các nhóm nghiên cứu H.6.3; 6.4 và tiến hành thảo luận như bảng cuối phần II.
- Gọi đại diện của 2 -3 nhóm đọc kết quả thảo luận của nhóm. Gọi các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* Kết luận:
- Học sinh phải điền được các ý đúng vào bảng so sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét.
Các đặc điểm
đối cần so
tượng so sánh sánh
Kích thước (so với hồng cầu)
Con đường truyền dịch bệnh
Nơi kí sinh
Tác hại
Tên bệnh
Trùng kiết lị
Lớn hơn hồng cầu
Qua ăn uống
ở thành ruột
Làm suy nhược cơ thể
Bệnh kiết lị
Trùng sốt rét
Nhỏ hơn hồng cầu
Qua muỗi Anôphen
Trong hồng cầu người
Phá huỷ hồng cầu, gây sốt rét cách nhật
Bệnh sốt rét
4. Củng cố - Kiểm tra - đánh giá
- HS trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK Tr 25
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Trả lời các câu hỏi cuối bài vào vở bài tập và học thuộc.
Tiết 7
ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN
CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Qua các động vật nguyên sinh (ĐVNS) vừa học, nêu được đặc điểm chung của chúng.
- Nhận biết được vai trò thực tiễn của ĐVNS, nhất là những mặt có lợi của chúng đối với thiên nhiên và con người.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp các kiến thức có sẵn để vận dụng vào bài học.
- Tập dượt năng lực tự học, tự nghiên cứu, vận dụng và chia sẻ kiến thức có sẵn ở phạm vi lớp, tổ, nhóm.
3. Thái độ: Có hành vi xử lí đúng đắn với thế giới động vật.
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên: + Tranh vẽ về động vật nguyên sinh H.7.1; 7.2 (A, B).
+ Mô hình, băng hình về ĐVNS (nếu có).
+ Chuẩn bị bảng 2 vào bảng phụ.
- Học sinh: Mang theo các tranh ảnh, tài liệu thu thập được
III. Phương pháp
Đàm thoại, hoạt động nhóm
IV. Tổ chức giờ học
1. ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số
2. Khởi động
Vào bài : SGK Tr 33
3. Bài mới
Hoạt động 1:
ĐẶC ĐIỂM CHUNG.
Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh phải nhắc lại được tên các ĐVNS đã biết và môi trường sống của chúng.
- Kỹ năng: Học sinh phải biết so sánh để rút ra kết luận về đặc điểm của từng loại động vật nguyên sinh đã được nêu.
Đồ dùng dạy học : Bảng phụ , H 9.1
* Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho học sinh nêu tên các ĐVNS đã biết và môi trường sống của chúng.
- Gọi 1-2 học sinh trả lời.
Gọi 1 -2 học sinh khác bổ sung (nếu chưa đầy đủ).
- Giáo viên chia nhóm theo tổ chức tổ (hoặc từ 4 - 6 học sinh) cho các nhóm thảo luận, ôn lại đặc điểm chung của ĐVNS bằng cách điền vào bảng 1.
- Gọi đại diện 1-2 nhóm lên đọc kết quả điền vào bảng 1 các nhóm khác xét và bổ sung.
- Dựa vào kết quả bảng 1, giáo viên ti
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_chuong_trinh_ca_nam_nguyen_dinh_thai.doc