I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: + Học sinh nêu được những đặc điểm chung nhất của ngành ruột khoang.
+ Chỉ rõ vai trò của ruột khoang trong tự nhiên và trong đời sống.
2. Kỹ năng: + Rèn luyện kỹ năng quan sát – so sánh - phân tích – tổng hợp.
+ Kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Ý thức học tập bộ môn, bảo vệ động vật quý hiếm – bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh : 10.1 trang 37 SGK phóng to.
- Bảng : + Đặc điểm chung của một số đại diện ruột khoang.
+ Một số tranh – mô hình sứa – thủy tức – san hô.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: + Trình bày đặc điểm của sứa? Tìm điểm giống nhau giữa sứa và thủy tức?
+ Điền vào bảng ( Phần kiểm tra đánh giá tiết 9)
2. Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã học một số đại diện của ngành ruột khoang – Chúng có những đặc điểm gì chung và có giá trị thực tiễn như thế nào? -> nội dung của bài học hôm nay.
Tiết 10: Ngày soạn: 21/9/2008
ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG.
Mục tiêu:
Kiến thức: + Học sinh nêu được những đặc điểm chung nhất của ngành ruột khoang.
+ Chỉ rõ vai trò của ruột khoang trong tự nhiên và trong đời sống.
Kỹ năng: + Rèn luyện kỹ năng quan sát – so sánh - phân tích – tổng hợp.
+ Kỹ năng hoạt động nhóm.
Thái độ: Ý thức học tập bộ môn, bảo vệ động vật quý hiếm – bảo vệ môi trường.
Đồ dùng dạy học:
Tranh : 10.1 trang 37 SGK phóng to.
Bảng : + Đặc điểm chung của một số đại diện ruột khoang.
+ Một số tranh – mô hình sứa – thủy tức – san hô.
Hoạt động dạy học:
Kiểm tra: + Trình bày đặc điểm của sứa? Tìm điểm giống nhau giữa sứa và thủy tức?
+ Điền vào bảng ( Phần kiểm tra đánh giá tiết 9)
Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã học một số đại diện của ngành ruột khoang – Chúng có những đặc điểm gì chung và có giá trị thực tiễn như thế nào? -> nội dung của bài học hôm nay.
Haọt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của ruột khoang.
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Quan sát hình 10.1 – nhớ lại kiến thức cũ.
Hoàn thành bảng trang 37 SGK ( Đặc điểm chung của một số đại diện ruột khoang)
Gv treo tranh đã kẻ sẵn – gọi HS lên điền vào.
Gv gợi ý những kiến thức đúng.
Hướng dẫn học sinh rút ra kết luận.
Cá nhân quan sát hình 10.1 – nhớ lại kiến thức đã học – thống nhất câu trả lời – hoàn thành bảng.
Đại diện nhóm lên ghi kết quả.
Các nhóm nhận xét – bổ sung.
Học sinh tự sửa chữa theo bảng kiến thức chuẩn.
Kết luận 1:
Cơ thể có đối xứng tỏa tròn.
Ruột dạng túi.
Thành cơ thể có 2 lớp tế bào.
Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai.
Hoạt động 2: Vai trò của ruột khoang.
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Yêu cầu học sinh đọc SGk – Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
Ruột khoang có vai trò như thế nào trong tự nhiên và trong cuộc sống?
Em hãy nêu rõấtc hại của ruọt khoang?
GV tổng kết những ý kiến của học sinh. Bổ sung rút ra nội dung đúng.
Cá nhân đọc thông tin SGK trang 38 kết hợp quan sát tranh – ghi nhớ kiến thức.
Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến -> đại diện nhóm lên trình bày -> lớp bổ sung.
Rút ra kết luận.
Kết luận 2:
Có lợi:
+ Trong tự nhiên: Tạo vẻ đẹp. Có ý nghĩa sinh thái biển.
+ Trong đời sống: Làm đồ trang sức. Nguyên liệu sản xuất vôi. Làm thực phẩm. Nghiên cứu địa chất.
Có hại: Gây độc. Tạo đá ngầm làm cản trở giao thông.
Kết luận: Gọi học sinh đọc kết luận SGK.
Kiểm tra – Đánh giá:
Câu hỏi hàng ngang:
Gồm 7 chữ cái: Kiểu đối xứng của ruột khoang.
Gồm 7 chữ cái : Một hình thức sinh sản của thủy tức.
Gồm 7 chữ cái : Tên kiểu ruột của ruột khoang.
Gồm 7 chữ cái: Một hình thức sinh sản đặc biệt chỉ có ở thủy tức.
Có 5 chữ cái: Một kiểu di chuyển của thủy tức.
Có 8 chữ cái: Tên loại tế bào hình sao ở thủy tức.
Có 5 chữ cái: Tên ruột khoang sống tập đoàn.
Có 3 chữ cái: Tế bào làm nhiệm vụ tự vệ , tấn công của ruột khoang.
Có 6 chữ cái: Một kiểu di chuyển của thủy tức.
Có 5 chữ cái: Cơ quan thãi bã của ruột khoang.
Dặn dò:
Học thuộc nội dung bài ghi.
Đọc em có biết.
Hoàn thành các bài tập trong vở bài tập sinh 7.
Nghiên cứu bài : Sán lá gan – làm các nội dung vở bài tập sinh 7 trang 22.