Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 10+11 - Trương Thị Hương

1.Mục tiêu

1.1/Kiến thức

- HS biết được đặc điểm chung của ngành ruột khoang thông qua cấu tạo của thuỷ tức,san hô và sứa.

- Nhận biết được vai trò của ngành ruột khoang đối với hệ sinh thái biển và đời sống con người.

1.2/Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức thông qua hình vẽ và thông qua thảo luận, trao đổi nhóm.

1.3/Thái độ

- Giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ động vật có ích, biết tận dụng chúng phục vụ cho học tập, cho nhu cầu của cuộc sống.

2.Trọng tâm:

- Vai trò của nghành ruột khoang

3.Chuẩn bị

3.1/Giáo viên: Tranh: sơ đồ cấu tạo cơ thể đại diện ngành ruột khoang

 Bảng phụ: Bảng /37 SGK

3.2/Học sinh:

 Kiến thức cũ cần ôn:Cấu tạo, hoạt động sống của sứa, san hô, hải quỳ, thủy tức

 Tìm hiểu trước vai trò của ngành ruột khoang .

 

doc13 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 10+11 - Trương Thị Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I – NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH Bài 10 - Tiết : 10 Tuần dạy: 6 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG 1.Mục tiêu 1.1/Kiến thức HS biết được đặc điểm chung của ngành ruột khoang thông qua cấu tạo của thuỷ tức,san hô và sứa. - Nhận biết được vai trò của ngành ruột khoang đối với hệ sinh thái biển và đời sống con người. 1.2/Kĩ năng - Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức thông qua hình vẽ và thông qua thảo luận, trao đổi nhóm. 1.3/Thái độ - Giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ động vật có ích, biết tận dụng chúng phục vụ cho học tập, cho nhu cầu của cuộc sống. 2.Trọng tâm: - Vai trò của nghành ruột khoang 3.Chuẩn bị 3.1/Giáo viên: Tranh: sơ đồ cấu tạo cơ thể đại diện ngành ruột khoang Bảng phụ: Bảng /37 SGK 3.2/Học sinh: Kiến thức cũ cần ôn:Cấu tạo, hoạt động sống của sứa, san hô, hải quỳ, thủy tức Tìm hiểu trước vai trò của ngành ruột khoang . 4.Tiến trình 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Lớp 7A3.; Lớp 7A4; Lớp 7A5.. 4.2.Kiểm tra miệng : Câu1:Đặc điểm cấu tạo và sinh sản của san hô. Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi? ( 8 đ ) * Đặc điểm cấu tạo và s inh sản của san hô Cơ thể hình trụ, sống bám Sinh sản mọc chồi, cơ thể con không tách rời mẹ mà dính với cơ thể mẹ tạo nên tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau Tập đoàn san hô hình khung xương đá vôi, cơ thể chúng gắn với nhau tạo thành tập đoàn hình khối hay hình cành cây vững chắc * Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi: - Thủy tức: Khi trưởng thành chồi tách khỏi cơ thể mẹ để sống độc lập - San hô :Chồi dính hẳn vào cơ thể mẹ để tạo thành tập đoàn. Câu 2 : Những động vật thuộc nghành ruột khoang có cấu tạo cơ thể ntn ? ( 2 đ ) -Cơ thể có đối xứng tỏa tròn. 4.3/Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học *Mở bài:Chúng ta đã học một số đại diện của ngành ruột khoang, chúng rất đa dạng về kích thước, cấu tạo và lối sống. Từ cơ thể thuỷ tức (dài khoảng 10 mm) đến sứa (cơ thể dài 30 m). Kích thước chúng lớn hơn nhau hàng vạn lần nhưng chúng đều có những đặc điểm chung và cơ thể có cùng một sơ đồ cấu tạo như ở hình 10.1. Và muốn biết rõ hơn xem chúng có gì chung và có giá trị như thế nào thì tiết học này ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kĩ hơn. *HĐ1: Tìm hiểu những đặc điểm chung của ngành ruột khoang *MT: biết được đặc điểm chung của nghành ruột khoang GV treo tranh sơ đồ cấu tạo cơ thể đại diện ruột khoang và hướng dẫn HS quan sát ( chú ý kiểu đối xứng của cơ thể, kiểu ruột) GV yêu cầu HS chia nhóm thảo luận hoàn thành bảng trang 37 SGK (3’) HS quan sát tranh sơ đồ cấu tạo cơ thể đại diện ruột khoang, chia nhóm thảo luận để hoàn thành bảng trang 37 SGK GV quan sát HS thảo luận, nhắc nhở các HS cùng tham gia thảo luận, chú ý giúp đỡ các nhóm HS yếu. GV treo bảng phụ lên bảng, gọi đại diện của 3 nhóm hoàn thanh sớm nhất lên ghi kết quả vào bảng, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh kiến thức: Đặc điểm Thủy tức Sứa San hô Kiểu đối xứng Đối. X tỏa tròn Đối. X tỏa tròn Đối. X tỏa tròn Cách di chuyển Sâu đo, lộn đầu Co bóp dù Không Cách dinh dưỡng Dị dưỡng Dị dưỡng Dị dưỡng Cách tự vệ Nhờ tế bàogai Nhờ tế bào gai Nhờ tế bào gai Số lớp tế bào thành cơ thể 2 lớp tế bào 2 lớp tế bào 2 lớp tế bào Kiểu ruột Ruột túi Ruột túi Ruột túi Lối sống Đơn độc Đơn độc Tập đoàn GV:yêu cầu HS dựa vào kết quả bảng vừa thực hiện trả lời câu hỏi: ? Đặc điểm chung của ngành ruột khoang? HS: dựa vào những đặc điểm giống nhau của các đại diện ruột khoang trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh kiến thức. GV: Hướng dẫn HS chốt lại kiến thức đúng. *HĐ2: Tìm hiểu vai trò của nghành ruột khoang *MT:Biết được lợi ích, tác hại của ngành ruột khoang đối thiên nhiên và đối với đời sống con người. GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II/38 ? Ruột khoang có vai trò gì trong đời sống tự nhiên và trong đời sống của con người? (Vừa có lợi, vừa có hại) ? Lợi ích của ruột khoang trong tự nhiên là gì? (Có ý nghĩa sinh thái đối với biển, tạo vẻ đẹp thiên nhiên) GV mở rộng: Đã có 1 số em được xem chương trình về thế giới ĐV biển, các em cũng thấy khung cảnh ở dưới biển rất là đẹp, nhất là ở những khu vực có đảo san hô. Chúng đẹp như những bức tranh, bên cạnh đó ngành ruột khoang còn góp phần tạo ra năng suất sinh học cao trong biển nhiệt đới. Chúng tạo ra nguồn sống cho các sinh vật khác như: cung cấp nơi ở, thức ăn cho 1 số động vật khác, . . .) ? Ở nước ta, một số Tỉnh ven biển sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản. Khi ngư dân đánh bắt thường gặp sứa ở ven biển, san hô ở ngoài khơi do chúng lẫn vào lưới đánh cá từ biển khơi về. Vậy ruột khoang có vai trò gì trong đời sống con người? (Làm thức ăn, đồ trang trí, nguyên liệu vôi, góp phần nghiên cứu địa chất,. . .) GV Yêu cầu HS nêu VD từng vai trò. GV liên hệ thực tế: - San hô đen dùng làm đồ mĩ nghệ. - San hô đỏ dùng làm đồ trang sức như các loại vòng mã não cho phụ nữ. - San hô đỏ, san hô sừng hươu được ngâm vào nước vôi để huỷ hoại thịt của chúng rồi lấy bộ xương đá vôi của chúng làm vật trang trí. - Sứa dù, sứa rô, sứa sen, các loài sứa nhỏ (roi biển) dùng làm gỏi. - Xương của san hô đá là nguồn nguyên liệu vôi cung cấp cho ngành xây dựng. - Hoá thạch san hô là vật chỉ thị của các địa tầng trong nghiên cứu địa chất. ?Khi ta đi tắm biển, vô tình chúng ta có cảm giác bị ngứa hoặc là bỏng rát là do đâu? (do sứa tiết chất độc gây ra) ? Nêu rõ các tác hại của ruột khoang? (Gây ngứa, gây bỏng da; đảo ngầm san hô gây cản trở cho giao thông đường biển) HS nghiên cứu thông tin mục II/38 SGK trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét bổ sung. GV chốt lại kiến thức đúng và yêu cầu một HS đọc mục em có biết để thấy rõ biển nước ta giàu san hô, cần có ý thức bảo vệ động vật quý hiếm. GV giáo dục HS: Đối với ruột khoang gây hại như sứa lửa và một số loài sứa gây ngứa khác, khi tiếp xúc phải dùng vợt, kéo, panh. Nếu dùng tay phải mang găng tay cao su để tránh bị ngứa hay bỏng. ?HS ở vùng biển khi học bài về ngành ruột khoang, nghiên cứu về sứa, san hô, hải quỳ sẽ thuận lợi hơn các em ở chỗ nào? (Có vật thật để quan sát, có thể nuôi làm cảnh và nghiên cứu về chúng) GV kết lại và mở rộng: Mặc dù chúng có những tác hại như nêu trên nhưng đa phần ruột khoang đều có lợi, chúng là nguồn tài nguyên quý giá của thiên nhiên. Ngoài ra sứa cũng được dùng để chữa bệnh cho người bị cao huyết áp. San hô có hàm lượng iot cao nên có thể được dùng để chữa bệnh bướu cổ. Bên cạnh đó, sứa còn được đánh bắt phơi khô ăn dần hoặc để xuất khẩu rất đắt tiền vì trong thịt sứa có chứa hàm lượng vitamin B1, B2 rất cao. GV Yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?” để thấy sự đa dạng và phong phú của ngành ruột khoang đối với thiên nhiên nói chung và với biển Việt Nam nói riêng. GDHN: Qua bài học hôm nay các em có thể làm những ngành nghề nào trong tương lai ? HS : Ứng dụng vào ngành thủ công mỹ nghệ,phát triển du lịch biển đảo,cung cấp nguyên liệu cho ngành địa chất, nghiên cứu địa chất. ? Để làm được những nghề đó các em cần phải làm gì? HS : Học tốt môn sinh học I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG Cơ thể có đối xứng tỏa tròn. Ruột dạng túi. Thành cơ thể có hai lớp tế bào. Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai. II.VAI TRÒ 1. Lợi ích Tạo vẽ đẹp thiên nhiên. Có ý nghĩa sinh thái đối với biển. Làm đồ trang trí trang sức . Là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi. Làm thực phẩm có giá trị. - Hóa thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất. 2.Tác hại - Một số loài sứa gây độc gây ngứa cho người. - Đảo ngầm san hô gây cản trở cho giao thông đường biển. 4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố Câu1: Đặc điểm chung của ngành ruột khoang? -Cơ thể có đối xứng tỏa tròn. -Ruột dạng túi. -Thành cơ thể có hai lớp tế bào. Câu2: San hô có lợi hay có hại? Biển nước ta có giàu san hô không? Trả lời: San hô có lợi là chính: Tạo vẽ đẹp thiên nhiên, có ý nghĩa sinh thái đối với biển, Làm đồ trang trí trang sức, Là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi, Làm thực phẩm có giá trị, Hóa thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất. Có hại: Đảo ngầm san hô gây cản trở cho giao thông đường biển. - Biển Việt Nam rất giàu san hô, chúng tạo thành các dạng bờ viền, bờ chắn, đảo san hô . . . là những hệ sinh thái đặc sắc của đại dương. 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học * Đối với bài học ở tiết học này : -Học bài, trả lời 4 câu hỏi SGK/38 -Đọc thêm mục “Em có biết?”/39 SGK * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : “Sán lá gan” -Kẻ bảng /42 SGK vào vở bài tập + Tìm hiểu một số đặc điểm về : nơi sống, cấu tạo và di chuyển, dinh dưỡng của sán lông và sán lá gan. + Cơ quan sinh dục và vòng đời của sán lá gan diễn ra như thế nào ? + Dự kiến phần trả lời trong bảng 1 SGK / 43 5.RÚT KINH NGHIỆM + Nội dung : + Phương pháp ; + Sử dụng đồ dùng , TBDH : Chương III – CÁC NGÀNH GIUN NGÀNH GIUN DẸP * Mục tiêu chương : 1/ Kiến thức : - Học sinh biết được đặc điểm cấu tạo của một số đại diện thuộc các ngành giun dẹp, giun tròn, giun đốt phù hợp với môi trường sống của chúng. - Hiểu được vòng đời của các ngành giun qua nhiều giai đoạn thích nghi với đời sống của chúng. - Biết được vai trò của các ngành giun từ đó biết cách phòng chống hay bảo vệ chúng ( đối với các loài c1 ích) 2/ Kỹ năng : - Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng quan sát tranh vẽ, sơ đồ qua sách giáo khoa. - Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp từ sgk với tranh vẽ, sơ đồ và mẫu vật. - Vận dụng được kiến thức giải thích các vấn đề có liên quan trong cuộc sống. 3/ Thái độ : - Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh ăn uống, vệ sinh thân thể sạch sẽ và vệ sinh công cộng. Bài 11 - Tiết : 11 Tuần dạy: 6 Chương III – CÁC NGÀNH GIUN NGÀNH GIUN DẸP SÁN LÁ GAN 1.Mục tiêu 1.1/Kiến thức - Biết được những đặc điểm nổi bật của ngành giun dẹp là cơ thể đối xứng 2 bên. - Hiểu được đặc điểm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống ký sinh. 1.2/Kĩ năng - KÜ n¨ng t×m kiÕm vµ xư lÝ th«ng tin khi ®äc SGK, quan s¸t tranh ¶nh, ®Ĩ t×m hiĨu ®Ỉc ®iĨm n¬i sèng, cÊu t¹o dinh d­ìng, sinh s¶n vµ vßng ®êi cđa s¸n l¸ gan. - KÜ n¨ng hỵp t¸c, l¾ng nghe tÝch cùc trong ho¹t ®éng nhãm. - KÜ n¨ng tù b¶o vƯ b¶n th©n, phßng tr¸nh bƯnh s¸n l¸ gan 3.1/Thái độ - Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường và phòng chống giun sán kí sinh cho vật nuôi. 2.Trọng tâm : cơ quan sinh dục và vòng đời của sán lá gan 3.Chuẩn bị 3.1/Giáo viên : Tranh hình 11.1 phóng to, sơ đồ hình 11.2 sgk/ 40, 41 3.2/Học sinh + Tìm hiểu một số đặc điểm về : nơi sống, cấu tạo và di chuyển, dinh dưỡng của sán lông và sán lá gan. + Cơ quan sinh dục và vòng đời của sán lá gan diễn ra như thế nào ? 4.TIẾN TRÌNH 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Lớp 7A1.; Lớp 7A2 4.2.Kiểm tra miệng : Câu 1 : Nêu vai trò của ngành ruột khoang ? ( 8 đ ) * Lợi ích: Trong tự nhiên : Tạo vẻ đẹp thiên nhiên và có ý nghĩa sinh thái đối với biển. Trong đời sống con người : - Làm đồ trang trí, trang sức ( san hô ) - Là nguồi cung cấp nguyên liệu vôi(san hô ) - Làm thực phẩm có giá trị ( Sứa ) - Hoá thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất. Tác hại : -Một số loài gây độc, gây ngứa cho người(Sứa ) - San hô tạo đá ngầm làm ảnh hưởng đến giao thông đường biển. Câu 2 : Sán lá gan sống ở đâu ? ( 2 đ ) Kí sinh ở gan, mật của trâu, bò. 4.3/ Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Mở bài: Khác với ngành ruột khoang, giun dẹp có đối xứng 2 bên và cơ thể dẹp theo chiều lưng bụng. *HĐ1 : Tìm hiểu về nơi sống, cấu tạo, di chuyển và dinh dưỡng của sán lá gan *MT HS nắm được cấu tạo cơ bản của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh. GV:treo tranh hình 11.1, yêu cầu HS quan sát, thảo luận nhóm (2’) và chỉ tranh giới thiệu sán lá gan. HS:tiến hành thảo luận và trả lời câu hỏi : Tìm hiểu về nơi sống, di chuyển và các đặc điểm thích nghi của sán lá gan? HS: thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm lên treo bảng phụ và đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm nhận xét lẫn nhau để tìm ra đáp án đúng. GV : Nhận xét, bổ sung và hướng dẫn HS rút ra kết luận. HS : Từ kết quả của bảng và hướng dẫn của GV, tự rút ra được kết luận. GV Yêu cầu HS tiếp tục độc lập trả lời câu hỏi: ?Mắt và lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển có ý nghĩa gì đối với sán lá gan ? (thích nghi với đời sống kí sinh của sán lá gan) GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm theo bàn (2’) ? Trình bày cách dinh dưỡng của sán lá gan ? HS Đại diện nhóm trình bày kết quả và tự rút ra kết luận dưới sự hướng dẫn của GV. ? Trâu bò bị sán lá gan kí sinh sẽ như thế nào ? ( Gầy rạc, chậm lớn ) HĐ2:Tìm hiểu cơ quan sinh dục và vòng đời của sán lá gan *MT: HS hình thành được cách bảo vệ động vật, cá nhân và môi trường qua vòng đời phát triển của sán lá gan. GV Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi: ? Hãy giới thiệu về cơ quan sinh dục của sán lá gan ? ( Là động vật lưỡng tính, gồm có 2 bộ phận : cqsd cái và cqsd đực, tuyến noãn hoàng). GV : treo sơ đồ vòng đời sán lá gan, gọi 1, hoặc 2 HS trình bày theo sơ đồ vòng đời sán lá gan. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi thảo luận trong SGK/43 (2’) như sau: N1,N2 : câu 1. N3,N4 : câu 2 HS : thảo luận nhóm trả lời câu hỏi thảo luận SGK/ 43 Câu 1: vòng đời sán lá gan sẽ không tiếp tục được phát triển khi bị mất 1 trong các vật chủ theo quy luật tự nhiên của sán lá gan.. Câu 2: Sán lá gan thích nghi với phát tán nòi giống nhờ thay đổi vật chủ qua nhiều giai đoạn ấu trùng . GDHN: Qua bài học hôm nay các em có thể làm những ngành nghề nào trong tương lai ? HS : Ứng dụng vào chăn nuôi gia súc, lãnh vực y học ? Để làm được những nghề đó các em cần phải làm gì? HS : Học tốt môn sinh học GDMT: Muốn phòng chống bệnh giun sán cho trâu bò chúng ta cần làm gì? HS:- Cắt bỏ 1 trong các giai đoạn ấu trùng ký sinh của sán lá gan. Giữ gìn vệ sinh môi trường để phòng chống giun sán kí sinh cho vật nuôi. I/ NƠI SỐNG, CẤU TẠO VÀ DI CHUYỂN 1/ Nơi sống : Kí sinh ở gan, mật của trâu, bò. 2/ Cấu tạo : - Mắt và lông bơi tiêu giảm; giác bám phát triển. Nhánh ruột phát triển, chưa có hậu môn. 3/ Di chuyển : - Nhờ hệ cơ phát triển giúp sán lá gan có thể chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh. II/ DINH DƯỠNG - Miệng có giác bám hút chất dinh dưỡng -> 2 nhánh ruột ->nhiều nhánh nhỏ, vừa tiêu hoá vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. III/ SINH SẢN. 1/Cơ quan sinh dục - Sán lá gan là loài động vật có cơ thể lưỡng tính : vừa có cơ quan sinh dục cái vừa có cơ quan sinh dục đực. 2/Vòng đời * Sơ đồ vòng đời sán lá gan : - Trâu bò -> trứng -> ấu trùng -> ốc -> ấu trùng có đuôi -> môi trường nước -> kết kén -> bám vào bèo, rau, cỏ sống gần các ao, hồ, suối. 4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố Câu 1: Cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào ? *Trả lời: Giác bám phát triển, ruột phân nhánh, mắt và lông bơi tiêu giảm, chưa có hậu môn) Câu 2: Trình bày trên sơ đồ: vòng đời sán lá gan ? *Trả lời:Trâu bò -> trứng -> ấu trùng -> ốc -> ấu trùng có đuôi -> môi trường nước -> kết kén -> bám vào bèo, rau, cỏ sống gần các ao, hồ, suối. Câu 3: Muốn tiêu diệt sán lá gan ta làm như thế nào? *Trả lời: Diệt ốc, xử lý diệt trứng, xử lý rau để diệt kén. 4.5/Hướng dẫn HS tự học : * Đối với bài học ở tiết học này : +Học bài và trả lời câu hỏi số 2, 3 sgk / 43 + Đọc phần “Em có biết ?” + Tìm hiểu các bệnh do sán gây ra cho người và động vật ở địa phương em. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : “Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành giun dẹp” + Tìm hiểu về nơi sống, cấu tạo đặc trưng và tác hại của sán bã trầu, sán lá máu, sán dây 5.RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_1011_truong_thi_huong.doc