I- Mục tiêu bài học:
1/Kiến thức: Nhằm kiểm tra đánh giá sự nhận thức của HS qua chương I, II, III để từ đó GV có biện pháp bổ xung kịp thời, sửa chữa những uốn nắn sai xót của HS.
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng tư duy tổng hợp so sánh, biết làm bài tập trắc nghiệm.
3/Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác độc lập làm bài.
II- Chuẩn bị :
1/Giáo viên: Đề kiểm tra + Đáp án
2/Học sinh: Đồ dùng học tập
III- Tiến trình bài dạy:
1/Tổ chức: (1’)
7A:
7B:
2/Kiểm tra bài cũ: (5’)
(Không kiểm tra bài cũ)
30 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 17-30, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 7A
7B
TiÕt 17:
MỘT SỐ GIUN ĐỐT KHÁC
VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN ĐỐT
I- Mục tiêu bài học:
1/Kiến thức: Giúp HS hiểu được một số giun đốt thường gặp, chỉ ra được một số đặc điểm của các đại diện giun đốt phù hợp với lối sống.
HS nêu được đặc điểm chung của ngành giun đốt và vai trò của ngành giun đốt.
2/ Kỹ năng: Quan sát, so sánh, tổng hợp kiến thức.
3/Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật.
II- Chuẩn bị :
1/Giáo viên: Bảng phụ
2/Học sinh: Bảng nhóm
III- Tiến trình bài dạy:
1/Tổ chức: (1’)
7A:
7B:
2/Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Em hãy nêu cấu tạo trong của giun đất.
3/Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
T/G
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số giun đốt thường gặp.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 17.1, 2, 3 SGK. Đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi.
HS: Trao đổi nhóm hoàn thành bảng 1. Yêu cầu chỉ ra được.
- Lối sống của các đại diện.
- Một số cấu tạo phù hợp với lối sống.
GV: Gọi đại diện các nhóm lên ghi kết quả vào bảng từng nội dung.
HS: Đại diện nhóm lên ghi kết quả, nhóm khác nhận sét, bổ xung.
GV: Nhận xét các nhóm, ra đáp án đúng.
HS: Quan sát và sửa lại của mình nếu cần.
=> rút ra kết luận.
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của ngành giun đốt.
GV: Yêu cầu HS quan sát lại hình SGK.
HS: Nghiên cứu thông tin hình vẽ trao đổi, thảo luận.
HS: Hoàn thành bảng 2.
GV: Kẻ bảng để HS chữa bài.
HS: Đại diện nhóm làm bài, nhóm khác bổ xung.
GV: Ra đáp án đúng. HS sửa lại nếu cần.
HS: Các nhóm so sánh đáp sán, sửa chữa.
=> rút ra kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của giun đốt.
GV: Yêu cầu HS hoàn thành bài tập SGK trang 61.
HS: Hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập.
- Yêu cầu: Chọn đúng laoì giun đốt.
GV: Gọi HS trình bày kết quả. HS khác bổ xung.
HS: Trình bày.
GV: Giun đốt có vai trò gì trong tự nhiên và đời sông con người. -> rút ra kết luận.
HS: Rút ra kết luận
15’
10’
10’
I/Một số giun đốt khác:
- Giun đốt có nhiều loài: vắt, đỉa, róm biển, run đỏ.
- Sống ở các môi trường: đất ẩm, nước, lá cây.
- Giun đốt có thể sống tự do, định cư hay chui rúc.
II/Đặc điểm chung của ngành giun đốt:
Giun đốt có đặc điểm:
- Cơ thể dài phân đốt.
- Có thể xoang, hô hấp qua ra hay mang.
- Hệ tuần hoàn kín, máu màu đỏ.
- Hệ tiêu hóa phân hóa.
- Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hoặc thành cơ thể.
III/Vai trò của giun đốt:
- Lợi ích: Làm thức ăn cho người và động vật, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ.
- Tác hại: Hút máu người và động vật, gây bệnh
4/Củng cố: (3’)
- Trình bày đặc điểm chung và vai trò của giun đốt?
- Để nhận biết đại diện của ngành giun đốt. Cần dựa vào đặc điểm cơ bản nào?
5/ Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Về nhà học bài theo câu hỏi SGK. Ôn tập toàn bộ các phần đã học, giờ sau KT 1 tiết.
Ngày giảng: 7A
7B
TiÕt 18:
KIỂM TRA MỘT TIẾT
I- Mục tiêu bài học:
1/Kiến thức: Nhằm kiểm tra đánh giá sự nhận thức của HS qua chương I, II, III để từ đó GV có biện pháp bổ xung kịp thời, sửa chữa những uốn nắn sai xót của HS.
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng tư duy tổng hợp so sánh, biết làm bài tập trắc nghiệm.
3/Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác độc lập làm bài.
II- Chuẩn bị :
1/Giáo viên: Đề kiểm tra + Đáp án
2/Học sinh: Đồ dùng học tập
III- Tiến trình bài dạy:
1/Tổ chức: (1’)
7A:
7B:
2/Kiểm tra bài cũ: (5’)
(Không kiểm tra bài cũ)
3/Nội dung kiểm tra:
MA TRẬN
ĐỀ BÀI
Câu hỏi
Điểm
Đáp án
I. Trắc nghiệm khách quan:
Khoanh tròn vào các chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Triệu trứng của bệnh kiết lị là:
A. Đau bụng
B. Đi ngoài
C. Phân có lẫn máu và nhầy như nước mũi
D. Cả A, B, C đúng
Câu 2: Trùng sốt rét vào cơ thể người bằng con đường nào?
A. Qua ăn uống
C. Qua máu
B. Qua hô hấp
D. Cả A và B đúng
Câu 3: Nhóm động vật thuộc ngành giun dẹp sống kí sinh gây hại cho người, động vật là.
A. Sán lá gan, giun đũa, giun kim, sán lá máu
B. Sán lá máu, sán bã trầu, sán dây, sán lá gán
C. Giun móc câu, giun kim, sán dây, sán lá gan
D. Sán bã trầu, giun chỉ, giun đũa, giun móc câu
Câu 4: Ở nước ta có những động vật thuộc ngành ruột khoang sống ở biển như:
A. Sứa, thủy tức, hải quỳ
B. Sứa, san hô, mực
C. Hải quỳ, thủy tức, tôm
D. Sứa, san hô, hải quỳ
Câu 5: Nối các câu ở cột A với các câu ở cột B cho phù hợp
A
B
1) Sứa
2) Hải quỳ
3) San hô
4) Thủy tức
a) sống cố định
b) hình thành chân giả
c) co rút dù
d) Di chuyển nhờ cộng sinh
e) kiểu sâu đo và lộn đầu
Câu 6: Điền vào chỗ trống (...) trong các câu sau.
Cơ thể giun đất(1)............................... hai bên, (2)............................... và có khoang cơ thể (3)................................. . Nhờ sự chun dãn cơ thể kết hợp với các vòng tơ mà giun đất di chuyển được. Giun đất có có cơ quan tiêu hóa (4)......................................, hô hấp qua da, có hệ tuần hoàn kín và hệ thần fkinh kiểu chuỗi hạch. Giun đất lưỡng tính, khi sinh sản chúng ghép đôi. Trứng được thụ tinh phát triển trong kén để thành giun non.
II. Trắc nghiệm tự luận:
Câu 7: Vì sao bệnh sốt rét hay sảy ra ở miền núi?
cây cối rậm rạp ...) nên có nhiều loài muỗi Anôphen mang các mầm bệnh trùng sốt rét.
Câu 8: Trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng bệnh ngủ.
* Cách chuyền bệnh:
- Trùng kiết lị: Bào sác chúng qua con đường tiêu hóa gây bệnh ở ruột người.
- Trùng sốt rét: Qua muỗi Anôphen truyền vào máu
- Trùng bệnh ngủ: Qua loài ruồi Tsê – Tsê ở Châu Phi.
Câu 9: Sán dây, sán lá gan vào cơ thể người qua con đường ăn uống là chủ yếu (do thói quen ăn tiết canh, thịt tái, nem chua ...) nên tỉ lệ mắc bệnh sán lá, sán dây ở người rất cao (Việt Nam).
- Sán lá máu ấu trùng xâm nhập qua da.
Câu 10:
* Tác hại của giun đũa: Lấy tranh thức ăn, gây tắc ống mật, tiết độc tố gây hại cho cơ thể người, gây bệnh cho cộng đồng.
* Biện pháp phòng chống:
- Biện pháp chủ yếu là ăn uống vệ sinh, không ăn rau sống, uống nước lã, rửa tay trước khi ăn.
- Diệt trừ ruồi nhặng, vệ sinh cộng đồng.
Câu 8: Hãy kể tên một số động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách chuyền bệnh.
Câu 9: Sán dây, sán lá gan, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường nào?
Câu 10: Nêu tác hại và biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?
(3)
0,25
0,25
0,25
0,25
1
1
(7)
1
2
2
2
Câu 1:
Khoanh D
Câu 2:
Khoanh C
Câu 3:
Khoanh B
Câu 4:
Khoanh D
Câu 5:
1 -> c (0,25)
2 -> d (0,25)
3 -> a (0,25)
4 -> e (0,25)
Câu 6:
(1) đối xứng. (0,25)
(2) phân đốt (0,25)
(3) chính thức (0,25)
(4) phân hóa (0,25)
Câu 7: Vì ở đây môi trường thuận lợi (Nhiều vùng lầy, cây cối rậm rạp ...) nên có nhiều loài muỗi Anôphen mang các mầm bệnh trùng sốt rét.
Câu 8: Trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng bệnh ngủ.
* Cách chuyền bệnh:
- Trùng kiết lị: Bào sác chúng qua con đường tiêu hóa gây bệnh ở ruột người.
- Trùng sốt rét: Qua muỗi Anôphen truyền vào máu
- Trùng bệnh ngủ: Qua loài ruồi Tsê – Tsê ở Châu Phi.
Câu 9: Sán dây, sán lá gan vào cơ thể người qua con đường ăn uống là chủ yếu (do thói quen ăn tiết canh, thịt tái, nem chua ...) nên tỉ lệ mắc bệnh sán lá, sán dây ở người rất cao (Việt Nam).
- Sán lá máu ấu trùng xâm nhập qua da.
Câu 10:
* Tác hại của giun đũa: Lấy tranh thức ăn, gây tắc ống mật, tiết độc tố gây hại cho cơ thể người, gây bệnh cho cộng đồng.
* Biện pháp phòng chống:
- Biện pháp chủ yếu là ăn uống vệ sinh, không ăn rau sống, uống nước lã, rửa tay trước khi ăn.
- Diệt trừ ruồi nhặng, vệ sinh cộng đồng.
Tổng điểm
10
4/Củng cố: (4’)
- Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra
5/Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Giờ sau mỗi nhóm mang 1 con trai sông
- Đọc trước bài 18 Trai sông (Tr – 62)
Ngày giảng: 7A
7B
Chương IV: NGÀNH THÂN MỀM
TiÕt 19:
TRAI SÔNG
I- Mục tiêu bài học:
1/Kiến thức: Giải thích được tại sao trai sông được xếp vào ngành thân mềm.
Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, cách di chuyển của trai sông.
Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống ít di chuyển.
2/ Kỹ năng: Quan sát tranh, mẫu vật, hoạt động nhóm.
3/Thái độ: Giáo dục ý thức học bộ môn.
II- Chuẩn bị:
1/Giáo viên: Tranh hình 18.3, kính lúp
2/Học sinh: 1, 2 con trai sông.
III- Tiến trình bài dạy:
1/Tổ chức: (1’)
7A:
7B:
2/Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp trong bài.
3/Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
T/G
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hình dạng, cấu tạo vỏ trai và cơ thể trai.
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 18.1, 18.2 dùng kính lúp quan sát mẫu vật.
HS: Đọc thông tin SGK, quan sát hình 18.1, 18.2, dùng kính lúp quan sát mẫu vật.
GV: Giới thiệu vòng tăng trưởng.
HS: Nghe.
GV: Muốn mở vỏ trai quan sát ta làm thế nào?
HS: Mở vỏ cắt dây chằng phía lưng.
GV: Khi mài vỏ trai có mùi khét vì sao?
HS: Thảo luận nhóm và trả lời.
- Có chất sừng
GV: Tại sao trai chết lại mở vỏ?
GV: Giải thích sự óng ánh của lớp xà cừ
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 18.3
- Cơ thể trai được cấu tạo như thế nào?
HS: Trả lời
Hoạt động 2: Di chuyển và dinh dưỡng ở trai.
GV: Yêu cầu HS quan sát lại hình 18.4 trả lời phần lệnh.
HS: Thảo luận và trả lời.
GV: Nhận xét, đưa ra kết luận.
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi phần lệnh.
HS: Thảo luận nhóm trả lời.
- Các nhóm viết ra bảng nhóm của mình, treo lên bảng.
GV: Nhận xét các nhóm:
+ Nước cộng oxi.
+ Dinh dưỡng thụ động
Hoạt động 3: Sinh sản và phát triển của trai.
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ.
- Ý nghĩa của giai đoạn ấu trùng bám vào mang và da cá.
HS: Thảo luận nhóm, ghi kết quả ra bảng nhóm.
- Yêu cầu: Chọn đúng laoì giun đốt.
GV: Nhận xét kết quả -> rút ra két luận.
GV: Giải thích
- Giai đoạn ấu trùng phát triển trong mang trai mẹ không bị động vật khác ăn thịt, ở đây giàu oxi và chất dinh dưỡng.
- Bàm vào da cá -> phát tán nòi giống
15’
10’
10’
I/ Hình dạng cấu tạo:
1) Vỏ trai
* Gồm:
- Đầu vỏ, đỉnh vỏ, bản lề vỏ, đuôi vỏ, vòng tăng trưởng.
* Cấu tạo:
- Lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ.
2. Cơ thể trai.
- Dưới vỏ trai là áo -> khoang áo, 2 tấm mang, phía trong là thân trai, ngoài là chân trai.
II/ Di chuyển:
- Chân trai hình lưỡi rìu thò ra thụt vào kết hợp đóng mở vỏ -> di chuyển.
III/ Dinh dưỡng:
- Thức ăn là động vật nguyên sinh và vụn hữu cơ.
- Oxi chao đổi qua mang.
- Dinh dưỡng thụ động
III/ Sinh sản:
- Trai phân tính.
- Trứng phát triển qua các giai đoạn ấu trùng
4/Củng cố: (3’)
- Hệ thống kiến thức trọng tâm.
- Trai tự vệ bằng cách nào?
- Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa gì với môi trường nước?
5/ Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Về nhà học bài theo câu hỏi SGK. Xem trước bài 19.
Ngày giảng: 7A
7B
TiÕt 20:
MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC
I- Mục tiêu bài học:
1/Kiến thức: Trình bày được đặc điểm của một số đại diện của ngành thân mềm. Thấy được sự đa dạng cảu thân mềm.
Giải thích ý nghĩa của thân mềm.
2/ Kỹ năng: Quan sát tranh, mẫu vật.
3/Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật.
II- Chuẩn bị:
1/Giáo viên: Tranh hình 18.3, kính lúp
2/Học sinh: Mẫu vật: ốc sên, ốc nhồi.
III- Tiến trình bài dạy:
1/Tổ chức: (1’)
7A:
7B:
2/Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Em hãy nêu những đặc điểm của Trai thích nghi với đời sóng trên cát, bùn?
3/Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
T/G
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số đại diện.
GV: Yeu cầu HS quan sát kĩ một số đại diện thân mềm qua hình 19.1, 2, 3, 4 (SGK) kết hợp với mẫu vật mang đến lớp.
HS: Hoạt động nhóm, rút ra đặc điểm của các đại diện.
GV: Em hãy tìm những đại diện tương tự có ở địa phương em?
HS: Các nhóm kể tên các địa diện có ở địa phương.
- Nhóm khác bổ sung
GV: Nhận xét, rút ra kết luận
+ Đa dạng loài.
+ Môi trường sống
+ Lối sống
Hoạt động 2: Một số tập tính ở thân mềm.
HS: Nghiên cứu thông tin SGK.
GV: Vì sao thân mềm có nhiều tập tình thích nghi với lối sống.
HS: Nhờ hệ thần kinh phát triển.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 19.6 SGK, đọc kĩ chú thích thảo luận:
- Ốc sên tự vệ bằng cách nào?
HS: Thu mình trong vỏ
GV: Ý nghĩa sinh học của tập tính đào lỗ đẻ trứng ở ốc sên là bảo vệ trứng khỏi kẻ thù.
GV: Yêu cầu HS thảo luận 2 câu hỏi SGK – Tr 67.
HS: Thảo luận nhóm
GV: Tại sao khi gặp kẻ thù Mực lại biết phun mực để tự vệ, Ở Ốc Sên khi gặp kẻ thù lại biết thu mình trong vỏ
HS: Trả lời.
HS khác: Bổ xung
GV: Nhận xét ghi bảng.
15’
20’
I/ Một số đại diện:
- Ốc sên: Ăn là cây, cơ thể gồm 4 phần.
Đầu - thân - áo - chân
- Mực sống ở biển, vỏ tiêu giảm, cơ thể gônmf 4 phần, di chuyển nhanh.
- Bạch tuộc sống ở biển, mai lưng tiêu giảm có 8 tua, săn mồi tích cực.
- Sò 2 mảnh vỏ có giá trị xuất khẩu.
- Thân mmềm có 1 số loài lớn.
- sống ở nước ngọt, nước mặn.
- Có lối sông vùi lấp, bò chậm chạp, và di chuyển với tốc độ cao. (bơi).
II/ Một số tập tính ở thân mềm:
1/ Tập tính đẻ trứng ở ốc sên:
- Ốc sên tự vệ bằng cách thu mình trong vỏ.
- Đào lỗ đẻ trứng, bảo vệ trứng.
- di chuyển chậm chạp
1/ Tập tính đẻ trứng ở ốc sên:
- Mực săn mồi theo cách rình mồi ở một chỗ, thường ẩn mình ở nơi nhiều rong rêu.
- Khi gặp kẻ thù: phun chất lỏng màu đen để tự vệ.
- Hệ thần kinh của thân mềm phát triển là cơ sở cho giác quan phát triển, tập tính phát triển. Thích nghi với lối sống, đảm bảo sự tồn tại của loài
4/Củng cố: (3’)
- Hệ thống toàn bài.
- Kể tên một số đại diện của thân mềm
- nêu tập tings ở mực.
5/ Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Về nhà học bài theo câu hỏi SGK. Xem trước bài thực hành.
- mỗi nhóm chuẩn bị 1 con trai sông, ốc sên.
- Đọc mục “Em có biết”
Ngày giảng: 7A
7B
TiÕt 21: Thực hành
QUAN SÁT MỘT SỐ THÂN MỀM
I- Mục tiêu bài học:
1/Kiến thức: Qua bài thực hành giúp HS biết cách quan sát thân mềm. Phân biệt được cấu tạo chính của thân mềm từ vỏ cấu tạo ngoài, đến cấu tạo trong.
2/ Kỹ năng: Sử dụng kính lúp, mổ và quan sát động vật không xương sống.
3/Thái độ: Giáo dục ý thức cẩn thận, sạch sẽ, gọn gàng khi làm thực hành.
II- Chuẩn bị:
1/Giáo viên: Kình lúp, trai sông, ốc sên
2/Học sinh: Mỗi nhóm 2 con trai sông, 2 con ốc sên.
III- Tiến trình bài dạy:
1/Tổ chức: (1’)
7A:
7B:
2/Kiểm tra bài cũ: (2’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3/Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
T/G
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Quan sát cấu tạo vỏ thân mềm.
GV: Yêu cầu HS dùng kính lúp quan sát vỏ ốc đối chiếu với hình 20.2 SGK(68) nhận biết các bộ phận, chú thích vào hình bằng số.
HS: Quan sát, chú thích vào hình vẽ.
Hoạt động 2: Quan sát cấu tạo ngoài.
GV: Yêu cầu HS quan sát cấu tạo ngoài của trai, ốc sên.
HS: Quan sát theo nhóm.
GV: Hướng dẫn các nhóm quan sát chú thích vào hình 20.4, 5
Hoạt động 3: Cấu tạo trong của mực.
HS: Quan sát cấu tạo của mực qua hình 20.6 SGK.
GV: Yêu cầu HS quan sát điền vào chú thích của hình.
HS: Dùng kính lúp quan sát và điền vào chú thích hình 20.6
Hoạt động 4: Thu hoạch.
HS: Viết thu hoạch hoàn thành chú thích các hình 20.1, 2, 3, 4, 5, 6.
8’
10’
10’
10’
I/ Nội dung:
1/ Quan sát cấu tạo vỏ:
+ Trai: - đầu, đuôi.
- Đỉnh, vòng tăng trưởng.
- Bản lề vỏ
- Ốc sên:
- Mực: quan sát hình 20.3, 20.5.
2/ Quan sát cấu tạo ngoài:
+ Trai:
- Áo trai, khoang áo mang, chân trai, cơ khép vỏ.
+ Ốc:
- Tua, mắt, lỗ miệng, chân, than, lỗ thở.
3/ Cấu tạo trong
+ Mực
- gòm 10 tua, có 2 mắt
II/ Thu hoạch:
- Hoàn chỉnh bảng thu hoạch
4/Củng cố: (3’)
GV: Nhận xét ưu, khuyết điểm giờ thực hành
- Đánh giá các nhóm, điền bảng thu hoạch
5/ Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Về nhà đọc trước bài 22.
- Kẻ bảng 1, 2 (71) vào vở.
Ngày giảng: 7A
7B
TiÕt 22:
ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ
CỦA NGÀNH THÂN MỀM
I- Mục tiêu bài học:
1/Kiến thức: Trình bày sự đa dạng của thân mềm. Nêu đặc điểm chung và ý nghĩa thực tiễn của ngành thân mềm.
2/ Kỹ năng: Quan sát tranh, hoạt động nhóm.
3/Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật.
II- Chuẩn bị:
1/Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung bảng 1
2/Học sinh: Kẻ bảng 1 (71).
III- Tiến trình bài dạy:
1/Tổ chức: (1’)
7A:
7B:
2/Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp trong bài
3/Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
T/G
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung.
GV: Yêu cầu HS quan sat hình 21 SGK, thảo luận.
HS: Quan sát hình và ghi nhớ kiến thức, sơ đồ cấu tạo chung gồm vỏ, thân, chân, áo.
GV: Nêu cấu tạo chung của thân mềm.
HS: Lựa chọn cụm từ để hoàn thành bảng 1. Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
GV: Từ nội dung của bảng 1 HS nhận xét sự đa dạng của thân mềm.
HS: (Kích thước, cấu tạo cơ thể, môi trường sống, tập tính)
GV: Nêu đặc điểm chung của thân mềm.
HS: Nêu nhận xét.
GV: Chốt lại
Hoạt động 2: Vai trò của thân mềm.
GV: Yêu cầu HS Làm bài tập ở bảng 2.
HS: Lên bảng làm bài tập, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Tóm tắt ,kiến thức, nhấn mạnh thêm ý nghĩa của thân mềm.
HS: Thảo luận nhóm, rút ra lợi ích, tác hại của thân mềm.
GV: Chốt lại
25’
15’
I/ Đặc điểm chung:
* Thân mềm không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển, hệ tiêu hóa phân hóa.
II/ Vai trò của thân mềm:
* Lợi ích:
- Làm thực phẩm, nguyên liệu xuất khẩu.
- Làm thức ăn cho ĐV.
- Làm sạch môi trường nước.
- Làm đồ trang sức, trang trí.
* Tác hại:
- Là vật trung gian truyền bệnh.
- Ăn hại cây trồng
4/Củng cố: (3’)
- Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm?
- Vai trò của ngành thân mềm có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của chúng ta?
- Tại sao mực, ốc sên lại thuộc ngành thân mềm.
5/ Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Học bài theo câu hỏi SGK
- Về nhà đọc trước bài 23.
- Mỗi nhóm chuẩn bị 1 con tôm sông, kẻ bảng 75 vào vở.
Ngày giảng: 7A
7B
Chương V: NGÀNH CHÂN KHỚP – LỚP GIÁP XÁC
TiÕt 23:
TÔM SÔNG
I- Mục tiêu bài học:
1/Kiến thức: Biết được vì sao tôm được xếp vào ngành chân khớp – Lớp giác xác, giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm thích nghi với đời sống ở nước. Trình bày được các đặc điểm dinh dưỡng của tôm, sinh sản của tôm.
2/ Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật làm việc theo nhóm.
3/Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II- Chuẩn bị:
1/Giáo viên: Bảng chức năng chính các phần phụ của tôm, mô hình tôm sông.
2/Học sinh: Mỗi nhóm 1 con tôm sông, kẻ bảng (75 – SGK).
III- Tiến trình bài dạy:
1/Tổ chức: (1’)
7A:
7B:
2/Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp trong bài
3/Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
T/G
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển.
HS: Quan sát tôm sông trên mô hình và mẫu vật, trả lời câu hỏi.
GV: Cơ thể tôm gồm mấy phần?
HS: 2 phần: Đầu, ngực – Bụng.
GV: Bên ngoài cơ thể bao bọc bởi lớp gì?
HS: Bóc 1 khoanh vỏ, nhận xét độ cứng của vỏ. Đại diện nhóm phát biểu, Nhóm khác bổ sung.
GV: Chốt lại kiển thức ghi bảng.
GV: Vỏ tôm có ảnh hưởng đến môi trường sống không? vỏ có lớp gì?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét ghi bảng.
GV: Khi nào vỏ tôm có màu hồng.
HS: Khi có nhiệt độ.
GV: Yêu cầu HS quan sát tôm, đối chiếu với hình 22. Xác định vị trí phần phụ.
HS: Quan sát tôm để xác định chức năng phần phụ.
HS: Thảo luận nhóm, hoàn thành bảng phụ. Lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Kết luận, ghi bảng.
GV: Tôm có những hình thức di chuyển nào?
HS: Bò, bơi tiến lùi.
GV: Hình thức nào thể hiện bản năng tự vệ (nhảy).
HS: Tự rút ra kết luận
Hoạt động 2: Dinh dưỡng.
HS: Đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
GV: Tôm kiếm ăn vào thời gian nào trong ngày? Thức ăn của tôm là gì? Vì sao người ta thường dùng thính thơm để cất vó tôm?
HS: Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung.
GV: Chốt lại kiến thức ghi bảng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự sinh sản của tôm.
HS: Quan sát tôm, phân biệt tôm đực, cái.
HS: Thảo luận nhóm.
- Tôm đực, tôm cái khác nhau như thế nào?
- Tôm mẹ ôm trứng có ý nghĩa gì?
- Vì sao ấu trùng tôm phải lột xác nhiều làn để lớn?
HS: Đại diện nhóm, trả lời, Nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: Chốt lại
20’
10’
10’
I/ Cấu tạo ngoài và di chuyển:
1/ Vỏ cơ thể:
- Cơ thể tôm có 2 phần:
+ Đầu, ngực
+ Bụng
- Vỏ cấu tạo bằng Ki tin ngấm Can xi nên vỏ cứng giúp che chở và là chỗ bám cho cơ thể
- Vỏ có lớp sắc tố khiến cơ thể tôm có màu sắc của môi trường.
2/ Các phần phụ và chức năng:
* Cơ thể tôm:
+ Đầu ngực:
- Mắt râu, định hướng phát hiện mồi
- Chân hàm giữ và xử lí mồi.
- Chân ngực bò và bắt mồi.
+ Bụng:
- Chân bụng bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng ở con cái.
+ Tấm lái: Lái giúp tôm nhảy.
3/ Di chuyển:
- di chuyển bằng cách bò, bơi, tiền lùi, nhảy
II/ Dinh dưỡng:
- Ăn tạp, hoạt động chủ yếu vào lúc chập tối.
- Thức ăn được tiêu hóa ở dạ dày, hấp thụ ở ruột
- Hô hấp: Thở bằng mang.
- Bài tiết qua tuyến bài tiết.
III/ Sinh sản:
- Tôm phân tính.
- Đực: Càng to dài.
- Cái: Ôm trứng (Bảo vệ)
- Lớn lên qua lột xác nhiều lần.
4/Củng cố: (3’)
- Nêu cấu tạo ngoài và di chuyển của tôm?
- Tôm dinh dưỡng bằng cách nào? Nêu tập tính của tôm?
- Tôm lớn lên bằng cách nào?
5/ Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Học bài theo câu hỏi SGK. Đọc trước bài thực hành
- Chuẩn bị bài thực hành, mỗi nhóm mang 2 con tôm.
Ngày giảng: 7A
7B
TiÕt 24: Thùc hµnh
MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG
I- Mục tiêu bài học:
1/Kiến thức: Mổ và quan sát cấu tạo mang, nhận biết phần gốc, chân, ngực và các lá mang. Nhận biết một số nội quan của tôm như hệ tiêu hóa, hệ thần kinh. Viết thu hoạch sau buổi thực hành bằng cách viết chú thích cho các hình câm SGK.
2/ Kỹ năng: Rèn kĩ năng mổ động vật không xương sống.
3/Thái độ: Giáo dục thái độ knghiêm túc, cẩn thận.
II- Chuẩn bị:
1/Giáo viên: Khay mổ, bộ đồ mổ, kính lúp, ghim, tôm.
2/Học sinh: Mỗi nhóm 2 con tôm sông.
III- Tiến trình bài dạy:
1/Tổ chức: (1’)
7A:
7B:
2/Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS, phân chia nhóm
3/Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
T/G
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Mổ và quan sát mang tôm.
GV: Hướng dẫn HS thực hành cách mổ như hình 23.1 A, B SGK (77).
HS: Thực hành mổ theo gợi ý trong SGK và hướng dẫn của GV.
GV: Phát kính lúp cho HS quan sát. 1 chân ngực kèm lá mang. -> Nhận biết các bộ phận -> Chú thích vào hình 23.1 thay cho con số 1, 2, 3, 4
HS: Thảo luận ý nghĩa đặc điểm lá mang với chức năng hô hấp điền vào bảng.
- Ghi chú: 1 lá mang, 2 cấu tạo hình lông chim của lá mang, 3 bó cơ, 4 đốt gốc chân ngực.
Hoạt động 2: Mổ và quan sát cấu tạo trong.
GV: Hướng dẫn HS cách mổ như SGK.
HS: Mổ theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
HS: Quan sát mẫu mổ, đối chiếu hình 23.3A. Nhận biết các bộ phận của các cơ quan tiêu hóa.
GV: Hướng dẫn cách mổ. Dùng kéo gỡ bỏ toàn bộ nội quan -> Chuỗi hạch thần kinh màu sẫm sẽ hiện ra -> Quan sát các bộ phận của cơ quan thần kinh sẽ hiện ra , ghi vào bài thực hành.
GV: Hướng dẫn HS quan sát.
HS: Tiến hành theo các nội dung đã hướng dẫn.
GV: Tới các nhóm kiểm tra việc thực hiện của HS, HS quan sát đến đâu ghi chép luôn đến đó.
Hoạt động 3: Viết thu hoạch.
GV: Yêu cầu HS viết thu hoạch bằng cách chú thích ở các hình 23.1; 23.3B, C thay cho các chữ số.
10’
15’
10’
I/ Mổ và quan sát tôm sông:
- Lá mang bám vào gốc chân ngực. thành mỏng có lông phủ.
- Ý nghĩa: Tạo dòng nước đem theo oxi thức ăn nhỏ hòa tan trao đổi khí dẽ dàng.
II/ Mổ và quan sát cấu tạo trong:
a) Cách mổ:
- Đổ nước ngập cơ thể tôm
- Dùng kẹp nâng tấm lưng vừa cắt bỏ ra ngoài
b) Quan sát cấu tạo:
* Hệ tiêu hóa.
- Thực quản ngắn, dạ dày màu tối, có tuyến gan, ruột mảnh, hậu môn có ở cuối đuôi tôm
* Hệ thần kinh.
- Gồm 2 hạch não với 2 dây nối với hạch dưới hầu -> vòng thần kinh.
- Khối hạch ngực.
- Chuỗi hạch bụng
* Chú thích hình 23.3C, B:
1. Hạch não, 2. vòng thần kinh hầu, 3. dạ dày, 4. tuyến gan, 5. chuỗi thần kinh ngực, 6. ruột, 7. chuỗi thần kinh bụng
III/ Viết thu hoạch:
4/Củng cố: (4’)
- Nhận xét, đánh giá tinh thần, thái độ của các nhóm trong giờ thực hành
- Đánh giá mẫu mổ ở các nhóm.
- HS thu dọn vệ sinh.
5/ Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Sưu tầm tranh, ảnh 1 số đại diện của giáp xác, kẻ bảng trang 81. SGK vào vở bài tập.
- Xem trước bài 24.
Ngày giảng: 7A
7B
TiÕt 25:
ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA LỚP GIÁP XÁC
I- Mục tiêu bài học:
1/Kiến thức: Trình bày được 1 số đặc điểm về cấu tạo và lối sống của các đại diện giáp xác thường gặp. Nêu được vai trò thực tiễn của giáp xác.
2/ Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh, hoạt động nhóm.
3/Thái độ: Có thái độ đúng đắn bảo vệ giáp xác có lợi.
II- Chuẩn bị:
1/Giáo viên: Khay mổ, bộ đồ mổ, kính lúp, ghim, tôm.
2/Học sinh: Mỗi nhóm 2 con tôm sông.
III- Tiến trình bài dạy:
1/Tổ chức: (1’)
7A:
7B:
2/Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp trong bài
3/Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
T/G
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số giáp xác khác.
GV: Yêu cầu HS quan sát kĩ hình 24 từ 1 -> 7 SGK. Đọc thông báo dưới hình hoàn thành câu hỏi.
HS: Thảo luận nhóm, hoàn thành câu trả lời.
GV: Gọi đại diện nhóm trả lời.
HS: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Chốt lại kiến thức
- Từ bảng 1 GV cho HS thảo luận.
GV: Trong các đại diện trên, loài nào có ở địa phương? Số lượng nhiều hay ít, đại diện to nhỏ.
+ Nhận xét sự đa dạng của giáp xác?
HS: Các nhóm thảo ,luận và rút ra nhận xét.
GV: Kết luận, ghi bảng
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò thực tiễn của giáp xác.
GV: Yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK, hoàn thành bảng 2.
HS: n/c thông tin hoàn thành bảng.
GV: Gọi 1, 2 HS chữa bài.
HS: Các HS khá
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_17_30.doc