I – MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm chung của ngành giun đốt . Nêu rõ được các đặc điểm chính của ngành.
- Mở rộng hiểu biết về các giun đốt từ đó thấy được tính đa dạng của giun đốt.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin khi đọc sgk, quan sát tranh, phân tích, so sánh.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.
4. Giáo dục tích hợp BVMT:
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ các loài động vật.
II – CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Kĩ năng phân tích, đối chiếu, khái quát hóa để phân biệt được đại diện của các nhành Giun đốt. Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh để tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động sống của từng đại diện giun đốt.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. Kĩ năng ứng xử / giao tiếp trong khi thảo luận.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
- Dạy học nhóm, trực quan, trình bày 1 phút, vấn đáp – tìm tòi.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 12/07/2022 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 17, Bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành giun đốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 7D. Tiết TKB: Ngày giảng:..tháng 10 năm 2012. Sĩ số: 23 vắng: ......
TIẾT 17. BÀI 17:
MỘT SỐ GIUN ĐỐT KHÁC VÀ
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN ĐỐT
I – MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm chung của ngành giun đốt . Nêu rõ được các đặc điểm chính của ngành.
- Mở rộng hiểu biết về các giun đốt từ đó thấy được tính đa dạng của giun đốt.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin khi đọc sgk, quan sát tranh, phân tích, so sánh.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.
4. Giáo dục tích hợp BVMT:
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ các loài động vật.
II – CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Kĩ năng phân tích, đối chiếu, khái quát hóa để phân biệt được đại diện của các nhành Giun đốt. Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh để tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động sống của từng đại diện giun đốt.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. Kĩ năng ứng xử / giao tiếp trong khi thảo luận.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
- Dạy học nhóm, trực quan, trình bày 1 phút, vấn đáp – tìm tòi.
IV – CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh 17.1,2,3/sgk trang 59, bảng phụ
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi
V – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (4/)
- GV kiểm tra vở của HS.
2. Bài mới:
* GV giới thiệu vào bài (1/)
- Trong ba ngành giun (giun dẹp, giun tròn, giun đốt) thì giun đốt có nhiều đại diện sống tự do hưon cả. Nhờ các đặc điểm HTK, giác bám phát triển, chi bên, cơ thể phân đốt, giun đốt sống tự do trong ao, hồ, sông,.. một số kí sinh.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 1: (35/)
Tìm hiểu về một số giun đốt thường gặp
- HS quan sát tranh vẽ 17.1, 17.2, 17.3 kết hợp đọc thông tin SGK. Hoàn thành bảng bài tập SGK theo nhóm trong 5 phút.
- Mời các đại diện trả lời, các Hs khác có thể NX, bổ sung.
- Nhận xét sự đa dạng của giun đốt về loài, lối sống, môi trường sống.
+ Hãy kể thêm tên một số giun đốt khác mà em biết.
- GV tiểu kết.
* GDMT:
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ các loài động vật có ích.
- HS quan sát tranh để hiểu nội dung
- Cá nhân đọc thông tin và hoàn thành bài tập bằng cách thảo luận nhóm.
- HS: Chỉ ra được lối sống của các đại diện giun đốt.
- Một số cấu tạo phù hợp với lối sống.
- HS lấy thêm VD
- HS rút ra kết luận
- HS lắng nghe và thực hiện
I. Một số giun đốt thường gặp
- Khoảng hơn 9000 loài, phần lớn sống tự do.
- Giun đốt có nhiều loài: vắt, đỉa, giun đỏ...
- Sống ở các môi trường khác nhau: đất ẩm, nước, lá cây
- Giun đốt có thể sống tự do, định cư hay chui rúc.
3. Củng cố - dặn dò: (4/)
- Nêu đặc điểm chung của giun đốt. Đặc điểm nào dễ nhận biết được giun đốt trong thiên nhiên ?
4. Hướng dẫn về nhà: (1/)
- Về nhà học bài kiểm tra 1 tiết vào tiết tiếp theo.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_17_bai_17_mot_so_giun_dot_khac_v.doc