Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 22: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm (Bản chuẩn kiến thức)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được sự đa dạng của ngành thân mềm.

- Trình bày được đặc điểm chung và ý nghĩa thực tiễn của ngành thân mềm đối với tự nhiên và đời sống của con người.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát tranh.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ nguồn lợi từ thân mềm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- Tranh phóng to hình 21.1 SGK.

- Một số tranh ảnh về các đại diện thân mềm.

- Bảng phụ ghi nội dung bảng 1, 2

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ

- Kể tên một số thân mềm và môi trường sống của chúng?

3. Bài mới

- Ngành thân mềm có số lượng loài rất lớn khoảng 70.000 loài được phân bố ở khắp nơi, từ đáy đại dương đến các ngọn núi cao, nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng nhiệt đới. Ở nước ta có đến hàng ngàn loài, chúng có cấu tạo và lối sống phong phú. Để nhận ra chúng người ta phải dựa vào những đặc điểm nào, và vai trò của chúng đối với tự nhiên và đời sống con người ra sao? Để tìm hiểu vấn đề này hôm nay cô và các em cùng nhau nghiên cứu bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 22: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm (Bản chuẩn kiến thức), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/11/2012 Ngày giảng: 6/11/2012 Tiết: 22 Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh nắm được sự đa dạng của ngành thân mềm. - Trình bày được đặc điểm chung và ý nghĩa thực tiễn của ngành thân mềm đối với tự nhiên và đời sống của con người. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát tranh. - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ nguồn lợi từ thân mềm. II. Đồ dùng dạy và học - Tranh phóng to hình 21.1 SGK. - Một số tranh ảnh về các đại diện thân mềm. - Bảng phụ ghi nội dung bảng 1, 2 III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Kể tên một số thân mềm và môi trường sống của chúng? 3. Bài mới - Ngành thân mềm có số lượng loài rất lớn khoảng 70.000 loài được phân bố ở khắp nơi, từ đáy đại dương đến các ngọn núi cao, nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng nhiệt đới. ở nước ta có đến hàng ngàn loài, chúng có cấu tạo và lối sống phong phú. Để nhận ra chúng người ta phải dựa vào những đặc điểm nào, và vai trò của chúng đối với tự nhiên và đời sống con người ra sao? Để tìm hiểu vấn đề này hôm nay cô và các em cùng nhau nghiên cứu bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm Hoạt động 1: Đặc điểm chung Mục tiêu: HS thấy được sự đa dạng của thân mềm và rút ra được đặc điểm chung của ngành. Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV: Cho HS quan sát tranh kết hợp với thông tin trong SGK tìm ra những điểm khác nhau cơ bản giữa các đại diện? - HS: Chúng khác nhau về hình dạng, kích thước. - GV: Theo em loài nào có kích thước lớn nhất? - GV: Giới thiệu bạch tuộc khổng lồ có kích thước lớn nhất trong ngành ĐV không xương sống được phát hiện vào năm 1877 tại Bắc Đại Tây Dương với chiều dài 18m kể cả tua, năng chừng 1 tấn - HS: Chúng sống ở các môi trường khác nhau như: nước mặn, nước ngọt, nước lợ trên cạn nhưng chủ yếu ở biển. - GV: Cho VD - HS: Nêu VD - GV: Nhận xét gì về tập tính của các đại diện thân mềm - GV: Chính sự khác nhau đó đã tạo nên sự đa dạng giữa các loài. Vậy sự đa dang của ngành thân mềm được thể hiện ở những đặc điểm nào? - HS: Nêu được sự đa dạng được thể hiện về hình dạng, kích thước, môi trường sống, lối sống và tập tính. - GV: Chốt lại kiến thức - GV: Tuy thích nghi rộng như vậy nhưng cơ thể thân mềm vẫn có những đặc điểm cấu tạo chung, quan sát hình và tìm ra những đặc điểm chung đó - HS đọc thông tin, quan sát hình 21 SGK thảo luận nhóm ghi nhớ kiến thức - Lựa chọn các cụm từ để hoàn thành bảng 1. - GV gọi HS lên làm bài, các nhóm khác nhận xét. - GV: Chỉnh lí kiến thức( nếu cần) - GV: Từ kết quả của đúng của bài tập hãy tìm ra những đặc điểm chung của ngành thân mềm? - HS: Nêu được các đặc điểm chung của ngành - GV: Chốt lại kiến thức - GV: Vì sao cơ quan di chuyển của mực và bạch tuộc lại phát triển? - GV: Giới thiệu Mực là loài ĐV bơi nhanh nhất có thể đạt vận tốc 40 – 70km/h ? Tại sao lại xếp mực bơi nhanh vào cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp - HS: Vì cấu tạo cơ thể chúng có đặc điểm chung - GV: Từ những đặc điểm chung của ngành thân mềm hãy tìm ra những điểm tiến hoá hơn so với ngành giun đốt? - HS: nêu được tiến hoá về cơ quan di chuyển - GV: Cung cấp thêm thân mềm còn tiến hoá hơn ở hệ tuần hoàn, đó là sự xuất hiện và phân hoá của tim. I Đặc điểm chung *Đa dạng: - Hình dạng, kích thước -Môi trường sống, lối sống - Tập tính * Đặc điểm chung - Thân mềm, không phân đốt - Có vỏ đá vôi. - Khoang áo phát triển - Hệ tiêu hoá phân hoá. - Cơ quan di chuyển thường đơn giản( trừ mực và bạch tuộc) Hoạt động 2: Vai trò của thân mềm Mục tiêu: HS nắm được ý nghĩa thực tiễn của thân mềm và lấy được các ví dụ cụ thể ở địa phương. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV: Cho h/s quan sát 1 số hình ảnh về vai trò thực tiễn của thân mềm đối với tự nhiên và với đời sống con người, kết hợp với thông tin trong SGK thảo luận tìm ra những lợi ích và tác hại của thân mềm - HS: Thảo luận nhóm nêu được lợi ích của thân mềm: - Lợi ích: + Làm thực phẩm cho con người. + Làm thức ăn cho ĐV + Làm sạch môi trường nước. + Làm đồ trang trí, trang sức. + Có giá trị xuất khẩu. + Có giá trị về mặt địa chất + Làm dược liệu, thuốc vẽ - GV: Yêu cầu HS lấy VD cho từng vai trò - Nêu ý nghĩa của vỏ thân mềm? - HS: nêu được vỏ thân mềm dùng làm dược liệu quý như vỏ bào ngư, mai mực, dùng trang trí.... - Đối với thân mềm có lợi ta cần làm gì để bảo vệ và phát triển nguồn lợi từ thân mềm? - Tác hại + Là vật trung gian truyền bệnh. + ăn hại cây trồng. - GV: Chốt lại kiến thức - GV: Làm thế nào để hạn chế tác hại của thân mềm gây ra cho con người? GV: dựa vào kiến thức đã biết, liên hệ đến địa phương hãy chọn tên các đại diện thân mềm để ghi vào bảng 2 trang 72 SGK. - HS dựa vào kiến thức trong chương và vốn sống để hoàn thành bảng 2. - GV: chốt lại kiến thức - GV: GT hàng năm trên thế giới lượng khai thác thân mềm chiếm khoảng 60 – 70% lượng hải sản. ở Việt Nam nhiều địa phương ven biển nuôi cấy các loại thân mềm có giá trị như: Hàu, vẹm, sò huyết., ngọc trai. GV: GT thân mềm còn tham gia vào chuỗi thức ăn ở dưới nước và trên cạn, đảm bảo cho sự cân bằng sinh học trong hệ sinh thái * Liên hệ: Tại các chợ ở địa phương em có loài thân mềm nào được bán làm thực phẩm, loài nào có giá trị xuất khẩu II. Vai trò - Lợi ích: + Làm thực phẩm cho con người. + Làm thức ăn cho ĐV + Làm sạch môi trường nước. + Làm đồ trang trí, trang sức. + Có giá trị xuất khẩu. + Có giá trị về mặt địa chất + Làm dược liệu, thuốc vẽ - Tác hại: + Là vật trung gian truyền bệnh. + ăn hại cây trồng. 4. Kiểm tra đánh giá - HS làm bài tập trắc nghiệm: Lựa chọn đáp án đúng: * Câu1: Loài thân mềm nào có hại cho cây trồng và cho đời sống con người a. ốc sên, ốc bươu vàng, hà biển b. Sò ốc sên, ngao c. sò, mực, hến - Đáp án đúng: a * Câu2:Loài thân mềm nào có giá trị xuất khẩu: a.Ngao, sò, trai, ốc gạo b.Mực, sò huyết, bào ngư. c.ốc sên. sò, mực d. Hà biển, hà sông, ốc bươu vàng. - Đáp án đúng: b - Phiếu học tập số1: Bảng 1: Đặc điểm chung của ngành thân mềm: 2: Bảng 2: ý nghĩa thực tiễn của ngành thân mềm 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Chuẩn bị theo nhóm: con tôm sông còn sống, tôm chín.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_22_dac_diem_chung_va_vai_tro_cua.doc