Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 22: Thực hành quan sát một số thân mềm - Đinh Thị Hồng Phương

I.Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

 -HS xác định được các bộ phận cấu tạo của thân mềm: từ cấu tạo vỏ, cấu tạo ngoài đến cấu tạo trong.

- Quan sát cấu tạo đặc trưng của 1 số đại diện ngành thân mềm.

 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát, đối chiếu mẫi vật với tranh vẽ, thao tác sử dụng kính lúp

 3. Thái độ: Có ý thức tự giác học tập, tinh thần phối hợp giờ thực hành, rèn luyện tính cẩn thận.

II.Chuẩn bị:

 1. Giáo viên :Tranh:vỏ trên cơ thể ốc sên, cấu tạo trong của mực

 Dụng cụ:kính lúp, dao mổ. khăn lau

 Mẫu vật:Trai sông, mực mổ sẵn, mai mực, ốc sên , vỏ ốc (6 mẫu)

 2. Học sinh : Dụng cụ học tập, tập ghi bài, SGK sinh 7

 Kiến thức cũ cần ôn: Cấu tạo mực, trai sông

 Mẫu vật:1 con mực,1 con ốc sên, 2 con chem chép /1nhóm,1 bìa giấy cứng

III.Phương pháp:

- Thực hành quan sát mẫu vật đối chiếu với tranh ảnh.

- Báo cáo nhỏ của học sinh; vấn đáp, giảng giải.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 22: Thực hành quan sát một số thân mềm - Đinh Thị Hồng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Tiết : 22 THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ THÂN MỀM I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: -HS xác định được các bộ phận cấu tạo của thân mềm: từ cấu tạo vỏ, cấu tạo ngoài đến cấu tạo trong. Quan sát cấu tạo đặc trưng của 1 số đại diện ngành thân mềm. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát, đối chiếu mẫi vật với tranh vẽ, thao tác sử dụng kính lúp 3. Thái độ: Có ý thức tự giác học tập, tinh thần phối hợp giờ thực hành, rèn luyện tính cẩn thận. II.Chuẩn bị: 1. Giáo viên :Tranh:vỏ trên cơ thể ốc sên, cấu tạo trong của mực Dụng cụ:kính lúp, dao mổ. khăn lau Mẫu vật:Trai sông, mực mổ sẵn, mai mực, ốc sên , vỏ ốc (6 mẫu) 2. Học sinh : Dụng cụ học tập, tập ghi bài, SGK sinh 7 Kiến thức cũ cần ôn: Cấu tạo mực, trai sông Mẫu vật:1 con mực,1 con ốc sên, 2 con chem chép /1nhóm,1 bìøa giấy cứng III.Phương pháp: Thực hành quan sát mẫu vật đối chiếu với tranh ảnh. Báo cáo nhỏ của học sinh; vấn đáp, giảng giải. IV.Tiến trình: 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số HS, vệ sinh lớp. (1’) 2.Kiểm tra bài cũ: (kết hợp với thực hành) 3. Giảng bài mới (40’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học HĐ1:Quan sát cấu tạo vỏ thân mềm (10’) MT:Nhận diện được các chi tiết cấu tạo vỏ ốc, trai, mực, đồng thời tập điền chú thích vào tranh vẽ GV: yêu cầu HS để mẫu vật ốc sên lên một tờ giấy cứng, im lặng chờ ốc sên vươn cơ thể về phía trước di chuyển và theo dõi quan sát. GV : Trong thời gian im lặng chờ ốc sên di chuyển yêu cầu HS nhẹ nhàng quan sát vỏ ốc mặt ngoài và mặt trong, đối chiếu với hình 20.2 SGK/ 68 xác định các bộ phận của vỏ ốc. HS: tiếp tục quan sát ốc vươn mình di chuyển về phía trước, đối chiếu với hính 20.1 SGK/ 68 vẽ và chú thích vào các bộ phận tương ứng. GV: treo tranh câm hình 20.1 lên bảng yêu cầu đại diện 2 nhóm lên chỉ vào tranh xác định các bộ phận trên cơ thể ốc sên. Chấm điểm HS nào trả lời hoàn chỉnh nhất trên tranh câm.(Đặc biệt khuyến khích những HS yếu bộ môn ) GV: yêu cầu HS tiếp tục quan sát mẫu vật là con mực và đối chiếu với hình vẽ 20.3 SGK chú thích các bộ phận trên cơ thể mực. GV: hướng dẫn HS chốt lại kiến thức đúng. HĐ2: Quan sát cấu tạo ngoài trai sông (10’) MT: Xác định đúng các bộ phận về cấu tạo ngoài của trai sông GV: yêu cầu HS dùng dao mổ cắt cơ khép vỏ để mở vỏ trai quan sát cấu tạo ngoài của trai sông HS: mở vỏ trai, đối chiếu mẫu với hình 20.4 SGK /69 xác định các bộ phận cấu tạo ngoài trai sông HĐ3: Quan sát cấu tạo trong mực (20’) MT: Xác định đúng các nội quan của mực trên mẫu mổ GV: yêu cầu HS tiếp tục quan sát mẫu mổ mực đối chiếu với hình vẽ 206 SGK chú thích các bộ phận trên cơ thể của mực. GV: yêu cầu HS các nhóm tiến hành quan sát cấu tạo trong của mực trên mẫu mổ, đối chiếu với hình 20.6 SGK/ 70 xác định các bộ phận ghi vào các ô trống sao cho tương ứng với vị trí trên hình vẽ. HS : dùng kính lúp quan sát mẫu mổ mực đối chiếu với hình 20.6 SGK/70 xác định các bộ phận của mực. GV: treo tranh câm cấu tạo trong của mực và gọi đại diện 2 nhóm HS đọc chú thích các bộ phận và xác định vào tranh các bộ phận. Yêu cầu nêu được: 1:Áo, 2:Mang, 3:Khuy cài áo, 4:Tua dài, 5:Miệng 6:Tua ngắn, 7:phễu phụt nước, 8:Hậu môn, 9:Tuyến sinh dục GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh kiến thức và chấm điểm cho các em trả lời tốt. GV yêu cầu HS tiếp tục hoàn thành bảng thu hoạch theo mẫu SGK/70 HS: Cá nhân HS tự hoàn chỉnh bảng thu hoạch vào vở bài tập GV chấm điểm 5 - 10 tập có kết quả làm bài thu hoạch nhanh nhất I. CẤU TẠO VỎ 1.Cấu tạo vỏ ốc -Vỏ xoắn -Đỉnh vỏ -Phía ngoài vỏ:Lớp sừng -Bên trong vỏ:Lớp xà cừ 2.Cấu tạo mai mực -Mai mực là vỏ đá vôi tiêu giảm II.CẤU TẠO NGOÀI -Vỏ: hai mảnh -Áo, mang, ống hút, ống thoát -Chân, thân III.CẤU TẠO TRONG * Cấu tạo trong mực : -Hai tua dài, 8 tua ngắn -Một vỏ đá vôi tiêu giảm còn lại mai mực -Áo, mang -Dạ dày, ruột, gan, hậu môn -Tuyến sinh dục 4.Củng cố và luyện tập: (2’) - Chỉ vào tranh, xác định các bộ phận cấu tạo ngoài của trai sông, cấu tạo trong của mực? GV nhận xét, đánh giá tiết thực hành về : thái độ học tập, trật tự vệ sinh, kết quả TH 5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2’) *Bài cũ: -Trả lời hoàn chỉnh bảng thu hoạch *Bài mới: Chuẩn bị bài “Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm” - Ôn lại kiến thức cấu tạo trai, ốc, mực và hoạt động sống của chúng -Tìm hiểu vai trò của ngành thân mềm. - Kẻ bảng 1,2 sgk/ 72 vào bảng nhóm, dự kiến câu trả lời. - Sưu tầm vỏ trai, ốc, sò ở địa phương. - Tìm hiểu sự đa dạng của ngành thân mềm về kích thước, lối sống, môi trường sống, cấu tạo 5.Rút kinh nghiệm: SGK GV HS

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_22_thuc_hanh_quan_sat_mot_so_tha.doc