Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 24: Cấu tạo trong của chim bồ câu - Nguyễn Xuân Thùy

1.MỤC TIÊU.

 1.1. Kiến thức:

 -Biết được cấu tạo, chức năng của các cơ quan dinh dưỡng, thần kinh và giác quan của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.

 - Biết được đặc điểm tiến hoá của chim bồ câu so với thằn lằn và với ếch đồng.

 1.2. Kỹ năng:

 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức từ hình vẽ.

 - Rèn kỹ năng hoạt động thảo luận nhóm nhỏ.

 1.3. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh lòng yêu thích tìm hiểu thế giới động vật và yêu thích bộ môn.

2. TRỌNG TÂM

 - Các cơ quan dinh

3. CHUẨN BỊ

 3.1.Giáo viên :

 - Tranh “Cấu tạo trong chim bồ câu, sơ đồ hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết,bộ não chim bồ câu”

 3.2.Học sinh :

 - Dụng cụ học tập, tập ghi bài, SGK sinh 7

 - Kiến thức cũ cần ôn: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu, bộ phận nào giúp cho chim thích nghi với đời sống bay lượn.

4. TIẾN TRÌNH

 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : Lớp 7A1 .; Lớp 7A2 .; Lớp 7A3 .

 4.2. Kiểm tra miệng : ( Không có )

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 24: Cấu tạo trong của chim bồ câu - Nguyễn Xuân Thùy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 43 - Tiết : 45 Tuần dạy : 24 CẤU TẠO TRONG CỦA CHIM BỒ CÂU 1.MỤC TIÊU. 1.1. Kiến thức: -Biết được cấu tạo, chức năng của các cơ quan dinh dưỡng, thần kinh và giác quan của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn. - Biết được đặc điểm tiến hoá của chim bồ câu so với thằn lằn và với ếch đồng. 1.2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức từ hình vẽ. - Rèn kỹ năng hoạt động thảo luận nhóm nhỏ. 1.3. Thái độ: - Giáo dục học sinh lòng yêu thích tìm hiểu thế giới động vật và yêu thích bộ môn. 2. TRỌNG TÂM - Các cơ quan dinh 3. CHUẨN BỊ 3.1.Giáo viên : - Tranh “Cấu tạo trong chim bồ câu, sơ đồ hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết,bộ não chim bồ câu” 3.2.Học sinh : - Dụng cụ học tập, tập ghi bài, SGK sinh 7 - Kiến thức cũ cần ôn: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu, bộ phận nào giúp cho chim thích nghi với đời sống bay lượn. 4. TIẾN TRÌNH 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : Lớp 7A1.; Lớp 7A2..; Lớp 7A3.. 4.2. Kiểm tra miệng : ( Không có ) 4.3.Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ bài tiết của chim bồ câu. ?Cơ quan dinh dưỡng của chim bồ câu gồm có những hệ cơ quan nào? (hệ tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết ) GV: treo tranh cấu tạo trong chim bồ câu và hướng dẫn HS quan sát (chú ý các cơ quan có màu vàng nhạt), yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học ở tiết 44. Nghiên cứu và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: ?1:Hệ tiêu hoá chim gồm những cơ quan nào? (thực quản, diều, dạ dày( cơ, tuyến) ruột, huyệt, gan, tuỵ) ?2:Đặc điểm cấu tạo nào giúp chim thích nghi với đời sống bay lượn ? (xuất hiện diều trữ và làm mềm thức ăn, dạ dày có 2 loại là dạ dày cơ có thành cơ khoẻ, tuyến tiêu hoá lớn nên tốc độ tiêu hoá nhanh 2- 9 giờ. Thiếu ruột thẳng nên thải phân nhanh làm nhẹ cơ thể ) ?3: So với thằn lằn thì hệ tiêu hoá của chim tiến hoá hơn như thế nào? ( hệ tiêu hoá của chim hoàn chỉnh hơn và tốc độ tiêu hoá cũng nhanh hơn so với thằn lằn) GV: giúp HS hoàn thiện kiến thức, hướng dẫn HS tự rút ra kết luận của mục bài. GV: tiếp tục treo tranh sơ đồ hệ tuần hoàn chim, hướng dẫn HS quan sát (chú ý đặc điểm cấu tạo tim, vòng tuần hoàn máu theo chiều mũi tên) GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I.2/140 chia nhóm thảo luận trả lời 2 câu hỏi ?1: Tim bồ câu có gì sai khác so với tim thằn lằn? ?2: Ý nghĩa của sự sai khác đó? HS: quan sát tranh, nghiên cứu thông tin I.2/140, chia nhóm thảo luận trả lời câu hỏi, nhóm khác nhận xét bổ sung. GV: giảng giải sự vận chuyển máu qua 2 hệ tuần hoàn. GV: treo tranh sơ đồ hệ hô hấp chim hướng dẫn HS quan sát (chú ý đặc điểm của các túi khí ngực, bụng) GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I.3/140, thảo luận từng đôi trả lời câu hỏi: ?1:Nêu cấu tạo hệ hô hấp chim bồ câu? (phổi, khí quản, hệ thống ống khí, túi khí) ?2:Hệ hô hấp của chim bồ câu có gì khác với thằn lằn? ?3:Các túi khí tham gia vào hoạt động hô hấp của chim như thế nào?(sgk: khi bay và khi đậu) ?4:Túi khí còn có vai trò gì nữa ngoài tham gia vào hoạt động hô hấp?( làm giảm khối lượng riêng của chim và giảm ma sát nội quan khi bay) HS: nghiên cứu thông tin lần lượt trả lời từng câu hỏi, các nhóm HS khác nhận xét bổ sung và rút ra kết luận. GV: treo tranh hệ bài tiết và hệ sinh dục, hướng dẫn HS quan sát (chú ý số kượng tinh hoàn và buồng trứng của chim trống và chim mái), yêu cầu HS độc lập nghiên cứu thông tin mục I.4/141 SGK và trả lời câu hỏi: ?Đặc điểm cấu tạo hhệ bài tiết và hệ sinhh dục của chim thích nghi với đời sống bay? (Bài tiết thiếu bóng đái nên thải phân nhanh; Sinh dục thiếu một buồng trứng và ống dẫn trứng bên phải góp phần giảm nhẹ trọng lượng cơ thể ) HĐ2:tìm hiểu hệ thần kinh và giác quan của chim bồ câu GV: treo tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh sơ đồ cấu tạo não chim bồ câu (chú ý đọc kĩ chú thích các phần cấu tạo của não), yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II/141, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi ?Bộ não chim có gì khác não bò sát?( có não trước, não giữa và não sau phát triển) ?Sự khác nhau đó có ý nghĩa gì?( giúp chim thích nghi với các cử động phức tạp trong đời sống bay lượn) ?Đặc điểm giác quan của chim bồ câu? (Mắt tinh, tai rất thính giúp chim nhiều trong việc phát hiện kẻ thù hoặc tìm thức ăn) HS: nghiên cứu thông tin mục II/141 trả lời từng câu hỏi, đại diện nhóm trả lời kết quả thảo luận, các nhóm HS khác nhận xét bổ sung và rút ra kết luận. I. CÁC CƠ QUAN DINH DƯỠNG 1.Hệ tiêu hoá - Hệ tiêu hoá gồm có: ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá. + Ống tiêu hoá: miệng, hầu, thực quản, diều, da ïdày, ruột non, ruột già và hậu môn. + Tuyến tiêu hoá: dịch vị, dịch tuỵ, dịch ruột và dịch mật. -Có diều dự trữ thức ăn và thấm dịch giúp làm mềm hạt (thức ăn). -Dạ dày tuyến tiết dịch tiêu hoá, dạ dày cơ khoẻ giúp nghiền nát hạt. -Thiếu ruột thẳng, tiêu hoá và thải phân sẽ nhanh hơn giúp giảm nhẹ trọng lượng của cơ thể. 2.Tuần hoàn -Tim bốn ngăn : hai ngăn tâm nhĩ, hai ngăn tâm thất. -Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, đáp ứng nhu cầu trao đổi chất mạnh, thích nghi với đời sống bay lượn. 3.Hô hấp -Khí quản phân nhánh trong phổi thành hệ thống ống khí, một số ống khí thông với chín túi khí nằm len lỏi giữa các cơ quan. +Khi chim bay: Sự phối hợp hoạt động của các túi khí ngực và túi khí bụng làm cho không khí đi qua hệ thống ống khí trong phổi theo một chiều, khiến trong phổi không có khí đọng tận dụng được lượng ôxi trong không khí hít vào, cung cấp đủ ôxi cần cho sự bay. +Khi chim đậu : Hô hấp nhờ sự thay đổi thể tích lồng ngực. -Túi khí còn làm giảm khối lượng riêng của chim và giảm ma sát nội quan khi bay 4.Bài tiết và sinh dục * Bài tiết:Thận sau, không có bóng đái, nước tiểu thải ra ngoài cùng với phân * Sinh dục + Con đực có một đôi tinh hoàn, một ống dẫn tinh + Con cái có một buồng trứng và một ống dẫn trứng bên trái phát triển, ống dẫn trứng bên phải bị tiêu giảm. II.THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN 1.Thần kinh -Não trước, não giữa, não sau phát triển liên quan đến đời sống phức tạp, phạm vi hoạt động rộng của chim. 2.Giác quan -Mắt tinh có mi thứ ba mỏng bảo vệ mắt -Tai có ống tai ngoài, chưa có vành tai 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố Câu 1: Đặc điểm hô hấp của chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay? (-Khí quản phân nhánh trong phổi thành hệ thống ống khí, một số ống khí thông với chín túi khí nằm len lỏi giữa các cơ quan +Khi chim bay: Sự phối hợp hoạt động của các túi khí ngực và túi khí bụng làm cho không khí đi qua hệ thống ống khí trong phổi theo một chiều, khiến trong phổi không có khí đọng tận dụng được lượng ôxi trong không khí hít vào, cung cấp đủ ôxi cần cho sự bay. +Khi chim đậu : Hô hấp nhơ sự thay đổi thể tích lồng ngực -Túi khí còn làm giảm khối lượng riêng của chim và giảm ma sát nội quan khi bay) Câu 2: Dựa vào sơ đồ hệ tuần hoàn. Trình bày cấu tạo hệ tuần hoàn chim? Sự vận chuyển máu theo hai vòng tuần hoàn ? (Cấu tạo: -Tim bốn ngăn: hai tâm nhĩ, hai tâm thất -Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, đáp ứng nhu cầu trao đổi chất mạnh, thích nghi với đời sống bay * GV tóm tắt sơ đồ hai vòng tuần hoàn máu : +Vòng tuần hoàn nhỏ (Máu đỏ thẫm) Tâm thất phải phổi +O2, CO2 (Máu đỏ tươi) Tâm nhĩ trái Máu đỏ tươi +Vòng tuần hoàn lớn (Máu đỏ tươi) Tâm thất trái Cơ quan -O2 +CO2 (Máu đỏ thẫm) Tâm nhĩ phải Máu đỏ thẫm 4.5.Hướng dẫn học sinh tự học *Bài cũ: -HoÏc bài, trả lời 2 câu hỏi SGK /142 -Vẽ hình sơ đồ hệ tuần hoàn, bộ não chim vào tập học *Bài mới: -Ôn lại kiến thức cấu tạo ngoài trong chimbồ câu -Tìm hiểu một số đại diện lớp chim về cấu tạo và hoạt động sống của : đà điểu, diều, cú, chim cánh cụt, gà, vịt 5. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_24_cau_tao_trong_cua_chim_bo_cau.doc
Giáo án liên quan