Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 26, Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện - Tạ Yên Trang

1. MỤC TIÊU:

 1.1. Kiến thức :

 - Nêu được khái niệm, các đặc tính về hình thái và hoạt động của lớp hình nhện

 - Mô tả được hình thái, cấu tạo và hoạt động sống của nhện

 - Nêu được một số tập tính của lớp Hình nhện

 - Trình bày được sự đa dạng của lớp hình nhện. Nhận biết thêm một số đại diện khác của lớp hình nhện như bọ cạp, cái ghẻ, ve bò

 - Nêu được ý nghĩa thực tiển của nhện đối với tự nhiên và con người cũng như một số bệnh do hình nhện gây ra ở con người.

 1.2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sgk để tìm hiểu về các đặc điểm của lớp hình nhện

 - Rèn kĩ năng lắng nghe tích cực

 - Rèn kĩ năng hợp tác nhóm và tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp

 1.3. Thái độ :

 Giáo dục ý thức giữ vệ sinh và đồng thời biết bảo vệ các ĐV có ích của lớp hình nhện

2.TRỌNG TÂM: Các đặc điểm cấu tạo và tập tính của nhện

 Ý nghĩa thực tiển của lớp hình nhện

3.CHUẨN BỊ:

 3.1. GV : Các tranh vẽ H25.1,2,3,4,5 sgk

 3.2. HS: Xem và tìm hiểu bài trước ở nhà

 Chuẩn bị phiếu học tập

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 26, Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện - Tạ Yên Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚP HÌNH NHỆN Bài 25 - Tiết 26: Tuần dạy: 13 NHỆN VÀ SỰ ĐA DẠNG CỦA LỚP HÌNH NHỆN Ngày dạy: 12.11.2013 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức : - Nêu được khái niệm, các đặc tính về hình thái và hoạt động của lớp hình nhện - Mô tả được hình thái, cấu tạo và hoạt động sống của nhện - Nêu được một số tập tính của lớp Hình nhện - Trình bày được sự đa dạng của lớp hình nhện. Nhận biết thêm một số đại diện khác của lớp hình nhện như bọ cạp, cái ghẻ, ve bò - Nêu được ý nghĩa thực tiển của nhện đối với tự nhiên và con người cũng như một số bệnh do hình nhện gây ra ở con người. 1.2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sgk để tìm hiểu về các đặc điểm của lớp hình nhện - Rèn kĩ năng lắng nghe tích cực - Rèn kĩ năng hợp tác nhóm và tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp 1.3. Thái độ : Giáo dục ý thức giữ vệ sinh và đồng thời biết bảo vệ các ĐV có ích của lớp hình nhện 2.TRỌNG TÂM: Các đặc điểm cấu tạo và tập tính của nhện Ý nghĩa thực tiển của lớp hình nhện 3.CHUẨN BỊ: 3.1. GV : Các tranh vẽ H25.1,2,3,4,5 sgk 3.2. HS: Xem và tìm hiểu bài trước ở nhà Chuẩn bị phiếu học tập 4.TIẾN TRÌNH: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4.2 Kiểm tra miệng: Câu 1: Nêu lợi ích của lớp giáp xác và cho ví dụ cụ thể ? - Cung cấp thực phẩm : tép, tôm, cua - Là nguồn lợi xuất khẩu : Tôm - Là thức cho cá : rận nước Câu 2 : Giáp xác có hại gì và cho ví dụ cụ thể ? - Có hại cho giao thông: sun - Gây hại cho cá : chân kiếm Câu 3: Nhện thuộc lớp nào, cơ thể nhện có những phần nào ? ( Lớp Hình nhện, cơ thể có 2 phần) 4.3 Bài mới : Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Vào bài : GV: Giới thiệu về một số động vật ở lớp hình nhện và các đặc tính của chúng. Giới thiệu đại diện của lớp là con nhện HS: Ghi nhận Hoạt động 2: Tìm hiểu về đại diện lớp hình nhện (nhện) MT: Mô tả được hình thái, hoạt động và tập tính của nhện. KN: Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sgk để tìm hiểu về các đặc điểm của lớp hình nhện; lắng nghe tích cực; hợp tác nhóm và tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp GV:Cho HS quan sát H25.1, Yêu cầu : - Chú thích vào hình xác định các bộ phận của cơ thể nhện HS: Tìm hiểu tranh vẽ và trả lời câu hỏi bằng cách chú thích các bộ phận của cơ thể nhện ở hình vẽ. HS: Nhận xét và bổ sung GV: Treo bảng 1 sgk trang 82, yêu cầu HS tiến hành thảo luận nhóm lớn hoàn thành bảng trên ( cột chức năng) 4phút HS: Quan sát lại tranh và nghiên cứu thông tin, trao đổi nhóm và thống nhất ý kiến. Đại diện báo cáo, nhóm khác nhận xét và bổ sung Caùc phaàn cô theå Soá chuù thích Teân boä phaän quan saùt thaáy Chöùc naêng Phaàn Ñaàu -ngöïc 1 Ñoâi kìm coù tuyeán ñoäc Baét moài, töï veä 2 Ñoâi chaân xuùc giaùc Caûm giaùc veà xuùc giaùc vaø khöùu giaùc 3 Boán ñoâi chaân boø Di chuyeån, chaêng löôùi Phaàn Buïng 4 Phía tröôùc laø ñoâi khe thôû Hoâ haáp 5 1 loã sinh duïc Sinh saûn 6 Caùc nuùm tuyeán tô Sinh ra tô nheän GV: Thông báo đáp án đúng và cho HS tự sửa chữa kết quả của nhóm mình. Hướng dẫn HS rút ra KL: - Đặc điểm cấu tạo ngoài và chức năng các phần của cơ thể nhện như thế nào ? HS: Dựa vào kết quả thảo luận và trả lời, rút ra KL về cấu tạo cơ thể nhện GV: Cho HS quan sát tập tính chăng lưới ở nhện qua H25.2. Sau đó, yêu cầu HS sắp xếp cho đúng trìng tự chăng lưới của nhện HS: Quan sát tranh, tìm hiểu chú thích từng hình và sắp xếp đúng trình tự chăng lưới của nhện: 4-2-1-3 GV: Tiếp tục yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục b về tập tính bắt mồi - Với thao tác gợi ý trên, sắp xếp cho đúng trình tự bắt mồi ở nhện HS: Nghiên cứu kĩ thông tin và sắp xếp đúng trình tự bắt mồi của nhện: 4-2-3-1 GV : Thông báo đáp án đúng và cho HS rút ra KL về tập tính của nhện HS: Nêu ra các tập tính ở nhện Hoạt động 3: Tìm hiểu sự đa dạng của lớp hình nhện: MT: Trình bày được sự đa dạng của lớp hình nhện. Nhận biết thêm một số đại diện khác của lớp hình nhện như bọ cạp, cái ghẻ, ve bò. Nêu được ý nghĩa thực tiển của nhện đối với tự nhiên và con người cũng như một số bệnh do hình nhện gây ra ở con người KN:Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sgk để tìm hiểu về các đặc điểm của một số hình nhện khác - Lắng nghe tích cực; hợp tác nhóm và tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp GV : Cho HS quan sát lần lượt các đại diện qua các H25.3,4,5 . Yêu cầu: - Kể tên một số đại diện thường gặp ở lớp hình nhện và cho biết sơ lược về đặc điểm của chúng - Có nhận xét gì về ĐV lớp hình nhện (đa dạng : số lượng loài, lối sống, cấu tạo cơ thể) HS: Quan sát tranh vẽ, nghiên cứu thông tin và trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung GV: Nhận xét và hướng dẫn rút ra KL HS: Rút ra KL về một số đại diện khác thường gặp ở lớp hình nhện GV: Yêu cầu HS quan sát lại hình vẽ và nghiên cứu lại thông tin ở các hinh trang 84, thảo luận nhóm đôi để hoàn thành phiếu học tập bảng 2 trang 85 về ý nghĩa thực tiển của lớp hình nhện HS: Tiến hành quan sát và tìm hiển lại thông tin, trao đổi nhóm và thống nhất ý kiến. Đại diện báo cáo, nhóm khác nhận xét và bổ sung GV: Thông báo đáp án đúng Caùc ñaïi dieän Nôi soáng Hình thöùc soáng Aû h con ngöôøi kí. sinh Aên thòt Lôïò Haïi Nheän chaêng löôùi Trong nhaø, vöôøn x x Nheän nhaø Trong nhaø, töôøng x x Boï caïp Hang khoâ, kín x x Caùi gheû Da ngöôøi x x Ve boø Loâng traâu, boø x x GV: Động vật lớp Hình nhện thường gây ra bệnh gì cho người? HS: Thường gây bệnh ghẻ ở người *Giáo dục: Em cần làm gì để tránh các tác hại do lớp Hình nhện gây nên và đồng thời cũng bảo vệ các ĐV có ích lớp hình nhện ? HS:Cần có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, môi trường và có ý thức bảo vệ các ĐV có ích thuộc lớp hình nhện. Đảm bảo sự đa dạng của ĐV trong tự nhiên. *Lớp hình nhện: Là chân khớp ở cạn đầu tiên với sự xuất hiện của phổi và ống khí, hoạt động chủ yếu về đêm, thường có 4 đôi chân bò I. Nhện: 1. Đặc điểm cấu tạo: - Phân đầu ngực : + Đôi kìm có tyuến độc: Bắt mồi và tự vệ + Đôi chân xúc giác:Cảm giác về khứu giác và xúc giác + 4 đôi chân bò: Di chuyển và chăng lưới - Phần bụng : + Đôi khe thở : Hô hấp + Lỗ sinh dục: sinh sản + Núm tuyến tơ:sinh ra tơ nhện 2. Tập tính : * Chăng lưới: - Chăng dây tơ khung - Chăng dây tơ phóng xạ - Chăng các sợi tơ vòng - Chờ mồi *Bắt mồi: - Nhện ngoặm chặt con mồi, chích nộc độc - Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian - Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể con mồi - Nhện hút dịch lỏng ở con mồi II. Sự đa dạng của lớp hình nhện: 1. Một số đại diện: - Bọ cạp: Sống nơi khô ráo, hoạt động về đêm - Ve bò : Sống bám trên da trâu bò - Cái ghẻ: Kí sinh ở da người, gây bệnh ghẻ cho người * Lớp hình nhện rất đa dạng: Có số lượng loài nhiều, môi trường sống và lối sống khác nhau, tập tính phong phú 2. Ý nghĩa thực tiển: Đa số động vật lớp hình nhện đều có lợi, chúng bắt sâu bọ có hại, có một số có hại: cái ghẻ, ve bò 4.5. Câu hỏi, bài tập củng cố: Câu 1: Cơ thể nhện có mấy phần, đặc điểm từng phần như thế nào? ( Phần I- 1) Câu 2: Làm bài tập trắc nghiệm sau: Bộ phận làm nhiệm vụ bắt mồi của nhện là: Chân bò Chân xúc giác Đôi kìm Miệng 2. Câu có nội dung đúng khi nói về vai trò của ĐV lớp hình nhện: Đều gây hại cho con người Đều có lợi cho con người Phần lớn có lợi cho con người Phần lớn gây hại cho con người Câu 3: Hãy tóm tắt nội dung bài bằng bản đồ tư duy ? Kí sinh gây bệnh Làm thực phẩm,đồ trang trí,bắt sâu bọ có hại Kí sinh trên da người 4.5.Hướng dẫn học sinh tự học : * Đối với bài học ở tiết học này: - Học thuộc bài - Trả lời câu hỏi 1,2,3 sgk trang 85 - Vẽ và hoàn thành sơ đồ tư duy của bài * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Lớp sâu bọ: Châu chấu - Tìm hiểu cấu tạo chấu chấu như thế nào? - Sự di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản phát triển châu chấu so với tôm sông ? 5. RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_26_bai_25_nhen_va_su_da_dang_cua.doc